Đại dịch, sống khác để trưởng thành

Thay đổi chính bản thân mình, giúp mình vững vàng hơn, từ đó giúp  những người xung quanh lạc quan hơn để đương đầu và vượt qua sóng gió là thông điệp mà cuốn sách “Đi qua hai mùa dịch” gửi gắm.

Đi qua hai mùa dịch là cuốn sách với câu chuyện của tác giả Dy Khoa – một chàng trai 11 năm trước dương tính với cúm A/H1N1. Trong đợt giãn cách xã hội vì dịch COVID- 19, một lần nữa sống lại cảm giác của dịch bệnh và những thay đổi của cuộc sống, Dy Khoa bắt tay viết Đi qua hai mùa dịch.
Dai dich, song khac de truong thanh
Cuốn sách Đi qua hai mùa dịch được viết rất nhanh chỉ trong vòng hai tuần đã hoàn thành. 
Ngay từ những trang đầu giới thiệu của cuốn sách Đi qua hai mùa dịch, Dy Khoa chia sẻ: 11 năm trước, tôi bị sốt rất cao và được yêu cầu nhập viện ngay khi đến khám tại bệnh viện đa khoa của tỉnh. Mẹ thì khóc nức nở. Tôi hồn nhiên vô lo. 11 năm sau, COVID-19 ảnh hưởng đến mọi người. Xung quanh là những âu lo. Tôi trưởng thành hơn và biết suy nghĩ nhiều hơn. Tôi của 11 năm đã khác rất nhiều. 
Đi qua hai mùa dịch chia thành hai phần: dịch bệnh 11 năm trước và câu chuyện khi dịch COVID-19 xảy đến.
Phần đầu là các bài viết về chính tác giả, từng là bệnh nhân dương tính với virus cúm A/H1N1, được kể khá chi tiết từ khi anh có biểu hiện sốt đến khi được xuất viện.
Thời điểm dịch bệnh 11 năm trước, truyền thông và mạng xã hội chưa phát triển như bây giờ, thông tin về bệnh chưa được phổ biến đầy đủ, nên người chẳng may mắc bệnh có tâm lý hoang mang hơn rất nhiều. Dy Khoa kể về những giọt nước mắt của mẹ, sự lo lắng khi Khoa được đưa vào khu vực cách ly...
Ở phần thứ hai, tác giả lắng nghe tâm sự từ mọi người về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến cộng đồng. Có những người bị mất thu nhập, có những người phải nhập viện vì mắc virus SARS-CoV-2, có những người phải vào khu cách ly.
Cuộc sống dường như bị bao quanh bởi sự căng thẳng, lo âu. Từ sự trưởng thành của bản thân, thông qua ghi chép về những diễn biến, ảnh hưởng của người dân trong đại dịch dưới góc nhìn tích cực, Dy Khoa truyền tải những thông điệp lạc quan, cổ vũ mọi người vượt qua đại dịch. 
Dai dich, song khac de truong thanh-Hinh-2
Đi qua hai mùa dịch  như một người đang khỏe mạnh, sẵn lòng cúi xuống, chìa tay ra với những người cần được lắng nghe, cần được yêu thương. 
Tác giả cho biết: Nhìn vào nhịp sống bị đảo lộn vì dịch COVID-19, tôi nhận ra, suy nghĩ lạc quan là điều tối quan trọng đối với mỗi chúng ta. Sự bi quan chỉ có thể dẫn tới những hệ lụy không tốt cho cuộc sống và sức khỏe. Và, để vượt qua nó, cần xác định mỗi thử thách trong cuộc sống sẽ là bài học để lớn hơn và trưởng thành hơn. 
Có thể nói Đi qua hai mùa dịch, giống như một cái bắt tay đầy sẻ chia, cảm thông của một người trong cuộc đã từng trải qua hai đợt dịch bệnh căng thẳng và đầy lo âu. Hơn cả, cuốn sách giống như một người đang khỏe mạnh, sẵn lòng cúi xuống, chìa tay ra với những người cần được lắng nghe, cần được yêu thương.
"Cuộc sống luôn cho ta những bất ngờ mà chính ta không bao giờ biết được. Luôn bình tĩnh và sẵn sàng đón nhận cơ hội. Với tôi, cơ hội không bao giờ đến lần hai, biết nắm bắt cơ hội rồi suy nghĩ cách thích nghi. Dĩ nhiên cũng cần tự rèn giũa để bản thân trưởng thành hơn mỗi ngày". Đây chính là thông điệp mà tác giả trẻ Duy Khoa mong muốn truyền tải đến độc giả trong mùa dịch.
Tác giả Dy Khoa, tên thật là Nguyễn Hoàng Anh Khoa, có gần 10 năm làm việc trong lĩnh vực báo chí và truyền thông tại TP Hồ Chí Minh. Tên của Anh cũng khá quen thuộc trong cộng đồng đam mê xê dịch thông qua các câu chuyện và góc nhìn khác biệt. 

Mời độc giả xem video: Cá tai tượng chiên xù. Nguồn: THDT.

Khởi nghiệp 4.0: Vấp ngã để tiến nhanh, giàu bền vững

Đừng ngại vấp ngã, khi có tài và chiến lược cụ thể, bạn hoàn toàn có thể làm chủ cuộc đời mình. Mô hình kinh doanh tự chủ sẽ mở ra cho bạn con đường để đạt được thành công. Đây chính là thông điệp của cuốn "Khởi nghiệp 4.0".

Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ đã làm thay đổi cả thế giới, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới mẻ. Ngược lại, nhiều loại hình công việc cũng biến mất. Điều này làm cho những người trẻ loay hoay, lúng túng, vấp ngã và gặp khó khăn trong hành trình kiến tạo sự nghiệp. Không ít người đã thất bại.
Khoi nghiep 4.0: Vap nga de tien nhanh, giau ben vung
 Bạn có tài và có chiến lược cụ thể, bạn hoàn toàn có thể làm chủ cuộc đời mình. Đây là thông điệp mà cuốn sách muốn truyền tải đến độc giả.
Trong cuốn sách "Khởi nghiệp 4.0: Bí quyết kinh doanh thông minh trong cuộc cách mạng 4.0", tác giả Dorie Clark, với kinh nghiệm của một nhà tư vấn marketing chiến lược và chuyên gia xây dựng thương hiệu, đã xóa tan những lo âu mà người trẻ đang gặp phải.

Chuyện cầu Trường Tiền với 3 lần bị sập và đổi nhầm tên Tràng Tiền

Trường Tiền là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây. Tuy nhiên, đây cũng là cây cầu bị gãy nhịp nhiều nhất Việt Nam.

Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien
Mùa thu năm 1896, vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt Trường Tiền và nhấn mạnh: "Nay theo lời Cơ Mật viện tâu nói phía trước sông Hương là quan lộ, nghĩ nên làm một chiếc cầu sắt để tiện thông hành, duy vì phí tổn rất lớn nên còn phải chờ tính toán trù biện”. 
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-2
 Lúc bấy giờ việc xây cầu qua sông Hương không dễ dàng vì đây vốn là dòng sông duyên dáng, tình tứ.
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-3
 Các nhà thi công đứng trước thử thách, làm sao có cây cầu bắc qua sông, tạo thuận lợi cho người dân qua lại nhưng cần hết sức tránh xây một công trình quá thô ráp sẽ làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên.
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-4
Một năm sau khi vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt, tháng 4/1897, Toàn quyền Đông Dương Doumer đến Huế và bàn bạc với triều đình tập trung đầu tư để có công trình bền vững lâu dài. 
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-5
 Nhà vua sai bộ Hộ trích giao 190.000 đồng, số còn thiếu do phía Pháp giúp đỡ. Việc thi công cầu được giao cho hãng Eiffel.
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-6
 Khi cầu Trường Tiền khởi công, vua Thành Thái là người đặt viên đá đầu tiên. Sau hai năm, cây cầu hình chiếc lược ngà (bán nguyệt).
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-7
Cầu Trường Tiền được xây dựng theo kỹ thuật của phương Tây với kết cấu thép. Toàn bộ vật liệu đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Cây cầu có chiều dài 402.60m, chiều cao là 5.45m, chiều rộng 6m gồm 6 nhịp đầm thép, mỗi nhịp có khẩu độ là 67m. 
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-8
 Cầu được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gô-tích do Gustave Eiffel – vị kiến trúc sư tạo nên tháp Eiffel, tượng nữ thần tự do thiết kế.
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-9
 Lúc đầu mới xây, cầu Trường Tiền Huế không có lối đi dành cho người đi bộ. Mặt cầu lúc đó cũng chỉ được lát bằng ván lim.
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-10
Sau 5 năm sử dụng, cầu đã bị xô đổ bởi một cơn bão vào năm 1904 và bị rơi 4 nhịp cầu xuống dòng sông Hương. Năm 1906, cầu được trùng tu hoàn thiện. Lúc này, mặt nền cây cầu đã được đổ bê tông chắc chắn thay nền gỗ được làm trước đó. 
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-11
Năm 1946, cầu lại bị sập một lần nữa do bom mìn của chiến tranh. Sau đó hoàn thành sữa chữa cho đến năm 1953. Trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, cầu bị sập lần thứ 3. 
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-12
 Mãi sau khi hòa bình, cầu mới được trùng tu trong vòng 5 năm (1991-1995). Trong đợt sửa chữa này, cầu có những sự thay đổi quan trọng. Trước đây cầu được phủ màu ghi xám nhưng lần đó đã được đổi sang sơn màu nhũ bạc.
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-13
Không chỉ 3 lần bị sập, cầu Trường Tiền còn bị gọi nhầm là Tràng Tiền. Năm 1995, đơn vị trùng tu cây cầu đã tự ý đặt cái bảng tên cầu Tràng Tiền ngay đầu cầu. Và hai cái tên Trường Tiền, Tràng Tiền cứ suốt một thời gian dài gây tranh cãi.
Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-14

Chính quyền sau đó đã đặt lại bảng tên là Trường Tiền, trả lại với ý nghĩa: Chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt là Trường Tiền của nhà Nguyễn và phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899.

Chuyen cau Truong Tien voi 3 lan bi sap va doi nham ten Trang Tien-Hinh-15
Ngày nay Cầu Trường Tiền là một biểu tượng của Huế.