Đại biểu Dương Trung Quốc tâm tư vụ Đồng Tâm: Dùng chữ “đầu thú” không ổn

(Kiến Thức) - “Tôi nghĩ dùng chữ "đầu thú" là không ổn”, Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu liên quan tới vụ Đồng Tâm tại hội trường Quốc hội sáng nay. 

Sáng nay (2/11), thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và phân bổ ngân sách Nhà nước, Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) đã nhắc lại sự kiện xảy ra ở Đồng Tâm đã được đề cập ở kỳ họp trước.
Ông cho rằng cần nhìn nhận đó là một cuộc khủng hoảng về lòng tin chứ không nên thuần tuý là một vụ án hình sự và Quốc hội, các cơ quan Chính phủ phải hết sức quan tâm. Đó là những khiếu khiếu nại của người dân không được quan tâm xem xét kịp thời, để đến mức tích tụ lại.
Theo ông Quốc, đến nay dù Hà Nội và Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao trong việc giải quyết vụ việc Đồng Tâm, nhưng đã 2 tháng rưỡi nay kể từ khi người dân Đồng Tâm có kiến nghị liên quan kết luận của Thanh tra Hà Nội nhưng chưa vẫn chưa có cơ quan nào trả lời, kể cả Thanh tra Chính phủ. Liệu chúng ta có lặp lại chuyện cũ hay không?
Dai bieu Duong Trung Quoc tam tu vu Dong Tam: Dung chu “dau thu” khong on
 Đại biểu Dương Trung Quốc. Nguồn ảnh: PLO
Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết cuối tháng 6/2017, bản thân ông đã viết thư gửi 7 vị lãnh đạo cao nhất của Trung ương và Hà Nội nhưng duy nhất chỉ có Thủ tướng Chính phủ trả lời.
Trong thư, ông nêu câu hỏi của rất nhiều cử tri nhờ đại biểu đặt ra là sao một lực lượng tinh nhuệ nhất được đào tạo huấn luyện tốt nhất lại "bị bắt", "bị giữ" như cách nói của cơ quan có trách nhiệm?. Câu trả lời duy nhất là vì họ vẫn giữ được phẩm chất của chiến sĩ công an nhân dân, không coi nhân dân là kẻ thù và họ chấp nhận giải pháp như vậy.
Nêu quan điểm tán thành việc thượng tôn pháp luật phải xử lý đến cùng khi đã khởi tố những người dân ở Đồng Tâm vi phạm pháp luật nhưng ông Dương Trung Quốc đặt câu hỏi vì sao đến nay những cán bộ công an đánh dân, giữ dân bất hợp pháp vẫn đứng ngoài pháp luật? Theo ông, điều này gây bức xúc cho người dân.
“Hơn thế nữa, gần đây các cơ quan thực thi pháp luật kêu gọi những người liên quan đến việc bắt giữ ấy ra "đầu thú". "Tôi nghĩ dùng chữ "đầu thú" là không ổn. Chúng ta mất đi ngôn ngữ đối thoại với dân rồi sao? Ai cũng có thể hình dung được rằng để bắt và giữ được lực lượng ấy chắc chắn không phải là một vài người kích động, không phải chỉ một số ít mà là hàng trăm, hàng nghìn người, cả phụ nữ, người già, trẻ em... Chúng ta có phải coi đó là những người phải "đầu thú" hay không? Tại sao dùng chữ với dân, nghe dân, gạn lọc thông tin lại có thể xử lý như vậy”, Đại biểu Dương Trung Quốc tâm tư.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng qua vụ việc Đồng Tâm, bài học kinh nghiệm cần rút ra là các cơ quan pháp luật phải trả lời khiếu nại của người dân một cách kịp thời, có trách nhiệm.

Thanh tra Chính phủ phản hồi về tranh luận vụ Đồng Tâm

Tổng Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Quốc hội liên quan tranh luận của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã Đồng Tâm.

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về 3 vụ khiếu nại, tố cáo mà đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) tranh luận cho rằng liên quan đến trách nhiệm của Tổng Thanh tra.

Trước đó, tại hội trường Quốc hội chiều 9/6, ngay sau phần giải trình của Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng giơ biển đăng ký tranh luận.

Đại biểu Nhưỡng cho hay tính từ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV tới nay, ông đã giám sát các hoạt động của Thanh tra Chính phủ và thấy rằng đơn vị này "thiếu quyết liệt, chậm đổi mới, kém hiệu quả".

Đại biểu tỉnh Bến Tre dẫn chứng trong chương trình giám sát ông ghi vào bảng hàng ngày hiện có 3 vụ nổi cộm, đáng chú ý là vụ Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).
Thanh tra Chinh phu phan hoi ve tranh luan vu Dong Tam
 Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu giải trình, làm rõ một số ý kiến của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn .
Theo đại biểu Nhưỡng, nguyên nhân sâu xa của vụ việc vì câu chuyện giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân không đến nơi đến chốn. Cuối cùng, Chủ tịch UBND Hà Nội đã vào giải quyết và Hà Nội ra quyết định thanh tra toàn bộ đất đai Sân bay Miếu Môn.

"Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng an ninh nhưng tôi chưa thấy Thanh tra Chính phủ có ý kiến về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng lẽ ra Tổng thanh tra phải tham mưu để Chính phủ vào cuộc. Và ở chỗ này đồng chí không cho rằng một trong những nguyên nhân vụ việc ở Đồng Tâm thuộc về hệ thống thanh tra", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Về tranh luận này, báo cáo của Tổng Thanh tra nói rõ: Năm 2016, khi nhận được đơn, Ban Tiếp công dân Trung ương đã tiếp dân, đồng thời có văn bản gửi UBND Hà Nội để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Khi công dân có đơn khiếu nại lần 2, Phó tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh có văn bản đề nghị UBND Hà Nội báo cáo tình hình, diễn biến vụ việc.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu TP Hà Nội có biện pháp xử lý thích hợp để ổn định tình hình, tránh xảy ra điểm nóng. "Giao Cục Địa bàn phối hợp chặt chẽ với UBND Hà Nội trong quá trình xử lý vụ việc”, báo cáo nêu rõ.

Đến khi nhận được thông tin công dân xã Đồng Tâm bức xúc, giữ 38 cán bộ thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Chính phủ đã cử Phó cục trưởng cùng cán bộ nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội.

Theo đó, đoàn công tác Thanh tra Chính phủ đã cùng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chúng đối thoại với công dân tại huyện Mỹ Đức ngày 20/4, tại xã Đồng Tâm ngày 22/4.

"Sau khi Thanh tra Hà Nội kết thúc thanh tra trực tiếp, Thanh tra Chính phủ tiếp tục cử một Phó cục trưởng cùng cán bộ nghiệp vụ tham gia ý kiến đối với kết quả thanh tra tại các cuộc họp ngày 1/6, ngày 7/6", Thanh tra Chính phủ cho hay.

Hiện, Hà Nội đang hoàn chỉnh kết luận thanh tra để báo cáo Thủ tướng. Thanh tra Chính phủ cho biết thêm sẽ tiếp tục phối hợp với UBND Hà Nội để giải quyết những vấn đề liên quan, nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Người Đồng Tâm mong kết luận thanh tra đất đai công minh

Ông Lê Đình Kình cho biết người dân Đồng Tâm (Mỹ Đức) mong UBND Hà Nội có kết luận thanh tra công minh để giải quyết thấu đáo vấn đề đất đai tại địa phương.

Khác với thường lệ, hơn 23h ngày 6/7, ông Lê Đình Kình (82 tuổi, nguyên Bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm) và nhiều người dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn chưa ngủ.