Đại biểu đề nghị có chiến lược hồi hương cổ vật

Đại biểu Thượng tọa Thích Đức Thiện (đoàn Điện Biên) đề nghị Chính phủ cần có chiến lược hồi hương cổ vật, đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước.

Sáng 26/6, tiếp tục Chương lập pháp tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã tiến hành thảo luận dự Luật Di sản văn hoá (sửa đổi).
Ngăn chặn nạn chảy máu cổ vật ra nước ngoài
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Thích Đức Thiện (đoàn Điện Biên) đánh giá, Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi lần này được đánh giá là có nhiều điểm mới về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phù hợp với thực tiễn hiện nay hướng tới phát triển công nghiệp văn hóa và phù hợp với công ước của UNESCO.
Dai bieu de nghi co chien luoc hoi huong co vat
 Đại biểu Thích Đức Thiện (đoàn Điện Biên).
Quan tâm tới quy định đăng ký di vật, cổ vật tại điều 39 dự thảo Luật: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với Sở VHTTDL nơi thường trú, đại biểu cho rằng, việc quy định đăng ký di vật, cổ vật là hết sức cần thiết. Qua đó, chúng ta có thể quản lý, nhận diện qua mã số; hình thành bộ dữ liệu di sản; quản lý việc trao đổi, mua bán di vật, cổ vật; ngăn ngừa vấn nạn đánh cắp di vật, cổ vật trong các di tích. Đồng thời, cũng như ngăn chặn nạn chảy máu cổ vật ra nước ngoài.
Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần quy định mối liên hệ ràng buộc, chặt chẽ giữa việc đăng ký di vật, cổ vật với lợi ích, quyền lợi của chủ sở hữu khi tham gia vào thị trường trao đổi, mua bán, trưng bày các di vật, cổ vật được đăng ký. Có như vậy thì việc khuyến khích đăng ký mới có hiệu quả.
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần có chiến lược hồi hương cổ vật, đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước.
"Để thực sự khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát hiện, mua, hiến tặng, chuyển giao cho Nhà nước di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước thì dự thảo Luật cần tính đến việc quy định miễn các loại thuế, phí liên quan cho các di vật, cổ vật được hồi hương về nước không vì mục đích trao đổi, mua bán, kinh doanh kiếm lời. Có như vậy mới thực sự thu hút nguồn lực cho hồi hương cổ vật về nước", đại biểu nêu quan điểm.
Bổ sung quy định hỗ trợ "báu vật nhân văn sống" 
Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nghệ nhân được quy định tại Điều 13 của dự thảo Luật lần này.
Dai bieu de nghi co chien luoc hoi huong co vat-Hinh-2
Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh).
Theo đại biểu Trần Thị Vân, nghệ nhân được ví như báu vật nhân văn sống, sợi dây níu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và là người giữ lửa cho di sản. Tuy nhiên, Luật Di sản văn hóa (2001) chưa quy định chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, đến năm 2009, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa quy định tại Điều 26, trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và ưu đãi đối với nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn.
Đến năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2015/NĐ-CP về hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Nhưng theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Di sản Văn hóa, từ khi Luật được ban hành đến nay chỉ có 20/1881 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu được hưởng chế độ này.
Đồng thời, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách cùng nghệ nhân Nhân dân và nghệ nhân ưu tú vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Liên quan đến chế độ hỗ trợ mai táng đối với nghệ nhân khi qua đời, đại biểu Trần Thị Vân cho rằng việc ban hành chế độ này là cần thiết nhằm ghi nhận, công lao, đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân đối với các di sản văn hóa.
Cũng góp ý về nội dung mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước, đại biểu Sùng A Lềnh (đoàn Lào Cai) cho hay, khoản 5 Điều 49 quy định: "5. Trường hợp di vật, cổ vật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định, đề xuất phương án thu hồi, mua ở nước ngoài về nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án thu hồi hoặc dùng ngân sách Nhà nước mua, đưa về Việt Nam và di vật, cổ vật được tổ chức, cá nhân mua, đưa về Việt Nam nhằm mục đích lưu giữ, trưng bày không vì mục đích lợi nhuận hoặc hiến tặng cho nhà nước thì được hưởng chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế, phí liên quan khác”.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 47 của Hiến pháp, vấn đề về thuế phải quy định trong luật, hiện nay thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác đang được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành. Theo đại biểu, quy định nêu trên của dự thảo Luật chưa rõ. Do đó, cần làm rõ nội hàm chính sách của quy định nêu trên để có quy định cụ thể bảo đảm tính khả thi...

Hôm nay, Quốc hội chất vấn Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh

Ngày 4/6, Quốc hội bắt đầu chất vấn với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh. Đây là lần đầu tiên ông Khánh ngồi "ghế nóng".

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay, 4/6. các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn đầu tiên với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc KhánhThời gian trả lời chất vấn của ông Khánh từ 8h10 sáng 4/6 đến 14h20 chiều cùng ngày.
Hom nay, Quoc hoi chat van Bo truong TN&MT Dang Quoc Khanh
 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đăng đàn trả lời chất vấn hôm nay, 4/6. Ảnh: Chính phủ.

ĐBQH đề nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra cháy

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần có biện pháp xử lý rốt ráo trách nhiệm của chính quyền địa phương nếu nguyên nhân cháy bắt nguồn từ sự buông lỏng, “làm ngơ”.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống sáng 17/6 bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, cùng với việc chỉ ra, quy trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ cháy liên tiếp, cần có biện pháp xử lý rốt ráo thì mới đạt được hiểu quả.
DBQH de nghi xu ly trach nhiem nguoi dung dau de xay ra chay
 Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 17/6. Ảnh: Mai Loan.

ĐBQH: Thành công của các kỳ họp Quốc hội không thể thiếu đóng góp của báo chí

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu khẳng định, thành công của các kỳ họp của Quốc hội không thể thiếu vai trò của báo chí.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội với Báo Tri thức và Cuộc sống, các đại biểu khẳng định, báo chí có vai trò quan trọng trong việc đưa tiếng nói của Nghị trường tới cử tri và Nhân dân cả nước.
Cử tri cả nước hiểu hơn hoạt động Quốc hội nhờ báo chí