ĐBQH đề nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra cháy

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần có biện pháp xử lý rốt ráo trách nhiệm của chính quyền địa phương nếu nguyên nhân cháy bắt nguồn từ sự buông lỏng, “làm ngơ”.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống sáng 17/6 bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, cùng với việc chỉ ra, quy trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ cháy liên tiếp, cần có biện pháp xử lý rốt ráo thì mới đạt được hiểu quả.
DBQH de nghi xu ly trach nhiem nguoi dung dau de xay ra chay
 Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 17/6. Ảnh: Mai Loan.
Rà soát mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh, nâng cao ý thức người dân
Trong ngày 16/6, liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy nhà dân tại thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bà có suy nghĩ gì khi đọc những tin tức như thế này?
Mỗi khi có một vụ cháy xảy ra ở nhà dân thì tôi đều cảm thấy rất đau buồn, bởi thường đi liền với thiệt hại về người. Dư luận còn chưa hết bàng hoàng với những vụ cháy gần đây thì giờ lại tiếp tục xảy ra hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng. Sự việc xảy ra ngay trong lúc Hà Nội đang nỗ lực rà soát cũng như có các phương án khắc phục … là điều rất đau lòng.
Trong lúc chờ sự hoàn thiện những quy định về luật, theo bà, cần giải pháp trước mắt nào để ngăn ngừa những vụ cháy thương tâm như vậy?
Có thể thấy, các vụ cháy gần đây thường xảy ra ở các chung cư mini, các khu nhà trọ rẻ tiền, chưa đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cũng như quy định phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất rất dễ xảy ra cháy.
Thực tế, ở các đô thị Việt Nam, hầu hết mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn, nhất là kinh doanh các mặt hàng dễ cháy. Điều nguy hiểm là hết ngày làm việc, người thuê sẽ về, chủ nhà không kiểm tra bởi không thuộc quyền quản lý của mình nữa. Khi xảy ra cháy ở tầng 1 (tầng cho thuê kinh doanh), lửa sẽ bốc lên, những người sinh sống ở tầng trên gần như không có chỗ thoát thân.
Cho nên, theo tôi, giải pháp cấp bách trước mắt là cần rà soát các mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh, bắt buộc tiêu chí về phòng cháy, chữa cháy. Cùng với đó, cần nâng cao ý thức người dân. Theo tôi, đây là giải pháp rất quan trọng. Chúng ta dù có bao nhiêu quy định, hạ tầng dù tốt thế nào nhưng người dân không chấp hành thì cháy vẫn xảy ra.
Theo đó, cần bắt buộc có tập huấn cho cả chủ nhà lẫn hộ thuê để kinh doanh về phòng cháy chữa cháy.
Không xử lý rốt ráo trách nhiệm sẽ không hiệu quả
Nhiều ý kiến cho rằng, để xảy ra các vụ cháy liên tiếp có trách nhiệm của chính quyền địa phương. Quan điểm của bà thế nào?
Trong thời gian vừa qua, sau khi xảy ra vụ cháy ở chung cư mini, các cơ quan chức năng đã và đang rất tích cực trong khâu rà soát các nhà dân cũng như cơ sở kinh doanh cũng như nhà dân có đảm bảo về phòng cháy chữa cháy.
DBQH de nghi xu ly trach nhiem nguoi dung dau de xay ra chay-Hinh-2
Hiện trường vụ chảy xảy ra ở phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội khiến 4 người tử vong.
Như tôi đã nói, cháy có rất nhiều nguyên nhân, nếu nguyên nhân các điều kiện về phòng cháy chữa cháy không đảm bảo tiêu chuẩn để khi lửa bùng phát người ta không dập được ngay, và chí là không có lối nạn, thoát hiểm khiến các nạn nhân thiệt mạng thì chúng ta phải rà soát nguyên nhân là do chính quyền địa phương vẫn còn đang buông lỏng.
Bởi tất cả các tiêu chuẩn trên đều giao cho chính quyền địa phương, từ cấp phép xây dựng thẩm định các điều kiện… Vậy để những cơ sở chưa đủ điều kiện hoạt động thì trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu?
Ví dụ, vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân (Hà Nội) khiến 56 người thiệt mạng năm ngoái cũng là do xây dựng sai phép. Ban đầu chỉ xin xây dựng nhà ở của người dân với số tầng nhất định được cho phép nhưng sau đó chia thêm tầng và thành chung cư mini. Như vậy chính quyền và địa phương liệu có biết hay không, hay là biết nhưng có sự làm ngơ?
Nhưng điều quan trọng, cùng với quy trách nhiệm, phải có sự xử lý rốt ráo, chứ không phải chỉ chỉ ra do xây dựng sai phép, do chính quyền địa phương còn buông lỏng… rồi thôi thì không có hiệu quả.
Nếu địa phương không quyết liệt trong khâu quản lý nhà nước và khâu rà soát thẩm định thì chúng ta chỉ cứ tuyên truyền rồi mọi việc lại như cũ.
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một cán bộ nào đứng ra nhận trách nhiệm trong việc liên tiếp để xảy ra các vụ cháy. Theo bà, cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu có cần phải chịu trách nhiệm cao nhất, trong đó có việc từ chức khi để xảy ra những vụ việc tương tự?
Theo Quy định 144-QĐ/TW năm 2024 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới có nêu rõ, cán bộ, đảng viên “thực hiện văn hoá từ chức khi không đủ khả năng, uy tín”.
Chúng ta nói nhiều đến tình trạng cán bộ còn vô trách nhiệm, còn thờ ơ, còn chây ì, thậm chí né tránh trách nhiệm, ngại khó, ngại khổ... Trong mấy năm gần đây báo cáo của chính phủ thường nhắc đến, thậm chí nhiều báo cáo của bộ ngành đều nhắc đến tình trạng này nhưng dường như chúng ta chưa có một liều thuốc thực sự hữu hiệu để khắc phục.
Một chi bộ cuối năm đảng viên nào cũng hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, một cơ quan năm nào cũng có công chức hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng rồi công việc cứ không trôi, còn nhiều khó khăn, vướng mắc…
Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Theo tôi, nằm ở việc đánh giá cán bộ, công chức. Mỗi đảng viên và chính mỗi công chức, viên chức cần xem lại cách đánh giá đã khách quan, công tâm chưa, hay “dĩ hòa vi quý”?
Tất cả các quy định chúng ta đã có, thậm chí những quy định về đánh giá công chức, viên chức và đánh giá đảng viên hàng năm đều rất chặt chẽ, 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ là phải nghỉ việc.
Nhưng chính vì cách đánh giá như vậy, chúng ta không xử lý được cán bộ. Bởi việc xử lý lại phải căn cứ vào kết quả đánh giá. Để khắc phục, chúng ta cần phải thực hiện nghiêm việc này.
Trân trọng cảm ơn bà!

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 17/6/2024 về vụ cháy nhà dân tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội và phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo công tác phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cháy, nổ đối với các đối tượng, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, nhất là nhà ở có nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà cho thuê, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, các phương tiện, thiết bị sử dụng điện..., báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/7/2024.

Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương nếu để các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy và để xảy ra các vụ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Mời quý độc giả xem video đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi về giải pháp ngăn ngừa những vụ cháy thương tâm. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

 

ĐBQH: Vụ cháy quá đau lòng, đừng để tai nạn lại mới rút kinh nghiệm

Bày tỏ sự đau buồn về vụ cháy ở Hà Nội, ĐB Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần chú ý nhiều hơn tới phân khúc nhà ở xã hội cho thuê và đừng để cháy lại mới rút kinh nghiệm.

Trò chuyện với PV Báo Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) bày tỏ sự đau buồn.
“Khi tôi mở thông tin báo chí sáng nay, thì gặp ngay thông tin về vụ cháy ở Trung Kính, có thể nói là quá đau buồn. Chúng ta đã nói rất nhiều đến các vụ cháy và nguy cơ xảy ra cháy ở các khu nhà trọ cho thuê, các chung cư mini ở đô thị lớn, trong đó có Hà Nội. Những vụ cháy không chỉ thiêu trụi tài sản của người dân mà còn khiến cho rất nhiều người tử vong, rất thương tâm”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ.

Phó Thủ tướng: Đang có giải pháp đa dạng hóa công nghiệp điện

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thông tin, hiện đang xây dựng, ban hành nghị định để mọi người dân có điện mái nhà có thể cung cấp nguồn điện tự sản, tự sinh cho tiêu dùng.

Người dân có thể cung cấp nguồn điện tự sản, tự sinh cho tiêu dùng
Chất vấn Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vào sáng 6/6, đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An) cho biết, thời gian gần đây có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam, trong đó có những dự án công nghệ cao, sản xuất chip bán dẫn. Tuy nhiên, một trong những vấn đề các nhà đầu tư quan ngại là việc đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt là cung ứng điện qua cơ chế mua bán điện tái tạo trực tiếp.
Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết thực trạng cung ứng điện phục vụ sản xuất hiện nay, trong đó có phục vụ các dự án tiềm năng và ảnh hưởng thế nào đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua và giải pháp trong thời gian tới. 
Pho Thu tuong: Dang co giai phap da dang hoa cong nghiep dien
 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: QH.
Trả lời đại biểu, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho hay, đây là vấn đề Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong  năm 2023, nước ta có giai đoạn thiếu điện cục bộ ở một số địa phương miền Bắc, gây ảnh hưởng sản xuất.