Đại án OceanBank: Các luật sư cố cứu Nguyễn Xuân Sơn khỏi án tử

(Kiến Thức) - “Việc quy buộc Sơn vội vàng vô hình chung đã giải thoát cho những đối tượng nhận tiền của Nguyễn Xuân Sơn”, luật sư nói tại phiên tòa OceanBank sáng nay.

Sáng nay (23/9), TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử đại án OceanBank với một trong những diễn biến đáng chú ý là việc các luật sư nỗ lực bào chữa cố cứu Nguyễn Xuân Sơn khỏi án tử hình.
Theo VOV, mở đầu phiên xử, luật sư Nguyễn Minh Tâm – bào chữa cho Nguyễn Xuân Sơn đưa quan điểm rằng - trong bài bào chữa của nhóm luật sư ngày 14/9 đã nhận định là VKS đã không chứng minh tội phạm mà suy đoán theo tư duy áp đặt gây bất lợi cho Nguyễn Xuân Sơn – cựu TGĐ Oceanbank.
Dai an OceanBank: Cac luat su co cuu Nguyen Xuan Son khoi an tu
 Luật sư Tâm tại tòa sáng nay. Nguồn ảnh: VOV
Năm 2011-2014, Sơn không còn ở Oceanbank nhưng để quy buộc chủ thể phạm tội, VKS lại cho rằng: “Trước đó Sơn đã bàn bạc trao đổi chi lãi ngoài. Bởi vậy, do không còn ở ngân hàng nhưng Sơn vẫn phải chịu trách nhiệm”. Như vậy, luật sư Tâm cho rằng phần đối đáp chưa thỏa mãn.
Ông Tâm cho hay, công tố chưa đối đáp lại vấn đề mà nhóm luật sư bào chữa cho Nguyễn Xuân Sơn đưa ra là việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhập vụ án liên quan đến số tiền Sơn khai đưa Ninh Văn Quỳnh, Vietsovpetro, BSR… vì số tiền phát sinh này không thể tách rời những người liên quan đến hành vi của Nguyễn Xuân Sơn. Việc quy buộc Sơn vội vàng vô hình chung đã giải thoát cho những đối tượng nhận tiền của Nguyễn Xuân Sơn.
“Nếu quá trình điều tra 3 vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản vừa mới khởi tố tại Vietsovpetro, BSR, PVEP là đúng sự thật trong khi Sơn bị xét xử tuyên án tử hình thì giải quyết hậu quả của sai lầm này thế nào? Đây là điều chúng tôi băn khoăn, trăn trở”, luật sư nói.
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Danh Tín – cùng trong nhóm LS bào chữa cho Nguyễn Xuân Sơn đưa quan điểm, số tiền 246 tỷ đồng Hà Văn Thắm đưa cho Sơn để chi lãi ngoài cùng mục đích, cùng động cơ nhưng lại bị truy cứu tội tham ô tài sản và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Luật sư muốn VKS tranh luận vấn đề này….
LS Nguyễn Thị Minh Phương –muốn được đối đáp liên quan đến quy buộc: Sơn là đại diện vốn góp của PVN tại Oceanbank. Quan điểm lập luận của LS là Sơn không phải là đại diện vốn góp của PVN tại Oceanbank. Điểm nhấn trong quan điểm này là công văn 3611 mà các bên đưa ra. Quan điểm của LS Phương là công văn này không có giá trị pháp lý. Với quan điểm này, tức là Sơn không liên quan đến hành vi chiếm đoạt và tham ô tài sản.

Luật sư Đào Hữu Đăng “hiến kế” cho Hà Văn Thắm được thanh thản

Luật sư bào chữa cho Hà Văn Thắm cho rằng bản thân bị cáo và các bị cáo khác đều thừa nhận đã làm trái quy định của Nhà nước.

Đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho các Giám đốc

Điểm danh các “sếp tổng” dính líu tới đại án OceanBank

(Kiến Thức) - Ngoài Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, nhiều “sếp Tổng” của các tập đoàn kinh tế lớn trong cả nước đã phải ra đứng trước vành móng ngựa để làm rõ các sai phạm liên quan.

Đại án OceanBank có thể được xem là vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay với việc tòa án phải triệu tập hơn 700 đương sự bao gồm những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các nguyên đơn dân sự, người làm chứng… Đặc biệt, trong đó có một loạt các doanh nhân “khủng” là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc OceanBank và nhiều tập đoàn kinh tế lớn như PVN, BSR.
Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm là thuộc cấp tại ngân hàng có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.