Đặc sản Hà Giang khiến nhiều người phải rùng mình không dám thưởng thức

Thịt chuột của người La Chí ở Hà Giang là món đặc sản được nhiều người dân ăn và làm đồ lễ cúng. Tuy nhiên, nếu không phải là người địa phương thì chẳng mấy ai dám ăn thử.

Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, từ lâu cũng trở thành địa điểm ghé thăm của đông đảo du khách. Không chỉ có cảnh núi non hùng vĩ, Hà Giang còn là nơi có rất nhiều món ăn đặc sản lạ lùng thu hút du khách khám phá.
Khi tới Hà Giang người ta không thể không nhắc đến món đặc sản thịt chuột của người La Chí (Bản Phùng, Hoàng Su Phì, Hà Giang). Thịt chuột là một món ăn không phải bất cứ ai cũng có thể ăn được, vậy mà người dân La Chí lại có thể chế biến thành nhiều món vô cùng độc đáo.
Ngoài vai trò là vật hiến tế trong lễ cúng, con chuột còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống thực tại cũng như đời sống tâm linh của người La Chí.
Đặc sản Hà Giang khiến nhiều người phải rùng mình không dám thưởng thức
Dac san Ha Giang khien nhieu nguoi phai rung minh khong dam thuong thuc
Chuột nướng, chuột khô là đặc sản của người La Chí. (Ảnh: VTC) 
Trong bất cứ lễ cúng gì, từ cúng tổ tiên, cúng lúa mới, cúng xuống đồng, cúng hồn cây lúa, cúng rừng, cúng núi, cúng sông suối, hoặc lễ cúng bắt ma, lập bàn thờ, thậm chí cả lễ cưới, món thịt chuột đều là thứ không thể thiếu được.
Con chuột gắn bó với người La Chí từ hàng ngàn năm nay, nên không biết từ khi nào, chuột đã trở thành đặc sản. Nếu bạn lên Hoàng Su Phì, hỏi về các món đặc sản, ngoài thắng cố, rượu ngô của người Mông, thịt chua của người Nùng, thì chuột khô chính là đặc sản của người La Chí.
Mỗi mùa lúa chín, chuột nhiều và béo, đàn ông La Chí thường kéo nhau đi săn bắt chuột. Hết mùa lúa, chuột đồng hết chỗ ẩn nấp, trốn vào rừng, thì họ lại tiếp tục vào rừng đặt bẫy.
Món chuột được đồng bào La Chí chế biến thành hàng chục món khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 món, gồm nướng và treo gác bếp.
Chuột sau khi bắt về, được nhúng nước sôi, vặt lông, dùng que xiên rồi đem thui với rơm nếp cho vàng ruộm, tiếp theo mổ bụng, lột bỏ nội tạng, rửa sạch, sau đó xát mắm, muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng cùng một số gia vị khác.
Vào vụ mùa thu hoạch lúa, bắt được nhiều chuột, ăn không hết thì đồng bào La Chí làm món chuột khô để ăn dần. Chuột được chế biến và ướp gia vị rồi treo trên gác bếp. Khi chuột quắt lại, cứng như khúc củi, có thể để được cả năm trời, lúc nào thích thì gỡ ra ăn.
Thịt chuột là món ăn ngon mà cách chế biến vô cùng độc đáo của người La Chí. Nếu bạn đến với Hà Giang, đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử món đặc sản này của người La Chí. 

Sự thực bất ngờ về loài chuột cống, “đặc sản” ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhiều người có ác cảm với chuột cống vì cho rằng con vật này không được sạch sẽ, là nguyên nhân lây truyền nhiều bệnh nhưng tại nhiều địa phương Việt Nam, chuột cống thực sự là một món đặc sản.
 

Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam
 Chuột cống được cho là có nguồn gốc từ châu Á nhưng hiện nay, nó có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ảnh: wikimedia.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-2
 Chuột cống có đôi mắt nhỏ, tai và đuôi ngắn hơn các loài chuột khác, bộ lông có màu nâu với lông đen phân bố rải rác, phía bên dưới từ xám đến trắng. Ảnh: nanovina.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-3
 Chuột cống có chiều dài cơ thể từ 17,78cm – 24,13cm, không có râu. Ảnh: ytimg.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-4
 Chuột cống chủ yếu hoạt động về đêm. Chúng sống trên các cánh đồng, đất canh tác và phía bên trong các cấu trúc xây dựng... Ảnh: khoahoc.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-5
 Chuột cống là tác nhân truyền các bệnh như dịch hạch, bệnh vàng da... Ngoài ra, nó cũng có thể làm ô nhiễm thực phẩm và đưa bọ chét vào nhà. Ảnh: giadinh.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-6
 Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm. Chuột mẹ sẽ đẻ một lứa từ 8 đến 12 con. Ảnh: kenh14cdn.
Su thuc bat ngo ve loai chuot cong, “dac san” o Viet Nam-Hinh-7
 Chuột cống lần đầu tiên xâm nhập vào nước Mỹ qua các tàu buôn và những người nhập cư khoảng năm 1775. Ảnh: 24h.

Mời quý vị xem video: Rùng rợn biển Xương - nghĩa trang tàu đắm và xác động vật

Rùng mình công nghệ chế biến "đặc sản" thịt chuột siêu bẩn

Thịt chuột, món mà một số nơi vẫn coi đó là đặc sản đang được giết mổ như thế nào?

Video: Rùng mình công nghệ chế biến "đặc sản" thịt chuột siêu bẩn: