Đà Nẵng tăng cường hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn

Theo đó, các mức hỗ trợ được tính theo công suất đóng tàu mới. Đây là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc hỗ trợ tiền cho ngư dân đóng tàu lớn phục vụ đánh bắt xa bờ.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng đã hỗ trợ cho ngư dân đóng được 14 tàu công suất trên 400 CV. Trong năm 2014, còn 7 chiếc đang chờ đăng ký và 1 chiếc đã nhận được tiền hỗ trợ.
Tàu cá ĐNa 90611 TS của ông Trần Toàn (sinh năm 1959, P.Thuận Phước, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng) có công suất 850 CV vừa hạ thủy vươn khơi vào ngày 14/5 vừa qua.
Tàu cá ĐNa 90611 TS của ông Trần Toàn (sinh năm 1959, P.Thuận Phước, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng) có công suất 850 CV vừa hạ thủy vươn khơi vào ngày 14/5 vừa qua. 
Ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng, cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, toàn TP có khoảng 1.337 chiếc tàu cá với số lượng lao động dao động trên dưới 7.000 người. Trong đó, số tàu có công suất trên 90 CV là 248 chiếc”.
Theo ông Tám, do việc tiếp cận vay vốn ngân hàng đối với ngư dân quá khó khăn nên từ lâu TP. Đà Nẵng đã có chính sách hỗ trợ tiền mặt cho ngư dân. Theo đó, các mức hỗ trợ được tính theo công suất đóng tàu mới. Cụ thể, tàu có công suất từ 400-dưới 600 CV được hỗ trợ 500 triệu đồng. Tàu từ 600-dưới 800CV được hỗ trợ 600 triệu đồng. Tàu có công suất trên 800 CV được hỗ trợ 800 triệu đồng.
“Theo đánh giá, hiện nay các ngư trường gần bờ gần như đã giảm trữ lượng hải sản do lượng đánh bắt lớn. Trong lúc đó, các ngư trường ở xa bờ vẫn còn trữ lượng dồi dào nhưng lại rất thiếu tàu lớn để phục vụ đánh bắt. Việc hỗ trợ tiền cho ngư dân đóng tàu lớn sẽ tạo cú hích ban đầu, khi thấy thuận lợi thì chính ngư dân sẽ chủ động tự đóng mới hoặc nâng cấp”.
Trước đó, trong khuôn khổ Hội nghị về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản tổ chức tại TP. Đà Nẵng ngày 15/4, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã cam kết dành 10 ngàn tỉ đồng với lãi suất 5%/năm hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn vươn khơi xa.
Nếu hoàn thiện, đây sẽ là một nguồn hỗ trợ rất lớn và kịp thời cho ngư dân miền Trung có điều kiện đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ và trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Bầu Kiên ăn to nói lớn” giữa tòa

(Kiến Thức) - “Tôi không trốn trách nhiệm, đùn đẩy tội danh... đề nghị Viện Kiểm sát và HĐXX xem xét lại từng hành vi của tôi”, bị cáo Kiên nói.

Khoảng 5h, mẹ bị cáo Phạm Thị Hải Yến được người thân chở bằng xe máy đến trước cổng TAND TP Hà Nội. Khi bà đến, xe chở bị cáo vẫn chưa đến. Bà đứng ngay trước cổng tòa rất lâu để đợi được nhìn cô con gái rơi vào vòng lao lý.
Mẹ Nguyễn Thị Hải Yến (ngoài cùng bên phải) chờ con trước cổng tòa.
Mẹ Nguyễn Thị Hải Yến (ngoài cùng bên phải) chờ con trước cổng tòa.
Mẹ bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến chia sẻ với PV Kiến Thức: “Con gái tôi nó chỉ làm công ăn lương, không ngờ giờ này nó lại phải tù tội. Nó cứ tưởng làm theo lời người khác, không chủ ý, không tham ô tiền bạc là được. Ai ngờ giờ nó vẫn phải chịu tội trước pháp luật về hành vi của mình. Người ta nhà lầu, xe hơi, tiền bạc rất nhiều tù tội thì đã đành. Nhưng con gái tôi nó chẳng có cái gì, giờ lại phải ngồi tù, tôi thấy thương con lắm. Tôi chỉ mong pháp luật xét xử đúng người, đúng tội, khoan dung cho con gái tôi, để nó có cơ hội làm lại cuộc đời”.
Khoảng 6h40, xe chở bị cáo “bầu Kiên” cùng các đồng phạm tiến đến cổng tòa án. Mẹ bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến lại gần vẫy tay. "Tôi cứ vẫy vậy nhưng không biết con gái có thấy hay không. Tôi cũng không nhìn thấy con gái, chỉ nhìn thấy người mặc áo xanh phía trong xe tù. Tôi mong là con gái nhìn thấy tôi vẫy tay, các bác cán bộ ngồi trong xe tù cũng biết tôi, nên họ hiểu”, mẹ bị cáo Yến tâm sự.

Xe chở bị can vào tòa.
Xe chở bị can vào tòa.

“Bầu Kiên” yêu cầu tòa làm gì?

(Kiến Thức) - Bị cáo Kiên yêu cầu tòa mời đại diện Phòng Thương mại Công nghiệp VN đến chất vấn vì vị này không chỉ liên quan đến bị cáo mà liên quan đến hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp…

Ngay sau khi vị đại diện VKS đọc xong bản cáo trạng của các bị báo, chủ tọa phiên tòa hỏi các bị cáo rằng, việc VKS đưa ra cáo trạng có đúng không. Đáp lại câu hỏi của Chủ tọa phiên tòa, đa số các bị cáo đều nói không đúng, trong đó có "bầu Kiên".

Thêm hình ảnh TQ ngang ngược xâm chiếm vùng biển chủ quyền VN

(Kiến Thức) - Đưa giàn khoan vào thềm lục địa VN, chiếm đóng và xây nhà nổi trên đảo Gạc Ma, xây ngọn hải đăng và hệ thống công sự quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của VN...

Ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí khoan và thăm dò của giàn khoan này là ở 15 độ 29’58” vĩ Bắc - 111 độ 12’06” kinh Đông.
 Ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí khoan và thăm dò của giàn khoan này là ở 15 độ 29’58” vĩ Bắc - 111 độ 12’06” kinh Đông.