Đà Nẵng phát hiện thêm chục biệt thự trái phép trong rừng Hải Vân

Sau khi tháo dỡ 2 biệt phủ, quận Liên Chiểu phát hiện thêm hàng chục biệt thự trái phép khác trên rừng Hải Vân.

Dư luận đang xôn xao trước sự việc, phường Hòa Hiệp Bắc không chịu tiếp nhận 49 hồ sơ đất rừng (khoảng 127 ha) có vấn đề về chuyển nhượng, mua bán và sử dụng không đúng mục đích... Nguyên nhân là vì có một số đại gia, cựu quan chức cũng xây nhà rường, nhà vườn trái phép tại khu vực trên.
Trước thông tin trên, trao đổi với PV ngày 27/12, ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm TP Đà Nẵng cho biết: “Sau khi biết thông tin về sự việc, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo cho Chi cục kiểm lâm thành phố nhanh chóng báo cáo cụ thể sự việc bằng văn bản.
Một khu biệt phủ khác được xây dựng cách biệt phủ tướng Thạch mấy km.
Một khu biệt phủ khác được xây dựng cách biệt phủ tướng Thạch mấy km.
Bên cạnh đó, tổ chức họp báo để công khai mọi thông tin với báo chí về sự việc trên. Tôi cũng đã chỉ đạo anh em kiểm tra, rà soát kỹ lại việc 49 hồ sơ mà phía phường Hòa Hiệp Bắc chưa nhận bàn giao”.
Mặt khác, theo ông Lương cho biết, thì ngay trong chiều hôm nay, Chi cục kiểm lâm TP Đà Nẵng đang họp nóng về những thông tin trên.
Còn riêng chuyện một số đại gia, quan chức xây dựng biệt thự trái phép ở khu vực rừng nam Hải Vân sau trường hợp tướng Phan Như Thạch, đại gia vàng Ngô Văn Quang, ông Lương cho rằng, hiện tại, vẫn chưa rõ cụ thể là ai, nên cần thời gian kiểm tra, rà soát và sẽ công bố đầy đủ trong họp báo tới đây.
Trong khi đó, Công an TPHCM đưa tin, về phía UBND phường Hòa Hiệp Bắc, ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, Phó chủ tịch UBND phường cho biết, toàn bộ diện tích Rừng đặc dụng Nam Hải Vân trước đây có khoảng 3.200 ha.
Đến ngày 18/10/2014, UBND TP Đà Nẵng có quyết định giao rừng và đất lâm nghiệp cho UBND phường Hòa Hiệp Bắc quản lý.
Theo đó, khoảng 1.630 ha được giao cho phường Hòa Hiệp Bắc quản lý, trong đó có 570 ha đất rừng sản xuất và số còn lại là quy hoạch 3 loại rừng, như dịch vụ, đất khác… Số còn lại là Rừng đặc dụng Nam Hải Vân do Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu quản lý.
Theo ông Hải, sau khi kiểm tra, trong đó có một số hồ sơ chưa đủ pháp lý, chưa đảm bảo; bên cạnh đó, có một số hộ sử dụng đất không đúng với quy định giao khoán nên trong ngày bàn giao 17/8/2015 có sự tham gia các bên liên quan, phường Hòa Hiệp Bắc chưa tiếp nhận 49 hồ sơ (khoảng 127 ha) và đề nghị Hạt kiểm lâm Liên Chiểu giải quyết dứt điểm, hoàn thiện hồ sơ thì phía phường Hòa Hiệp Bắc mới tiếp nhận.
Trước việc nhiều hộ khác xây dựng trái phép trên đất rừng, ông Hải nhìn nhận: “Căn cứ Luật quản lý, bảo vệ rừng thì trách nhiệm quản lý, bảo vệ là của chủ rừng, tổ chức, cá nhân nào muốn tác động vào rừng thì phải thông qua đơn vị chủ rừng.
Còn việc chưa nhận bàn giao 49 hồ sơ thì phía phường thấy chưa bảo đảm hồ sơ nên chưa tiếp nhận, còn ai là chủ hồ sơ, mua bán, chuyển nhượng hoặc ai đứng sau thì phía phường chưa nắm, khi họ bàn giao đầy đủ hồ sơ thì chúng tôi mới nắm rõ được. Phường chỉ chịu trách nhiệm sau thời điểm bàn giao trở đi với phần đất rừng mình quản lý”.
Ông Đàm Quang Hưng, Phó chủ tịch thường trực UBND quận Liên Chiểu, cũng cho rằng: “Phía phường Hòa Hiệp Bắc chưa chịu nhận 49 hồ sơ trên là đúng, vì phía kiểm lâm chưa giải quyết dứt điểm những hồ sơ đó thì sao nhận được”.
“Trách nhiệm đó của chủ rừng là đơn vị kiểm lâm, không thể đổ cho chính quyền địa phương được bởi anh là chủ rừng, anh có quyền quyết định, còn chính quyền địa phương chỉ là đơn vị phối hợp.
Bởi thế, trong vụ việc ông Ngô Văn Quang xây biệt phủ trái phép, UBND quận xử lý kỷ luật khiển trách đối với hai đồng chí lãnh đạo phường về việc thiếu báo cáo sát sao lên cho cấp trên. Nhưng cốt yếu trách nhiệm là phía kiểm lâm”, ông Hưng chia sẻ.
Trước đó, Vietnamnet đưa tin, một trong những biệt phủ trái phép mới được phát hiện, chỉ cách khu biệt thự đã đập bỏ của Tướng Thạch chừng cây số, một khuôn viên rộng hàng nghìn m2 với cổng chính, đường dẫn bê tông, bên trong có nhà gỗ và nhiều hạng mục. Chủ nhân là ông Lê Tiến Dũng (trú Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu).
Hiện nay, ông Lê Tiến Dũng đã cho làm cổng sắt, một đoạn đường bê tông dẫn vào khuôn viên. Bên trong được bài trí gần như một điểm du lịch với nhiều cây cảnh, bể cá. Tại đây thường xuyên có người trông coi.
Điểm nhấn của khuôn viên này là căn nhà rường được dựng khá kiên cố, với móng bằng đá và tường gạch bao quanh. Bên trong căn nhà khá tiện nghi với phản, bàn ghế làm từ gốc cây. Các vật dụng được bày biện khá cầu kỳ.

Biệt phủ trên núi: Ông tướng đập nhà, đại gia lần lữa

Ngôi biệt phủ xây dựng trái phép của ông Ngô Văn Quang ở tổ 2 (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) hiện vẫn có một số người trông coi. 

Biệt thự nhà ông Ngô Văn Quang - Ảnh: Hữu Khá
Biệt thự nhà ông Ngô Văn Quang - Ảnh: Hữu Khá 
Chính quyền Q.Liên Chiểu chưa liên lạc được với ông Quang.
Ngôi biệt phủ xây dựng trái phép với cả chục ngôi nhà lớn nhỏ vẫn nằm bề thế bên lưng chừng núi Hải Vân. Con đường vào ngôi biệt phủ cũng như không khí tại đây khá vắng lặng sau khi lãnh đạo TP Đà Nẵng có quyết định cuối cùng là buộc tháo dỡ.
Tôi tha thiết rằng nếu đã xử lý thì phải công bằng, là công dân, ông Thạch cũng phải được đối xử như ông Quang
Cựu chiến binh N.N.H.
“Không hiểu lý do gì?”
Trong khi đó, chỉ cách ngôi biệt phủ của ông Quang một con đường, ngôi biệt thự của thiếu tướng Phan Như Thạch đã được đập bỏ hoàn toàn.
Theo một người dân sống cạnh bên khu biệt thự nhà ông Thạch thì từ khi ông Thạch đập ngôi biệt thự, khu vườn này bỏ hoang chứ không thấy người trông coi cẩn thận như trước kia.
Ông N.N.H., một cựu chiến binh ở P.Hòa Hiệp Bắc sống gần ngôi biệt thự trước kia của ông Thạch, nói: “Ông Thạch là thiếu tướng công an, ông xây trái phép, khi bị chính quyền buộc tháo dỡ thì ông chấp hành nghiêm, tháo nhà ngay. Còn ông Quang vì sao đến nay chưa tháo dỡ? Tôi tha thiết rằng nếu xử lý thì phải công bằng, là công dân, ông Thạch cũng phải được đối xử như ông Quang”.
Trước đó, trong một lá đơn kiến nghị gửi đến Thủ tướng, 96 hộ dân ở Q.Liên Chiểu cho rằng Nhà nước cần để cho công trình của ông Quang tồn tại.
Lý do họ đưa ra là khu biệt phủ của ông Quang tạo công ăn việc làm cho cả vài chục người dân địa phương, khu nhà của ông Quang tạo ra cảnh quan, môi trường sống đẹp.
Điều đáng nói, dù xưng danh là đại diện cho cán bộ và nhân dân P.Hòa Hiệp Bắc và Q.Liên Chiểu nhưng thực tế không có ai là cán bộ đương nhiệm ký vào đơn.
Theo người dân địa phương, khi xây dựng thì công trình nhà ông Quang đúng là có tạo công ăn việc làm cho vài chục người dân địa phương, từ khi xây dựng xong ông chủ chỉ thuê vài người thường xuyên vào dọn dẹp khu nhà.
Theo tìm hiểu, vụ việc ông Quang được xử lý chậm và kéo dài là do có một vài ý kiến cán bộ ở Đà Nẵng cho rằng nên xem xét cho ông Quang giữ lại ngôi biệt phủ để tránh lãng phí.
Tại một cuộc họp của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vào tháng 7/2015, một ý kiến đề nghị xem xét nhưng cuối cùng tập thể thường vụ không đồng ý, yêu cầu xử lý nghiêm theo pháp luật.
Vụ việc sau đó kéo dài đến gần thời điểm cuối cùng phải tháo dỡ thì xuất hiện lá đơn của 96 hộ dân Liên Chiểu gửi đến Thủ tướng và một số cơ quan trung ương đề nghị xem xét giữ lại khu nhà của ông Quang.
Nhà thiếu tướng Thạch đã đập bỏ - Ảnh: Hữu Khá
Nhà thiếu tướng Thạch đã đập bỏ - Ảnh: Hữu Khá 
Chưa liên lạc được 
ông Quang

Căn hộ độc thân vô cùng ấn tượng của nhân viên ngân hàng 9X

Bước chân vào "căn hộ độc thân" của anh Phương ở Linh Đàm, ít ai tin không gian sống ấn tượng này do chính chàng trai ngân hàng tự thiết kế từ A đến Z.


Bước qua bậc thềm vào "căn hộ độc thân" của Phương là phòng khách. Vì diện tích nhỏ nên anh Phương lựa chọn bàn ghế thấp kiểu Nhật Bản để tránh bị nuốt không gian.
Bước qua bậc thềm vào "căn hộ độc thân" của Phương là phòng khách. Vì diện tích nhỏ nên anh Phương lựa chọn bàn ghế thấp kiểu Nhật Bản để tránh bị nuốt không gian.