Đã đến lúc đưa ra lộ trình xóa bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Việc hạch toán, sử dụng quỹ chưa rõ ràng, thiếu minh bạch, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi... khiến rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian qua. Đoàn giám sát của Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra kiến nghị bãi bỏ ngay hoặc có lộ trình rõ ràng bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu.
 

Cụ thể, Đoàn giám sát của Quốc hội cho biết lâu nay, số tiền trích quỹ được để lại cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (mức trích hiện nay là 300 đồng/lít), thực chất là một khoản thu trước của người dân và doanh nghiệp.
Da den luc dua ra lo trinh xoa bo quy binh on gia xang dau
Tính đến hết quý 2/2019, quỹ bình ổn xăng dầu đang âm gần 500 tỉ đồng - Ảnh: Internet 
Việc quản lý quỹ được thực hiện tại các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, khi đó các doanh nghiệp đầu mối có thị phần lớn sẽ có quỹ rất lớn, song những doanh nghiệp có thị phần thấp thì số dư quỹ thường nhỏ, dẫn đến việc khi thực hiện xả quỹ lớn (có thời điểm sử dụng bình ổn giá trên 2.000 đồng/lít) có thể dẫn đến các doanh nghiệp đầu mối có mức quỹ thấp sẽ âm quỹ và phải sử dụng tạm thời nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp hoặc vay ngân hàng thương mại để bù quỹ, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
"Việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng. Việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện nay chưa đảm bảo tính minh bạch, công khai, dẫn đến có sự phản ứng rất lớn của người dân trong công tác điều hành giá và thực hiện bình ổn giá xăng dầu. Mặt khác, theo Luật Giá, có 11 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, trong khi chỉ có mặt hàng xăng dầu có Quỹ bình ổn giá là chưa phù hợp", Đoàn giám sát nhấn mạnh.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam trước đó cũng đưa ra đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng vì làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu. Việc trích lập Quỹ bình ổn khiến người tiêu dùng chịu thiệt thòi hơn là được lợi.
Trao đổi với PV báo Một Thế Giới, đại diện Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết hiện nay vẫn chưa có lộ trình trong việc xóa bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu.
"Bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu là một vấn đề lớn, liên quan đến việc điều hành giá một mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, Chính phủ cũng như các Bộ ngành có liên quan sẽ rất thận trọng trong việc nghiên cứu", vị này nhấn mạnh.
Đề cập tới Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết cơ quan này đã trình lên Thủ tướng Chính phủ vài lần về việc nghiên cứu sửa đổi Nghị định 83 về điều hành thị trường xăng dầu, trong đó có Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Hiện nay, cơ quan điều hành Liên bộ Tài chính - Công Thương đang phải vừa điều hành thị trường xăng dầu đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa phải để hàng hoá diễn biến theo thị trường.
Theo ông Dũng, nếu bỏ cả thời hạn điều chỉnh giá 15 ngày hiện nay, để giá xăng dầu biến động hàng ngày thì lúc đó không cần quỹ bình ổn nữa. Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì đánh giá tổng kết Nghị định 83 để sửa đổi trong thời gian tới.
Trong khi đó, về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải từng khẳng định việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá giúp cho việc điều hành kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số GDP cả năm đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích của 3 bên: Người dân, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và Nhà nước.
Vị lãnh đạo Bộ Công Thương cũng không ít lần chia sẻ với tư cách cá nhân rằng ông rất muốn bỏ Quỹ bình ổn giá để “cong ăn cong, thẳng ăn thẳng”. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng “thời điểm hiện nay vẫn cần quỹ, cần vai trò quản lý của Nhà nước”.
Mới đây, công bố quỹ bình ổn giá xăng dầu (quỹ BOG) Quý 2/2019, Bộ Tài chính cho biết số dư quỹ BOG đến hết quý 2/2019 hiện đang âm 499,932 tỉ đồng.
Tổng số trích Quỹ BOG trong quý 2/2019 là 1.826,385 tỉ đồng; Tổng số sử dụng quỹ BOG trong quý 2/2019 là 1.706,498 tỉ đồng. Trước đó, số dư quỹ BOG tại thời điểm 31.12.2018 là 3.504,376 tỉ đồng. Tuy nhiên, số dư quỹ BOG đến hết quý 1/2019 đã âm 620,643 tỉ đồng.
Tính đến hết tháng 6 vừa qua, trong tổng số 28 thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối, có 14 thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối có số dư dương quỹ BOG xăng dầu.
Trong đó, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội có số dư lớn nhất là 203,022 tỉ đồng, tiếp đến là Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon petro) là 91,408 tỉ đồng, đứng thứ ba là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với 53,534 tỉ đồng; Và 14 đơn vị kinh doanh xăng dầu âm Quỹ BOG Xăng dầu, trong đó Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOil) có số âm quỹ lớn nhất (âm 533,256 tỉ đồng); công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ với số dư quỹ hiện âm 62,448 tỉ đồng.

Giá xăng dầu có thể tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh vào ngày mai?

(Kiến Thức) - Ngày mai (20/11), giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh. Một số lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu dự đoán rất có thể giá sẽ tăng mạnh so với trước.

Ngày 19/11, thông tin với báo chí, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở phía Nam cho hay, trong kỳ điều hành xăng dầu dự kiến diễn ra vào ngày 20/11, giá xăng dầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng từ kỳ trước.
Nếu trường hợp cơ quan điều hành mà cho giữ nguyên mức xả quỹ bình ổn và giữ nguyên thuế, phí thì giá bán lẻ xăng có thể tăng trên dưới 400 đồng/lít, dầu có thể tăng ở mức cao hơn.

Giá xăng dầu hôm nay 14/7: Giá xăng dầu tăng trưởng trở lại

Giá xăng dầu hôm nay 14/7, đúng như dự đoán, đã tăng trưởng trở lại sau một phiên giảm điểm và chốt tuần ở ngưỡng giá cao ngất ngưởng. 

Giá xăng dầu hôm nay 14/7/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

“Về nhà đi con” kiếm cho VTV bao tiền quảng cáo?

(Kiến Thức) - Với 10 phút quảng cáo cho mỗi tập phim, ước tính Về nhà đi con mang về doanh thu khoảng hơn 150 tỷ đồng cho VTV. 

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?
 Về nhà đi con bắt đầu lên sóng truyền hình từ ngày 8/4 và được phát vào khung giờ 21h-21h30, thời lượng 30 phút trên VTV1. 

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-2
 Theo thông báo ban đầu của nhà sản xuất, phim Về nhà đi con sẽ có 68 tập. Tuy nhiên, sau đó, bộ phim đã tăng lên 85 tập, nhiều hơn 17 tập so với dự kiến. 

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-3
 Sau khi kết thúc, một số khán giả cho rằng Về nhà đi con cố tình kéo dài, tập cuối nhạt và "hời hợt". 

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-4
 Thế nhưng, ở góc độ quảng cáo, việc tăng số tập được cho là giúp nhà đài thu về số tiền không nhỏ từ quảng cáo. 

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-5
 Theo Zing, trong một tập phim Về nhà đi con, nhà đài duy trì việc ngắt 2 lần cho quảng cáo, mỗi lần kéo dài 5 phút. Trung bình, mỗi tập Về nhà đi con có 10 phút cho quảng cáo.

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-6
 Đáng chú ý, giá niêm yết của Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình, trực thuộc VTV, giá quảng cáo phim Về nhà đi con tăng giá 2 lần.

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-7
 Giá quảng cáo từ tập 1-45 là 75 triệu đồng cho TVC 30 giây. Từ tập 46, theo báo giá của VTV, giá quảng cáo tăng lên 100 triệu đồng cho TVC 30 giây. Đến tập 55, giá quảng cáo Về nhà đi con tiếp tục tăng, lên tới 120 đồng cho TVC 30 giây.

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-8
Như vậy, ước tính 85 tập phim của Về nhà đi con mang về khoảng hơn 150 tỷ đồng cho nhà đài. Mức doanh thu này được đánh giá là kỷ lục do Về nhà đi con có số lượng tập nhiều hơn hẳn các phim truyền hình gần đây.

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-9
 Ngoài quảng cáo trong thời gian phát sóng Về nhà đi con, VTV còn có thể thu được lợi nhuận từ chạy chữ, banner, quảng cáo bằng nội dung kịch bản, lời thoại.

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-10
 Trước đó, rất nhiều phim Việt cũng lập kỷ lục về giá quảng cáo. Theo báo cáo của VIETNAM-TAM, trung bình một tập phát sóng phim Người phán xử, nhà Đài thu về khoảng 3 tỷ đồng. 

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-11
Quỳnh búp bê cũng là bộ phim truyền hình phát trên VTV có giá quảng cáo tăng trong thời gian ngắn nhất. Trước thời điểm bộ phim lên sóng lần đầu tiên trên VTV1, "Quỳnh búp bê" chỉ áp dụng 1 đơn giá quảng cáo trong phim với mức cao nhất là 100 triệu đồng cho spot quảng cáo 30s. 

“Ve nha di con” kiem cho VTV bao tien quang cao?-Hinh-12
Một bộ phim từng làm mưa làm gió sóng truyền hình quốc gia khác là Sống chung với mẹ chồng có giá 90 triệu đồng/10s, 108 triệu đồng/15s, 135 triệu đồng/20s và 180 triệu đồng/30s. 

Video: Về nhà đi con. Nguồn: Zing.