Cựu sếp Petroland bị bắt, Đất Xanh dính lùm xùm vì chuyển nhượng đất rẻ như cho

(Kiến Thức) - Liên quan đến lùm xùm thương vụ chuyển nhượng cổ phần Công ty CP Đầu tư Dầu khí Thăng Long (Thăng Long Petrol) để nhận quyền phát triển dự án chung cư Thăng Long "rẻ như cho",  Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh vừa lên tiếng giải thích.

Theo tìm hiểu của PV, dự án chung cư Thăng Long ban đầu thuộc Công ty CP Đầu tư Dầu khí Thăng Long - liên doanh giữa Petroland (80%) và Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh (20%). Dự án nằm ở khu vực quận 9, TP HCM với tổng diện tích hơn 6 ha.
Do nhiều khó khăn về tài chính và thị trường, nên dự án chung cư Thăng Long chưa được triển khai theo đúng tiến độ. Sau đó, Petroland có thỏa thuận để chuyển nhượng cổ phần Dầu khí Thăng Long cho Đất Xanh với mức giá gần 564 tỷ đồng (trên cơ sở định giá 9 triệu/m2 cho diện tích 6,26 ha).
Tuy nhiên, nhiều cổ đông của Petroland cho rằng, Petroland "bị hớ" trong thương vụ bán Thăng Long Petrol cho Đất Xanh. Ngoài ra, lãnh đạo Petroland từng thừa nhận, việc chuyển nhượng cổ phần của Thăng Long Petro không qua đấu giá.
Cuu sep Petroland bi bat, Dat Xanh dinh lum xum vi chuyen nhuong dat re nhu cho
 Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh vừa lên tiếng  về vụ nhận chuyển nhượng dự án liên quan đến nguyên GĐ Petroland.(Ảnh minh họa).
Ngày 7/10, Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh lên tiếng khẳng định, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thương vụ chuyển nhượng trên đã được đơn vị thẩm định thực hiện dựa trên cơ sở giá thị trường.
“Việc thẩm định giá được dựa trên cơ sở giá trị thị trường và phương pháp thẩm định trên là phù hợp với thực tế thị trường tại thời điểm chuyển nhượng. Cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá được thực hiện theo các phương pháp thẩm định được áp dụng trong tính toán (gồm phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư)” - Đất Xanh khẳng định.
Đối với việc Petroland chuyển nhượng dự án không thông qua đấu giá, Đất Xanh cho biết vốn góp của Petroland trong Dầu khí Thăng Long không phải vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, và cũng không phải vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào (do Petroland không phải 100% thuộc Nhà nước).
“Có thể nói việc chuyển nhượng cổ phần giữa Petroland và DXG không thuộc đối tượng phải theo quy trình chuyển nhượng vốn Nhà nước được quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014” - Zing.vn dẫn thông tin Đất Xanh nêu.
Theo Đất Xanh, việc thỏa thuận mua bán cổ phần giữa Petroland và Đất Xanh được thực hiện đúng quy định. Trước khi chuyển nhượng, Petroland cũng đã thực hiện các thủ tục định giá.
Cụ thể, ngày 3/8/2016, Petroland phát hành thông báo tìm kiếm đối tác chuyển nhượng dự án và thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá trị khu đất dự án chung cư Thăng Long. Ngày 1/9/2016, Petroland phê duyệt lựa chọn đơn vị thực hiện thẩm định giá tài sản là Công ty CP thẩm định giá Việt Tín.
Ngày 9/9/2016, Việt Tín phát hành Chứng thư thẩm định giá số 1642461/VIETTIN JSC - HCM về việc định giá tài sản thuộc dự án.
Đất Xanh cũng khẳng định, thỏa thuận mua bán cổ phần Dầu khí Thăng Long đã được thông qua HĐQT Petroland.
Trước đó, ngày 2/10/2019, Cơ quan điều tra Bộ Công an cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Bùi Minh Chính (nguyên Giám đốc Petroland) để điều tra về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo Bộ Công an, từ năm 2012 -2018, ông Bùi Minh Chính với vai trò là Giám đốc Petroland đã ký nhiều hợp đồng chuyển nhượng tài sản của tòa nhà Petroland Tower (địa chỉ số 12 đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TP HCM) với ưu đãi về phí dịch vụ, miễn phí tiền điện, chỗ đậu xe... khiến Petroland thất thoát nhiều tỷ đồng.
Ngoài ra, qua rà soát cơ quan điều tra còn phát hiện nhiều hợp đồng kinh tế gây thiệt hại cho Petroland liên quan đến ông Chính.
Zing.vn dẫn thông tin từ Đất Xanh cho biết, thông tin ông Bùi Minh Chính bị bắt gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Tập đoàn này.

Gem Riverside Đất Xanh bị nghi tự “vẽ” thêm diện tích kiếm lời ra sao?

(Kiến Thức) - Ngoài "lùm xùm" bán nhà khi chưa đủ cơ sở pháp lý, dự án Gem Riverside của Đất Xanh còn bị dư luận nghi ngờ tự "vẽ" thêm diện tích để bỏ túi nghìn tỷ? Vậy cơ sở của nghi ngờ này là từ đâu?

"Vẽ" thêm 2,4 ha để thu lợi 1.700 tỷ đồng?
Như Kiến Thức đã thông tin, dự án Gem Riverside được coi là một trong những dự án trọng điểm, là “con gà đẻ trứng vàng” của Tập đoàn Đất Xanh trong mục tiêu lợi nhuận gần 1.110 tỷ đồng.
Gem Riverside Dat Xanh bi nghi tu “ve” them dien tich kiem loi ra sao?
 Khu đất triển khai dự án Gem Riverside.

Dự án “tai tiếng” Opal Garden của Đất Xanh bị công nhân “quây"

(Kiến Thức) - Rất nhiều nhà thầu phụ và công nhân đã tụ tập, treo băng rôn phản đối trước công trình khu căn hộ Opal Garden của Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group).

Mời quý độc giả xem video "Lùm xùm tại dự án Opal Garden:
Cụ thể, sự việc đã diễn ra ngày 9/1, trước khu căn hộ Opal Garden của Tập đoàn Đất Xanh tại địa chỉ đường số 20, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM để yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu chính DESCON (Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp DESCON) thanh toán tiền lương cho công nhân.

"Soi" công ty con Đất Xanh Group vừa chi 3.000 tỷ mua đất Long Thành

Dư luận vừa qua xôn xao trước thông tin CTCP Đầu tư Kinh doanh BĐS Hà An - công ty con của Tập đoàn Đất Xanh, đã chi hơn 3.060 tỷ đồng mua khu đất vàng tại xã Long Đức, huyện Long Thành, gần khu vực Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.

Khu đất vàng tại xã Long Đức, huyện Long Thành được Đồng Nai đấu giá thành công thu về hơn 3.000 tỷ đồng (Nguồn TTXVN)
Khu đất vàng tại xã Long Đức, huyện Long Thành được Đồng Nai đấu giá thành công thu về hơn 3.000 tỷ đồng (Nguồn TTXVN) 

Theo đó, mức giá này cao gấp 2 lần giá khởi điểm và cũng là mức giá mua khu đất công cao nhất từ đầu năm đến nay.

Được biết, đây là khu đất công diện tích hơn 92 ha do Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai sử dụng được UBND tỉnh thu hồi, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai quản lý. Mục đích sử dụng đất là đất ở dự án, đất công trình giáo dục, đất công trình dịch vụ đô thị.

Dự kiến, tổng mức đầu tư của dự án trên sẽ là hơn 4.117 tỷ đồng, công ty trúng đấu giá khu đất sẽ triển khai làm dự án khu dân cư, chung cư, trường học và các công trình dịch vụ khác...

Tìm hiểu cho thấy, “chủ nhân” mới của khu đất này - CTCP Đầu tư Kinh doanh BĐS Hà An, là cái tên không quá xa lạ với giới bất động sản, tài chính – chứng khoán.

Nói không xa lạ, bởi Hà An là công ty con của Tập đoàn Đất Xanh. Cụ thể, HĐQT DXG vào ngày 3/6/2019 đã thông qua Nghị quyết góp vốn mua cổ phần đợt phát hành thêm để tăng vốn điều lệ cho Hà An. Sau khi tăng vốn, DXG nắm 99,99% vốn điều lệ Hà An. Cùng thời điểm đó, DXG tiếp tục đưa 4 mảng kinh doanh chính là (1) Dịch vụ bất động sản (2) Đầu tư phát triển dự án Bất động sản (3) Bất động sản khu công nghiệp (4) Mảng Xây dựng và Vật liệu xây dựng vào Hà An nhằm tập trung nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển toàn diện và hiệu quả.

Với việc nắm trong tay quỹ đất lớn có vị trí đắc địa nằm gần khu vực trung tâm, không ngạc nhiên khi Tập đoàn tiếp tục bạo chi mua khu đất Long Thành trong phiên đấu giá 23/8 vừa qua.

Về kết quả kinh doanh, DXG trong quý II/2019 đạt 842 tỷ doanh thu, tăng 10% so với cùng kỳ. Nhờ doanh thu tài chính đột biến với gần 228 tỷ, gấp 27 lần so với mức 8 tỷ cùng kỳ (do lãi từ thanh lý đầu tư), lợi nhuận sau thuế DXG quý II tăng hơn 2 lần, từ 114 tỷ lên 249 tỷ đồng.

Như vậy sau nửa đầu năm 2019, DXG đạt doanh thu 2.341 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ và thực hiện được 47% chỉ tiêu cả năm; Lãi sau thuế đạt 556,4 tỷ đồng, tăng 28,7% so với cùng kỳ, hoàn thành 46,37% kế hoạch 2019.

Tuy vậy, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp trong quý II/2019 lại âm đến 565 tỷ đồng. BCTC quý II/2019 thể hiện nguyên nhân này do khoản phải thu cuối kỳ tăng 30% đạt 2.478 tỷ đồng. Tính ra, tổng các khoản phải thu ngắn, dài hạn chiếm 51% tổng tài sản công ty.

Ngoài các thông số tài chính nói trên, một trong các yếu tố quan trọng với doanh nghiệp bất động sản như DXG là quỹ đất. Thống kê đến cuối năm 2018, DXG có danh mục 39 dự án, quỹ đất lên đến 816 ha, tổng mức đầu tư lên đến 53.000 tỷ đồng, tập trung ở Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quảng Nam và Cần Thơ… Quỹ đất hiện có của Đất Xanh đủ đảm bảo cho Tập đoàn này đầu tư, khai thác phát triển dự án cũng như đảm bảo kế hoạch doanh thu lợi nhuận trong 5 – 10 năm tới;

Được biết, giai đoạn 2017 – 2020, DXG tập trung khai thác các dự án 5-20 ha; từ giai đoạn 2021-2023 hướng đến phát triển các dự án khu đô thị từ 20 ha trở lên. Không chỉ tập trung cho sản phẩm bất động sản căn hộ, đất nền mà Đất Xanh còn dự kiến mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, bất động sản khai thác cho thuê; và đầu tư vào các khu đô thị có quy mô từ 100 ha trở lên.