Cựu phó thống đốc Đặng Thanh Bình nghẹn giọng xin án nhẹ cho đồng nghiệp

Trong 12 phút nói lời sau cùng, đôi lúc giọng ông Bình ngắt quãng khi nhắc đến khó khăn, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu ngân hàng.

Trưa 28/6, phiên xử ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi, cựu phó thống đốc NHNN) và 4 bị cáo nguyên là thành viên Tổ giám sát NHNN (đặt tại Ngân hàng Xây dựng - VNCB) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng kết thúc phần tranh luận.

Là người đầu tiên được nói lời sau cùng, gương mặt ông Bình đầy vẻ đăm chiêu. Giọng chậm rãi, ông cảm ơn HĐXX, đại diện VKS, đã tạo điều kiện cho ông trình bày, giải thích rõ về hành vi bị cáo buộc. "VKS đã có những ghi nhận hết sức thấu đáo quá trình đóng góp của tôi. Tôi cảm ơn những đánh giá khách quan này", cựu phó thống đốc nói.

Ông cho biết, trước những khó khăn, hạn chế trong quá trình tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng (không riêng 6 đơn vị yếu kém), đối diện với hàng loạt sai phạm chưa có tiền lệ, ông đã rất cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Bản thân ông nhận thấy đã góp phần giữ vững sự ổn định an ninh tiền tệ và đây là điều khiến ông rất tự hào.

Ông Đặng Thanh Bình nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án. Ảnh: Thành Nguyễn.

Ông Đặng Thanh Bình nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án. Ảnh:Thành Nguyễn.

Ông Bình đặc biệt nhấn mạnh việc thanh tra, giám sát là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của quá trình quản lý cũng như tái cơ cấu ngân hàng. Ông mong ngành ngân hàng rút kinh nghiệm cho những lần tái cơ cấu sau, thông qua việc quan tâm đến công tác thanh tra, giám sát để hoàn thành trách nhiệm.

"Chúng tôi cảm thấy ân hận vì chưa làm tròn nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao phó. Nhưng thật sự tôi vẫn thấy rằng cá nhân tôi cùng lãnh đạo NHNN đã rất nỗ lực với động cơ hết sức trong sáng", ông Bình nói, giọng rành rọt.

Cả phòng xử lặng thinh khi ông Bình trình bày. Trong 12 phút nói lời sau cùng, đôi lúc giọng ông ngắt quãng. Im lặng một lúc, cựu phó thống đốc nói: "Tôi đã luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ vì xã hội, vì danh dự của gia đình, vì tương lai con cháu và để không hổ thẹn với lương tâm".

Ông Bình cũng gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo NHNN đã đồng hành, chia sẻ với ông vì đã rất nhiều lần bày tỏ quan điểm rằng ông làm đúng, làm đủ, chỉ đạo của tập thể ban lãnh đạo NHNN và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Điều này khiến ông cảm thấy rất vinh dự. Ông cũng không quên nói lời cảm ơn Tổ giám sát đã cùng ông tham gia nhiệm vụ khó khăn đầy phức tạp này và đề nghị HĐXX xem xét toàn diện, thấu đáo các lý lẽ trước khi định tội ông và đồng nghiệp.

Cũng gửi lời cảm ơn đến NHNN, ông Hà Tuấn Phước (nguyên tổ trưởng Tổ giám sát NHNN, phó giám đốc NHNN Chi nhánh Long An) thừa nhận quá trình xét xử đã giúp ông hiểu rõ hơn những thiếu sót của mình. "Dù nhận thức được nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đã giao mà trực tiếp là ban lãnh đạo NHNN, nhưng bị cáo đã không làm tốt, trọn vẹn việc giám sát tái cơ cấu", ông giãi bày.

Ông Phước cũng xin lỗi các thành viên trong Tổ giám sát, đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ cho mình và các đồng nghiệp vì đã làm hết sức trong hoàn cảnh khó khăn. "Bị cáo mang nhiều bệnh mãn tính, là trụ cột của gia đình. Mong HĐXX khoan hồng cho bị cáo được hưởng án treo để có điều kiện trị bệnh và chăm sóc mẹ già, con nhỏ", ông Phước nói, vẻ thành khẩn.

Các bị cáo tại tòa hôm nay. Ảnh: Thành Nguyễn.

Các bị cáo tại tòa hôm nay. Ảnh:Thành Nguyễn.

Hối tiếc và đau buồn, ân hận và day dứt, tự hào và ám ảnh là những cung bậc cảm xúc của bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên chánh Thanh tra NHNN tỉnh Long An) khi đứng trước HĐXX nói lời sau cùng. Không nhắc nhiều về thành tích cá nhân, ông Thanh chỉ chia sẻ những cảm giác xót xa khi lâm vào cảnh "nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại".

Những ngày đầu mới bị tạm giam ông rất sốc, ngày nào cũng dằn vặt, đau khổ. Khi được tại ngoại chờ ra tòa, ông luôn suy nghĩ rằng, bản thân không muốn sai phạm xảy ra nhưng cuối cùng chuyện gì tới cũng tới. Từ năm 2014 ông đã bị trầm cảm và thường xuyên đi bác sĩ. Vợ ông cũng đã lớn tuổi, thấy chồng suy nhược bà cũng trầm cảm theo.

Bị cáo Phạm Thế Tuân (nguyên phó giám đốc ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP HCM) gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo các ngân hàng ông từng làm và tri ân những đồng nghiệp luôn động viên, tin yêu trong quãng thời gian khó khăn nhất đời ông.

"Tôi chỉ có lời nói duy nhất là kính mong HĐXX và VKS xem xét tất cả những tình tiết, nhân thân cũng như vai trò là cán bộ ngân hàng đã cống hiến 36 năm trong ngành. Tôi không còn là mối nguy hại cho xã hội, chỉ mong được hưởng mức án thấp, được sống cùng gia đình và cộng đồng xã hội", ông Tuân nói.

Ngắn gọn và súc tích, bị cáo Ngô Văn Thanh (nguyên phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Vietcombank Long An) nói rằng, trong vụ án này ông có một phần trách nhiệm nhưng hậu quả xảy ra ông không giữ vai trò chính. Ông mong mức hình phạt thấp nhất hoặc hưởng án treo để được đi làm nuôi con nhỏ.

Trước đó, trong bài phát biểu, đại diện NHNN với tư cách cơ quan chủ quản đã đề cập đến những khó khăn của Tổ giám sát như: kiêm nhiệm chức vụ ở nhiều đơn vị, chưa có kinh nghiệm giám sát trong khi lãnh đạo VNCB dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, đồng thời khoảng cách địa lý xa đã ảnh hưởng đến hiệu quả của tổ này...

Từ đó, đại diện NHNN đề nghị HĐXX ghi nhận sự đóng góp của ông Bình cùng 4 bị cáo thuộc Tổ giám sát, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.

Dự khiến TAND TP HCM tuyên án chiều ngày 2/7.

Bộ Công an thông báo đã bắt được Vũ Nhôm

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã chính thức tiến hành bắt bị can Phan Văn Anh Vũ tức Vũ Nhôm và tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Ngày 4/1/201, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an chính thức phát đi thông tin về việc, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ, tức “Vũ Nhôm” (SN 1975, trú tại số 82, Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng).
Ông Phan Văn Anh Vũ.
 Ông Phan Văn Anh Vũ.

Hà Nội huy động hơn 100 người tháo dỡ công trình trái phép trên 'đất vàng'

(Kiến Thức) -Máy xúc và lực lượng chức năng của 5 phường trên địa bàn quận Ba Đình được huy động để cưỡng chế công trình sai phạm.

Từ 7h ngày 28/6, lực lượng chức năng đã có mặt ở khu vực công trình sai phạm trên dự án công hóa mương Phan Kế Bính (Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) để tháo dỡ một số công trình xây trái phép tại đây.

“Chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng của phường Cống Vị và bốn phường giáp ranh với hơn 100 người tham gia cưỡng chế”, ông Nghiêm Đức Hùng - Trưởng phòng văn hóa thông tin quận Ba Đình cho biết.

Cơ quan chức năng phong tỏa đường Phan Kế Bính để tiến hành cưỡng chế. Ảnh: Gia Chính

Cơ quan chức năng phong tỏa đường Phan Kế Bính để tiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

Mọi ngả đường vào khu vực cưỡng chế dài hơn 100 m đều được phong tỏa, các hộ kinh doanh ở khu vực đối diện được yêu cầu tạm ngừng hoạt động. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đứng quan sát sự việc.

Sau khi đại diện UBND quận Ba Đình đọc quyết định cưỡng chế, hai chiếc máy xúc cùng nhiều công nhân bắt đầu tiến hành công việc tháo dỡ. Đại diện quận Ba Đình cho hay, trong lần cưỡng chế này, quận sẽ tháo dỡ công trình không phép tại ô số 3 của dự án, bao gồm: Khu vực nhà không phép tiếp giáp phố Nguyễn Văn Ngọc; khu vực kinh doanh siêu thị, kinh doanh Spa và văn phòng của doanh nghiệp...

Các công trình không phép được quận Ba Đình tiến hành cưỡng chế trước. Ảnh: Gia Chính

Các công trình không phép bịquận Ba Đình tiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

"Chúng tôi tháo dỡ các công trình không phép trước, còn những công trình sai phép thì quận sẽ có kế hoạch cụ thể trong thời gian tới”, ông Nghiêm Đức Hùng nói.

Trước đó ngày 26/6, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết đã tiếp nhận đơn kiện Chủ tịch UBND quận Ba Đình của Công ty cổ phần Đa quốc gia.

Quận Ba Đình tiến hành cưỡng chế trong sự phản đối của Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia. Ảnh: Gia Chính

Quận Ba Đình huy động máy xúctiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

Bà Nguyễn Thị Hường (Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đa quốc gia) cho biết, doanh nghiệp có đủ giấy tờ để khẳng định việc sử dụng đất là đúng mục đích với giấy phép đã được cấp, do vậy "nếu như quận Ba Đình cưỡng chế thì chúng tôi sẽ tiến hành các động thái để bảo quyền lợi của mình”.

Nuôi cá chiên giá bạc triệu/con, dân vùng lòng hồ Hòa Bình phát tài

Cá chiên, chạch chấu, trắm đen... là giống cá đang được bà con nông dân đất Mường (Hòa Bình) thuần hóa và nuôi thành công trên hồ thủy điện Hòa Bình. Từ nhiều năm nay nghề nuôi cá đặc sản mang lại ấm no cho bà con.

Chị Nguyễn Thị Dung ở xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu là một trong những hộ đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá chiên. Mỗi năm nghề nuôi cá đã mang lại cho gia đình chị cả trăm triệu đồng. Chị Dung chia sẻ, với giá bán 350 -400 nghìn đồng/1kg, mỗi con cá chiên trị giá cả triệu đồng.