Cứu hộ thành công 80% động vật hoang dã ở Phong Nha

Sau 10 năm đi vào hoạt động, 80% động vật hoang dã ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã được cứu hộ thành công.

Trong 10 năm qua, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã thực hiện cứu hộ được 800 cá thể động vật hoang dã thuộc 46 loài; trong đó, có 20 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 25 loài nằm trong danh mục Nghị định 32/NĐ-CP như Voọc, gấu ngựa, rùa hộp trán vàng, cầy vằn bắc, rồng đất…
Loài Voọc được bảo tồn trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
 Loài Voọc được bảo tồn trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Ông Đinh Huy Trí, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết dù trực thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) nhưng hoạt động cứu trợ của đơn vị lại rộng khắp các tỉnh miền Trung.
Hiện nay, điều kiện nhân lực thiếu, kinh phí hạn hẹp, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng chính là những khó khăn, trở ngại lớn nhất để đơn vị đẩy mạnh hoạt động cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.
Trung tâm cứu cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện mới có 2 chuồng nuôi thú lớn, 14 ô chuồng đa năng dùng để tiếp nhận, cứu hộ các loại thú nhỏ, linh trưởng, 1 khu cứu hộ rùa và 1 phòng thú y phục vụ công tác sơ cứu chứ chưa thể tiến hành đại phẫu cho động vật được.
Vì vậy, theo ông Trí, nếu xảy ra tình huống bắt buộc phải cứu hộ động, thực vật với số lượng lớn thì Trung tâm sẽ không đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu./

Cận cảnh cú đớp chết chóc của cá sấu khủng (7)

(Kiến Thức) - Ngựa vằn là miếng mồi ngon “đẫm máu” của sát thủ đầm lầy, trăn hóa xác chết dưới hàm răng sắc lạnh của cá sấu, ếch lọt thỏm trong miệng…

Ngựa vằn thất bại trước hàm răng sắc nhọn của cá sấu, trở thành miếng mồi ngon, “đẫm máu” của sát thủ đầm lầy.
Ngựa vằn thất bại trước hàm răng sắc nhọn của cá sấu, trở thành miếng mồi ngon, “đẫm máu” của sát thủ đầm lầy. 

Độc đáo công nghệ làm đẹp thế kỷ trước

(Kiến Thức) - Máy sấy, máy tẩy tàn nhang, mặt nạ xông hơi… của phái đẹp những năm 20-30 khiến người ta phải “choáng váng” khi chứng kiến.

Máy sấy “khổng lồ” được dùng trong những năm 20.
Máy sấy “khổng lồ” được dùng trong những năm 20. 

Phát hiện loài cá không mắt ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Loài cá này sống trong dòng suối của động, hình thù giống như cá trê, có 2 râu phía trước, khối lượng dao động từ 0,5 - 1kg/con và không hề có mắt.
[links()]
f
Những đàn dơi ở trong động Thiên Đường.
Đây là một trong những phát hiện của tổ khảo sát thuộc Ban quản lý Khu du lịch sinh thái động Thiên Đường (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) khi khảo sát động vào sáng 10/5.

Tổ khảo sát cũng phát hiện nhiều loài động, thực vật lạ sống trong hang động không có ánh sáng này.

Anh Phạm Xuân Trung, Tổ phó Tổ khảo sát động Thiên Đường, thuộc tập đoàn Trường Thịnh, cho biết, tổ khảo sát còn phát hiện 1 loài côn trùng có hình thù không giống loài nào ngoài tự nhiên.

Mình của loài côn trùng này giống một loài dế nhỏ, thân dài khoảng 1 - 1,5cm nhưng râu, 2 càng sau và chân rất dài. Cơ thể của loài này có sự xen lẫn của màu nâu nhạt nhẹ và màu trắng.

Ngoài 2 loài này, tổ khảo sát cũng rất nhiều lần bắt gặp những đàn dơi nhưng tốc độ bay của chúng chậm hơn so với dơi tự nhiên. Ngoài ra còn có những đàn tép riu sống dưới suối động và nhiều con nhện kích thước thân nhỏ...

Bên cạnh đó, ở động Thiên Đường cũng xuất hiện một số cây lạ được nảy mầm nhô lên từ nền đất sét mềm ướt của hang động. Loại cây này có 2 lá mầm, màu lá không xanh như bình thường mà rất nhạt, thân trắng muốt…

Theo Dân trí