Cựu Chủ tịch TP Hạ Long Phạm Hồng Hà tiết lộ về các gói thầu khi bị bắt

Cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long, Quảng Ninh khi bị bắt, khám xét nói rằng việc đấu thầu là qua mạng.

Theo video ghi lại cảnh lực lượng chức năng bắt cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long, Quảng Ninh - Phạm Hồng Hà được Báo Tiền Phong, chuyên trang Phapluatplus (Báo Pháp Luật) và tạp chí Zing.vn đăng tải thì thời điểm bị bắt, ông Hà có tiết lộ thông tin về các gói thầu và phân bua về sai phạm của cá nhân. 

Cụ thể, nội dung đoạn clip cho thấy sau khi đại diện cơ quan điều tra đọc lệnh khám xét, ông Phạm Hồng Hà liền nói: "Tất cả hồ sơ mời thầu, đấu thầu qua mạng".

Cuu Chu tich TP Ha Long Pham Hong Ha tiet lo ve cac goi thau khi bi bat
  Cơ quan chức năng khám xét nhà ông Phạm Hồng Hà.
Theo Tiền Phong: "Sau khi nghe lực lượng chức năng đọc lệnh bắt và khám xét, ông Phạm Hồng Hà, cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho rằng bản thân bị oan, vì không làm sai. Ông Hà nói, các gói thầu đều được đấu giá qua mạng và đấu giá công khai, nếu vì thế mà bị bắt thì phải bắt rất nhiều người".
Thông tin ban đầu, việc khám xét và bắt tạm giam ông Phạm Hồng Hà (nguyên Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long), do Công an tỉnh Quảng Ninh bước đầu xác định từ năm 2017 đến năm 2021, Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 3 đã ký các hợp đồng quản lý, bảo trì tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ký hợp đồng điều tiết đảm bảo giao thông cầu sông Chanh với Cục đường thủy nội địa Việt Nam và hợp đồng điều tiết đảm bảo giao thông với một số đơn vị khác.

Quá trình thực hiện các hợp đồng nêu trên, một số cá nhân là lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần Quản lý đường sông 3 đã có hành vi hợp thức hóa hồ sơ, lập khống chứng từ nhằm nghiệm thu, quyết toán vượt quá khối lượng công việc thực tế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Đồng thời, thông đồng với một số cán bộ Ban quản lý vịnh Hạ Long để tạo điều kiện được ký hợp đồng quản lý, bảo trì, đảm bảo điều tiết giao thông tại vịnh Hạ Long trái quy định.

Cuu Chu tich TP Ha Long Pham Hong Ha tiet lo ve cac goi thau khi bi bat-Hinh-2
 Ông Phạm Hồng Hà - cựu Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long.

Căn cứ kết quả, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố 6 bị can thuộc Công ty cổ phần Quản lý đường sông 3 về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, bắt giam 3 bị can gồm: Phạm Văn Phả (Chủ tịch Hội đồng quản trị), Đỗ Công Hào (GĐ Công ty cổ phần Quản lý đường sông 3), Phạm Văn Chinh (Phó Giám đốc).

Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 3 bị can gồm: Nguyễn Hải Anh (nguyên Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật), Ngô Thị Thu Lư (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch) và Lê Kim Hoa (nhân viên Công ty).

Mở rộng vụ án, ngày 10 và 14/5, Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam đối với các bị can nguyên là lãnh đạo và nhân viên Ban Quản lý vịnh Hạ Long gồm: Bùi Sĩ Giáp (nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan Ban Quản lý Vịnh Hạ Long), Phạm Thái Dương (nhân viên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long) về hành vi nhận hối lộ.

Ông Phạm Hồng Hà (nguyên Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long) về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Quanh vụ bắt cựu Chủ tịch TP Hạ Long: Hé lộ những góc khuất

Vừa “hạ cánh” chưa được 2 năm, cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) Phạm Hồng Hà ( sinh năm 1960) bất ngờ bị khởi tố, bắt giam.

Giàu cỡ nào?

Xuất thân từ dân xây dựng, ông Hà từng kinh qua nhiều vị trí để lên đến chức Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long. Tháng 6/2014, ông Phạm Hồng Hà chính thức được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hạ Long và cũng từ đây, ông kiêm luôn chức Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long.

Biệt thự “khủng” xây trên đất nông nghiệp ở Hải Dương: Chủ đầu tư cam kết gì?

Chủ đầu tư căn biệt thự trái phép trên đất nông nghiệp tiếp tục cam kết tự tháo dỡ, trả lại nguyên trạng ban đầu, bàn giao mặt bằng trước ngày 31/5.

Thông tin mới nhất về căn biệt thự xây dựng trên đất nông nghiệp khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép giáp nhà máy nhôm Hưng Phát của Công ty CP thương mại Phương Trung (xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), sau khi Báo Tri thức và Cuộc sống phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Gia Lộc ông Lê Văn Tuấn cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Hồng Hưng yêu cầu chủ doanh nghiệp tháo dỡ công trình vi phạm trong tháng 5/2022.

"Quan chức giàu là điều đáng mừng, giàu thế nào mới đáng bàn!"

“Quan chức giàu là điều đáng mừng, bởi kiếm được nhiều tiền cũng thể hiện phần nào năng lực của họ, nhưng phải giàu chính đáng, hợp pháp”.

Nếu nhìn dưới góc độ khách quan, từ nhiều khía cạnh khác nhau thì cán bộ, đảng viên cũng là con người, là công dân và tất nhiên mọi công dân thì đều bình đẳng trước pháp luật. Trong đó, bình đẳng về thu nhập và các hoạt động kinh tế đã được pháp luật quy định rõ: “Người dân được làm những việc pháp luật không cấm. Cán bộ, đảng viên được làm những việc pháp luật cho phép”.

Mới đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi ông Phạm Hồng Hà – cựu Chủ tịch TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị bắt. Việc quan chức bị bắt, hay nói theo tiếng lóng mà dư luận hay gọi là “vào lò” trong bối cảnh toàn Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang quyết tâm chống tham nhũng là chuyện “thường ở huyện”. Tuy nhiên, việc ông Hà bị bắt kèm theo việc niêm phong 4 xe ô tô hạng sang trị giá khoảng 20 tỷ và ngôi biệt thự “view” biển được cho có giá trị cả 100 tỷ khiến dư luận dậy sóng. Sau sự việc, những tiếng xì xầm từ trong nhà ngoài ngõ cho đến trên mạng xã hội lại râm ran: “Quan chức nên mới giàu thế!”

Khối tài sản hàng trăm tỷ của ông Phạm Hồng Hà -nguyên Chủ tịch TP Hạ Long sau khi ông bị bắt được cơ quan chức năng niêm phong khiến dư luận xôn xao.
Khối tài sản hàng trăm tỷ của ông Phạm Hồng Hà -nguyên Chủ tịch TP Hạ Long sau khi ông bị bắt được cơ quan chức năng niêm phong khiến dư luận xôn xao.
Việc cựu Chủ tịch TP Hạ Long giàu, sở hữu nhiều tài sản giá trị có liên quan đến sai phạm trong quá trình ông đương chức hay không?, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả không lạm bàn về việc đó. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, một bộ phận người dân có “căn bệnh”: Ghét giàu một cách tiêu cực. Đặc biệt, là ghét quan chức, cán bộ giàu. Dư luận cho rằng sự giàu có của một bộ phận cán bộ, đảng viên phần lớn là do liên quan đến tiêu cực, do tham nhũng mà có, chứ ít ai thừa nhận sự giàu có của đội ngũ cán bộ, quan chức là do tài năng của họ.