Cựu cán bộ GD&ĐT Sơn La: 'Không nâng điểm thi sẽ không tồn tại được'

Trong phần nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga nhận thấy hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng cấp trên bố trí không làm sẽ không tồn tại được.
 

Chiều 26/5, HĐXX tuyên bố kết thúc phần tranh luận và gọi 12 bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La năm 2018 lên nói lời sau cùng trước tòa.
Tại bục khai báo, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng - Sở GD&ĐT Sơn La) nhận thấy hành vi của bản thân sai trái, vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng đến kỳ thi. Trong quá trình khai báo, bị cáo thành khẩn, tự thú. Quá trình công tác, bị cáo đạt nhiều thành tích.
"Bị cáo là người trực tiếp tham gia tổ chấm thi và được cấp trên bố trí, sắp xếp và thực hiện hành vi sửa nâng điểm. Nếu bị cáo không làm sẽ không tồn tại được", bị cáo Nga trình bày và mong muốn HĐXX xem xét được hưởng khoan hồng để sớm trở về chăm sóc người thân.
Sau đó, bị cáo Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT) tỏ ra rất hối hận về hành vi của mình.
Cuu can bo GD&DT Son La: 'Khong nang diem thi se khong ton tai duoc'
 Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga tại phiên tòa xét xử vụ án gian lận thi cử năm 2018 ở Sơn La.
Quá trình điều tra, bị cáo thành khẩn khai báo, bị cáo cũng có nhiều thành tích trong thời gian công tác. Huynh mong HĐXX tuyên mức án nhẹ hơn đề nghị của đại diện VKSND tỉnh Sơn La.
Là người tiếp theo được nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Minh Khoa (cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an Sơn La) thừa nhận trong kỳ thi, vì tình cảm nể nang đồng nghiệp và mối quan hệ khác, bị cáo nhận lời nhờ qua người khác để xem điểm cho 5 thí sinh.
Khi vụ án xảy ra, bị cáo nhận thức đó là việc làm sai phạm khi nhờ xem điểm trước khi Bộ GD&ĐT công bố điểm. Sai phạm đó có thể còn vi phạm danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước. "Hành vi đó còn làm mất uy tín của ngành, của Công an tỉnh Sơn La nhưng trong quá trình công tác, bị cáo đã có nhiều thành tích" - Cựu Trưởng phòng An ninh nói.
Nói về hoàn cảnh của mình, Khoa cho biết hiện nay vợ đang bị ung thư di căn giai đoạn cuối sức khỏe rất yếu, đang sống một mình. Bố đẻ bị cáo cũng mắc bệnh ung thư đang sống một mình, còn mẹ của bị cáo chứng kiến những gì xảy ra đối với bị cáo quá đau lòng và vừa mới mất.
Chính vì vậy, Nguyễn Minh Khoa cho rằng bố và vợ của bị cáo rất cần sự chăm sóc của bị cáo. Mong HĐXX xem xét để cho bị cáo cơ hội làm tròn chữ hiếu của người con, chữ nghĩa với người vợ.
"Bi cáo vẫn khẳng định không thực hiện hành vi đưa hối lộ. Mong HĐXX xem xét lại, đề nghị tuyên bị cáo vô tội trả tự do cho bị cáo tại toà", bị cáo Khoa nói.
Bị cáo Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT) bước lên bục khai báo thừa nhận bị cáo gây hậu quả nghiêm trọng và làm ảnh hưởng uy tín ngành giáo dục, đồng thời làm mất cơ hội của nhiều thí sinh.
“Bị cáo sốc và hoảng loạn tinh thần trong thời gian dài. Bị cáo đã tự làm mất uy tín của bản thân”, bị cáo này nói.
Đồng thời, bị cáo Yến mong HĐXX không vì sức ép của dư luận hay sức ép nào khác, đánh giá chứng cứ khách quan để đưa ra bản án khách quan, tạo điều kiện cho các bị cáo cơ hội sớm trở về.
Cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT cũng khẳng định bản thân không chỉ đạo hay tác động đến bất kỳ ai để làm trái quy định. Từ đó, ông Yến đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội.
Bị cáo Đỗ Khắc Hưng nói lời sau cùng: "Cả đời cống hiến cho sự nghiệp vì an ninh tổ quốc nhưng hôm nay phải đứng hầu tòa. Bi cáo ăn năn, khai báo thành khẩn và hợp tác cơ quan an ninh điều tra, mong HĐXX tuyên mức án nhẹ hơn đề nghị của đại diện VKSND".
Ngoài ra, các bị cáo khác mong HĐXX xem xét tình tiết giảm nhẹ để tuyên mức án nhẹ hơn đề nghị của đại diện VKSND. Riêng Nguyễn Thị Thành Nhàn, Đinh Hải Sơn và Hoàng Thị Thành xin hưởng án treo.
Đến 18h30 ngày 26/5, HĐXX tuyên bố nghị án và sẽ tuyên án vào 8h sáng 29/5.
Đại diện VKSND tỉnh Sơn La đề nghị mức án đối với 12 bị cáo:
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga bị đề nghị mức án từ 16-17 năm tù tội “Nhận hối lộ”, 7-8 năm “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Tổng hợp hình phạt đề nghị đối với nữ bị cáo là 23-25 năm tù.
Bị cáo Lò Văn Huynh bị đề nghị 17-18 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, 6-7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt đề nghị 23-25 năm tù.
Bị cáo Cầm Thị Bun Sọn bị đề nghị 4-5 năm tù tội "Nhận hối lộ", 5-6 năm tù tội "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Tổng hợp hình phạt đề nghị 9-11 năm tù.
Đối với 4 bị cáo bị truy tố về tội "Đưa hối lộ", VKS đề nghị, Nguyễn Minh Khoa và Trần Văn Điện cùng 12-13 năm; bị cáo Hoàng Thị Thành và Lò Thị Trường cùng 2-3 năm tù.
VKS đề nghị HDXX tuyên bị cáo Trần Xuân Yến 7-8 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cùng tội danh trên, bị cáo Đặng Hữu Thủy bị đề nghị 6-7 năm tù; bị cáo Đỗ Khắc Hưng 5-6 năm; bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Đinh Hải Sơn 2-3 năm tù.

Xét xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Gần 50 người được triệu tập

(Kiến Thức) - Trong phiên xét xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La, ngoài 8 bị cáo phải hầu tòa, trong số 47 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan còn có các thí sinh trong danh sách nâng điểm và phụ huynh của những thí sinh này.

Hôm nay (ngày 16/9), TAND tỉnh Sơn La mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 diễn ra tại tỉnh này.
Xet xu vu gian lan thi cu o Son La: Gan 50 nguoi duoc trieu tap
Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La nơi diễn ra phiên tòa 

Kỷ luật Bí thư xã ở Hà Nội: Nhiều quan “bay ghế” vì bài bạc

(Kiến Thức) - Trong thời gian gần đây, liên tục xảy ra trường hợp đánh bạc ăn tiền trong đó có cả người làm trong cơ quan nhà nước dẫn đến kỷ luật, thậm chí bị cách hết chức vụ.

Ky luat Bi thu xa o Ha Noi: Nhieu quan “bay ghe” vi bai bac
Kỷ luật Bí thư xã ở Hà Nội vì đánh bạc: Ngày 26/5, trên Báo Người Lao Động đưa tin Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Thanh Oai (Hà Nội) đã kỷ luật, đưa ra khỏi quy hoạch và không đưa vào danh sách ứng cử cấp ủy khóa mới đối với ông Lê Văn Ngọc - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã Cao Viên, huyện Thanh Oai vì tham gia đánh bài. (Ảnh: NLD)
Ky luat Bi thu xa o Ha Noi: Nhieu quan “bay ghe” vi bai bac-Hinh-2
Ông Ngọc được xác định là một trong 4 người đánh bạc trong đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội vào giữa tháng 3/2020. (Ảnh minh họa)
 
Ky luat Bi thu xa o Ha Noi: Nhieu quan “bay ghe” vi bai bac-Hinh-3
Cách chức chủ tịch xã đánh bạc giữa mùa dịch ở Hà Tĩnh: Ngày 21/5, thông tin từ Văn phòng UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ông Lê Ngọc Huấn - Chủ tịch UBND huyện này đã ký quyết định kỷ luật với hình thức cách chức đối với ông Phạm Đại Dũng - Chủ tịch UBND xã Hương Lâm huyện Hương Khê.
Ky luat Bi thu xa o Ha Noi: Nhieu quan “bay ghe” vi bai bac-Hinh-4
Ông Dũng được xác định đã tham gia đánh bạc cùng với 8 người dân địa phương. Ngoài việc cách chức, ông Dũng cùng những người tham gia đánh bạc bị xử phạt từ 1,5 - 2 triệu đồng/người.

Ky luat Bi thu xa o Ha Noi: Nhieu quan “bay ghe” vi bai bac-Hinh-5
Cựu Chánh Thanh tra Bộ TT&TT: Ngày 13/3, ông Đặng Anh Tuấn - Cựu Chánh Thanh tra Bộ TT&TT đã bị TAND tỉnh Phú Thọ tuyên 34 tháng cải tạo không giam giữ và cấm bị cáo đảm nhiệm chức vụ 2 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ. (Ảnh: TTXVN)

Hiệu trưởng Phú Yên nhờ người thi hộ: Đạo đức nghề giáo là gì?

(Kiến Thức) - Ông Huỳnh Cát Tạo, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Anh Hào nhờ người làm bài kiểm tra hộ nhằm hoàn thành chương trình học Đại học Sư phạm Toán, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo, cần bị xem xét kỷ luật.

UBND huyện Tây Hòa (Phú Yên) đang tiến hành các bước để xử lý kỷ luật đối với ông Huỳnh Cát Tạo, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Anh Hào (xã Hòa Bình 1). Ông Huỳnh Cát Tạo bị xem xét kỷ luật do hiệu trưởng này nhờ người làm bài kiểm tra hộ nhằm hoàn thành chương trình học Đại học Sư phạm Toán, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo.
Cụ thể, đạo đức nhà giáo được quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT.