![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Kính chào chị Hạnh Dung!
Vợ chồng tôi cưới nhau được bốn năm, do hoàn cảnh, tôi phải đi làm xa nhà hơn 50km, mỗi tuần tranh thủ lắm mới về nhà được một lần.
Vợ tôi hiền lành, chịu khó. Tôi muốn đi làm một thời gian, kinh tế gia đình tạm ổn định, xây được nhà rồi mới có con, nhưng cô ấy thì muốn có con ngay. Hiện hai vợ chồng đang ở nhà thuê, cô ấy mở tiệm làm đầu. Nếu có con mà vợ một nơi chồng một nẻo tôi cũng không yên tâm. Thế nhưng, tôi nói sao cô ấy cũng không chịu nghe, còn cho là tôi ưa đi đây đi đó, cô này cô nọ nên không muốn có con. Tôi có cảm giác vợ tôi muốn có con chỉ để giữ chân tôi ở nhà. Tôi về địa phương thì thu nhập chẳng đáng là bao, chẳng biết bao giờ khá được. Đợt mới đây tôi về thăm nhà, cô ấy chủ động “đánh úp”, rồi tuyên bố là đã có thai. Tại sao phụ nữ cứ ưa rước thêm vất vả vào thân? Tôi phải làm gì bây giờ?
Ảnh minh họa.
Đầu tiên là chúc mừng anh lên "chức" bố, dù chưa thật sự sẵn sàng. Từ góc độ một người phụ nữ, Hạnh Dung mong anh sẽ không ép vợ phải phá thai, phải “chờ cho ổn định” rồi mới có con. Hạnh Dung hiểu nỗi khao khát làm mẹ của phụ nữ, đó là thiên chức, là tình cảm thiêng liêng mãnh liệt mà chỉ phụ nữ mới cảm nhận được hết. Rồi anh sẽ thấy, khi đứa con trong bụng vợ lớn dần, tình cảm làm cha trong anh cũng sẽ lớn theo.
Anh, với “tầm nhìn chiến lược” của đàn ông, đã quy ước khi nào ổn định kinh tế mới có con. Nhưng vợ anh cũng có cách nhìn riêng của chị: tuổi sinh nở của phụ nữ có giới hạn, sinh con khi tuổi mẹ đã lớn, khó khăn nhiều bề mà đứa trẻ chưa hẳn khỏe mạnh, thông minh như khi được sinh ra trong thời kỳ sung sức nhất của người mẹ. Sinh con là một chuyện, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cũng cần nhiều thời gian. Vì vậy, việc chị mong muốn sinh con ngay từ bây giờ là có thể hiểu được. Cũng nhiều người vợ muốn có con để giữ chân chồng, nhưng đó không phải là lý do đầu tiên hay duy nhất. Đứa con là mối dây thiêng liêng gắn kết vợ chồng, là yếu tố làm nên một gia đình đầy đủ, trọn vẹn. Ai cũng biết có con là thêm mệt mỏi vào mình, nhất là vất vả cho phụ nữ, nên việc vợ anh mong muốn có con cũng đồng nghĩa với việc chị ấy chấp nhận vất vả vì con, vì gia đình, đó là điều đáng mừng, đáng trân trọng. Đừng vội quy kết vợ “đánh úp” mình, hãy xem đó là một hạnh phúc do tạo hóa ban tặng. Có câu “trẻ con tìm mình chứ mình không tìm được trẻ con”, đứa trẻ đến như một phúc lành, có khi đầy đủ tiền bạc, vật chất nhưng cũng không thể tìm được phúc lành ấy đâu, anh ạ.
Ông bà có câu “biết đủ là đủ”, chờ đợi thì cũng có thời hạn, không ai chờ được đến lúc có đủ tiền, đủ nhà, vì biết thế nào là đủ. Chúc anh chị hạnh phúc chào đón đứa con đầu lòng và cùng chuẩn bị thật tốt để bé ra đời được hưởng trọn vẹn tình cảm yêu thương của mẹ cha.
Trong phim, cô gái nhất quyết từ hôn, vì câu trả lời của vị hôn phu về ký ức đẹp nhất trong đời không phải là mình, mà về một bàn thắng thể thao từng ghi được. Đó cũng là lần đầu tiên, cả anh và em nhất trí với nhau, tình huống ấy là ngớ ngẩn, không thật. Đàn ông mà, làm sao đủ tâm trí để lãng mạn như kiểu chị em đòi hỏi được cơ chứ! Rồi anh hỏi, em xem anh chàng kia có đáng bị “xử” như vậy không?
Trước anh, em giả vờ im lặng, chăm chú vào những pha hài hước trên màn ảnh. Nhưng, trong suy nghĩ, em vẫn ủng hộ quyết định của vai nữ chính. Em cũng băn khoăn, vậy ký ức đẹp nhất của anh là gì, với ai, có liên quan chút nào đến hai mẹ con em không?
Em bỗng tự vấn, xem những khoảnh khắc nào là không thể quên trong đời. Để rồi bàng hoàng nhận ra, ngập ngời trong ký ức là hình ảnh anh, đơn giản và đời thường đến không tin được.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Em nhớ lần đầu tiên chúng mình đi ăn tối, khi đi bộ anh đã hai lần đổi bên, để em có thể an tâm mà nép vào phía không xe lúc qua đường… Nhỏ nhặt thôi, mà em mãi không quên. Cảm giác xúc động lúc ấy, chắc nói ra anh cũng không tin là em… sến tới mức đó! Một lần, anh đội mưa mang đến cổng công ty em mấy ly sương sa hột lựu ngọt lừ. Món chè đó, sau này bao nhiêu dịp em nếm lại, vẫn không sao tìm được cảm giác khó tả hôm đó.
Ngày em báo tin mình mang thai, anh đã chở em đến tiệm bán đầm bầu, kiên nhẫn ngồi chờ em thử hết cái này đến cái khác. Tiệm hoành tráng, toàn hàng đẹp, mấy cô nhân viên chu đáo ân cần, chỉ có em là vụng về lóng ngóng. Khi em đứng lên cái bục lớn, bối rối xoay một vòng để anh ngắm, anh đã buột miệng khen, em đẹp giống như cô dâu đang thử áo cưới. Em đã lặng nhìn anh rất lâu, hạnh phúc tràn lên mi mắt, không sao kìm giữ được. Không có sự so sánh nào làm em bất ngờ đến vậy. Bởi, mình đã không may mắn có được cùng nhau một đám cưới đầy đủ, rỡ ràng. Giây phút ấy, em biết mình thật sự thuộc về anh, vĩnh viễn là người đàn bà của riêng anh mà thôi.
Năm đó, khi con một tháng bốn ngày, em ra ngoài lần đầu tiên sau khi sinh, mới có “cơ hội” nhìn thấy anh lọng cọng ẵm con trên đôi tay vạm vỡ, đưa qua đưa lại, dỗ dành. Giọng đàn ông rổn rảng hát một bài nhạc, đâu như là… Tiếng chày trên sóc Bombo để ru con. Kỳ lạ thay, thằng nhóc vốn hay ra rả khóc lại nằm im trên tay ba nó, vẻ như lắng nghe! Hình ảnh cha con ấm áp đó, tuy buồn cười mà in dấu mãi lòng em.
Bình yên làm sao khi em nhận ra, ký ức về anh ngập tràn quanh em. Hôm qua. Hôm nay. Và mãi mãi.
Từ trước đến nay, y văn thường nói đến hiện tượng trầm cảm sau sinh, sau ly hôn, sau đổ vỡ trong công việc… chứ ít khi nói đến hiện tượng trầm cảm sau… kết hôn. Trong thực tế, hiện tượng này không phải là hiếm tuy chưa có con số thống kê chính xác bởi đây là vấn đề khá tế nhị và thường bị người trong cuộc giấu giếm.