Cuối năm nay, Trung Quốc sẽ có tên lửa S-400

(Kiến Thức) - Nga sẽ bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc vào cuối năm nay (2016). 

Nguồn tin quân sự cấp cao Nga mới đây đã tiết lộ cho Sputnik News rằng, Almaz-Antey sẽ bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc trong cuối năm nay (năm 2016).
"Khoảng cuối năm nay", nguồn tin trả lời báo chí khi được hỏi kế hoạch Nga bàn giao tên lửa S-400 tới Trung Quốc.
Cuoi nam nay, Trung Quoc se co ten lua S-400
Bệ phóng tên lửa S-400.
Tuy hiện phía Nga chưa công bố chi tiết giá trị hợp đồng S-400 với Trung Quốc, tuy nhiên một số nguồn tin cho biết là có thể Nga bán 6 tiểu đoàn S-400 với tổng giá trị 3 tỷ USD cho Trung Quốc.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất thế giới hiện nay, có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không gồm cả tên lửa đạn đạo. Hệ thống đạt tầm bắn xa đến 400km, độ cao diệt mục tiêu 30km. Theo báo chí Nga, hệ thống điều khiển của S-400 có thể đồng thời dẫn đường cho 72 quả tên lửa, đánh chặn 36 mục tiêu trên không.
Phiên bản xuất khẩu S-400 cho Trung Quốc sẽ bị giới hạn tầm bắn, theo đó đạn 40N6E chỉ đạt cự ly tác chiến khoảng 380km (40N6 của Nga đạt 400km).
Trước S-400, Trung Quốc đã từng nhập khẩu số lượng các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1/PMU2 và S-300FM hoạt động trên tàu chiến. Trên cơ sở S-300, Trung Quốc đã tự phát triển mẫu HQ-9 với tính năng ngang ngửa.

Mỹ làm gì với F-105 đối phó tên lửa SAM-2 Việt Nam? (1)

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ đã liên tục cải tiến các máy bay tiêm kích bom F-105 mang thiết bị đối phó tên lửa SAM-2 nguy hiểm của Việt Nam.

S-75 Dvina và việc phát triển dự án “Wild Weasel”
Vào cuối mùa xuân năm 1965, Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận được những tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2 Guideline) từ Liên Xô và thành lập trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên, mang phiên hiệu 236.

Bất ngờ về tàu sân bay Minh Tư Khắc của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc từng mua tàu sân bay Minsk từ Ukraine nhưng dành cho mục đích khác thay vì quân sự.

Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc
Tàu sân bay Minsk có tổng chiều dài 274m, mặt boong rộng 47,2m, trọng tải hơn 40.000 tấn. Nó vốn là một tàu sân bay lớp Kiev của Liên Xô và đã được cho nghỉ hưu từ năm 1993. Sau này nó được doanh nghiệp Trung Quốc mua về và cải tiến thành một công viên về chủ đề quân sự, mang tên Thế giới tàu sân bay Minh Tư Khắc Thâm Quyến.
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-2
 Tàu sân bay Minsk xưa kia là lớp tàu sân bay thứ hai của Liên Xô, thuộc lớp Kiev II, được đưa vào phục vụ năm 1978. Tên của nó được đặt theo tên thành phố anh hùng của Liên Xô, đó là Minsk – thủ phủ của Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô (Nay là thủ đô của Belarus).
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-3
 Năm 1979, tàu sân bay Minsk được biên chế vào Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, do sự khó khăn tài chính của Hạm đội này, Minsk được bán như phế liệu cho công ty Daewoo của Hàn Quốc.
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-4
 Sau đó, một doanh nghiệp Trung Quốc đã bỏ tiền mua lại để Minsk không bị phá dỡ. Tháng 5/2000, nó được đại tu tại vịnh Đại Bàng ở Thâm Quyến, trở thành tàu sân bay đầu tiên được cải tạo thành công viên chủ đề mẫu hạm.
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-5
 Tại thời điểm đó, do luật Công Thương Nghiệp của Trung Quốc quy định không được lấy tên thành phố nước ngoài để đặt tên cho doanh nghiệp Trung Quốc nên cuối cùng tên Minsk cải thành Minh Tư Khắc (dịch âm của từ Minsk).
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-6
 27/9/2000, khu du lịch tàu sân bay Minh Tư Khắc Thâm Quyến khai trương, từ đó đến nay đã được 16 năm.
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-7
 Do tàu sân bay còn là mới mẻ, lạ lùng với đông đảo nhân dân nên ngay từ đầu khu du lịch tàu sân bay này đã trở thành một điểm đến hấp dẫn. Trong tháng đầu khai trương đã đón 400.000 du khách với doanh thu bán vé lên đến hơn 40 triệu tệ. Đến tháng 10 năm 2001, doanh thu bán vé vượt qua 250 triệu tệ.
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-8
 Kể từ đó, tàu sân bay này đổi chủ mấy lần. Ngày 14/1/2016, cơ quan vận hành khu du lịch tuyên bố: Do nhiều nguyên nhân khách quan, công ty quyết định quy hoạch lại, thay đổi địa điểm kinh doanh, ngày 14/2/2016 đóng cửa kinh doanh đối vói khu du lịch tàu sân bay Minh Tư Khắc.
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-9
 Sau đó tàu được kéo lên phía Bắc, tiến vào Nam Thông – Giang Tô, trở thành một bộ phận của khu du lịch tàu sân bay mới.
Bat ngo ve tau san bay Minh Tu Khac cua Trung Quoc-Hinh-10
 Hôm 2/4 tàu sân bay lớp Minsk đã rời Thâm Quyến, dự kiến mất 5 đến 6 ngày lai dắt trên biển, nó sẽ đến xưởng đóng tàu trên đảo Lục Hoành thuộc quần đảo Chu Sơn vào ngày 8/4. Tại đây, sau khi loại bỏ gỉ và sơn lại xong, nó sẽ mang tên Nam Thông và là một bộ phận trong “Thế giới mẫu hạm Nam Thông”.