Cuộc sống rất logic

Trong cái kiếp người ngắn ngủi này, khi sinh ra ta được sinh ra một mình, khi chết đi ta cũng chết đi có một mình.

Cuộc sống rất logic và mọi thứ luôn diễn ra như vốn dĩ nó là. Bởi thế hãy cố gắng luôn mỉm cười trước mọi việc. Không quan trọng bạn giàu hay nghèo, không quan trọng bạn giỏi hay dở - điều quan trọng là bạn từng trải thế nào và hiểu đời ra sao. Những người hiểu đời thì họ có lòng trắc ẩn, họ rất sâu sắc và cách hành xử của họ đi sâu vào lòng người. Tuổi đời và sự từng trải là vô cùng quan trọng. Cái khôn của đứa trẻ sáu tuổi không thể nào bằng cái khôn của ông già sáu mươi tuổi.
Bất kỳ ai cũng có những điểm tốt, điều quan trọng là ta có nhận ra những điểm tốt của họ hay không mà thôi. “Hãy giúp đỡ mọi người như ai đó đã từng giúp đỡ chính mình. Coi như đó là một sự cảm ơn đối với những người đi trước và với những người đã từng giúp đỡ chính mình” (nhạc sĩ Dương Như Phú).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Con đường tìm đến đam mê luôn chứa đầy những thử thách. Chỉ có bạn mới biết được điều gì là tốt nhất cho chính mình. Không ai có được cái quyền năng đó ngoài bạn.
Trong cái kiếp người ngắn ngủi này, khi sinh ra ta được sinh ra một mình, khi chết đi ta cũng chết đi có một mình. Vì thế nếu trên đường đời có những lúc ta thấy cô đơn một mình thì đó cũng là chuyện hoàn toàn bình thường.
Bản thân đồng tiền không có tội, mà cách sử dụng đồng tiền không đúng chỗ sẽ gây nên tội. Càng lớn thì con người ta lại càng không thể thiếu đi những giọt nước mắt và nếu những giọt nước mắt đó được rơi đúng lúc thì nó lại khiến cho tâm hồn trở nên nhẹ nhàng biết bao.
Trái tim có những lý lẽ mà lý trí và những điều sắt đá không thể nào cãi lại nó được.

Chuyện về Đức Phật: Thái tử chịu báo oán

Thuở xưa ở Ấn Ðộ có vua A Dục trị dân rất công bình. Hồi còn trẻ, tính Ngài hay giận dữ nhưng dần dần Ngài trở nên hiền từ dịu dàng.

Nhờ gương sáng của Ngài, nhờ huấn dụ đưa ra, Ngài dạy cho dân tính nhã nhặn đối với mọi người và lòng bác ái đối với kẻ khổ sở.

Bốn giới điều trọng cấm của người xuất gia

Trong đời sống xuất gia của Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, tội Ba-la-di là tội nặng nhất.

Trong phần giải thích thuật ngữ Ba-la-di, tiếng Hoa là “po luo yi fa” (ba-la-di pháp) Tứ Phần Luật giải thích: "Nếu một vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni phạm tội Ba-la-di thì vị Tăng hoặc Ni ấy được xem như là “đã bị cắt đầu.” Người phạm giới hoàn toàn đánh mất đời sống tu sĩ, không còn được sống chung với các vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni thanh tịnh nữa, vị ấy bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn".
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.