Cuộc chiến Syria trước nguy cơ bị quốc tế hóa

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Syria đang trở nên hỗn loạn, căng thẳng cao độ và đứng trước nguy cơ bị quốc tế hóa.

Trong khi Nga đẩy mạnh không kích lực lượng đối lập với chế độ Assad, thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng ráo riết pháo kích lực lượng người Kurd bị Ankara coi là khủng bố nhưng lại được Mỹ ủng hộ. Cuộc chiến Syria đang đứng trước nguy cơ bị quốc tế hóa.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga bên bờ xung đột

Với hàng tựa lớn trên trang nhất “Syria:Thổ Nhĩ Kỳ và Nga bên bờ xung đột”, nhật báo Pháp Le Figaro tập trung phân tích căng thẳng giữa Moscow và Ankara. Le Figaro nhìn nhận tình hình cuộc chiến Syria là “sự rối loạn thế giới mới” thay cho “trật tự thế giới mới”.
Quan hệ Putin-Erdogan: Từ đối tác biến thành đối thủ vì Syria.
Quan hệ Putin-Erdogan: Từ đối tác biến thành đối thủ vì Syria.
Theo Le Figaro, “các nước phương Tây đang can dự một cách thụ động vào một trong những tình huống nguy hiểm nhất mà thế giới biết đến từ nhiều thập kỷ qua”. 
Trong cuộc chiến Syria rối ren hiện nay, “Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang ở rất sát một cuộc đụng độ trực tiếp. Nga thì tấn công lực lượng đối lập với Bashar al-Assad tạo điều kiện giành thêm đất cho các nhóm quân người Kurd, lực lượng vẫn bị Ankara coi là hiểm họa chiến lược”. Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ dọa đưa quân can thiệp trên bộ khiến Nga phải lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ “chiến tranh thế giới mới”.
Báo Le Figaro nhận định: “Kể từ đầu cuộc chiến Syria, chưa bao giờ nguy cơ quốc tế hóa xung đột lại lớn như bây giờ”.

Thế thượng phong của Nga trên “bàn cờ Syria”

Bài xã luận đăng trên báo Le Figaro nhận định rằng “ván bài thực địa đã thay đổi căn bản trong vòng 6 tháng Nga can thiệp” vào Syria. Nếu như mục tiêu ban đầu của Tổng thống Vladimir Putin chỉ là giúp chế độ Assad có thể thương lượng trên thế mạnh, nhưng từ đó đến nay nhiều lợi ích khác đã nảy sinh chồng chéo lên nhau ở chiến trường Syria.
Để minh họa thế thượng phong của Nga trên bàn cờ Syria, Le Figaro cho biết báo chí Nga đều ca ngợi việc quân đội Syria thắng lớn ở Aleppovà đó là bước ngoặt không thể tranh cãi trong việc giải quyết khủng hoảng Syria.
Một thành công khác của Kremlin là “việc sử dụng vũ khí Nga trong chiến đấu gần đây đã gây ấn tượng mạnh cho các khách hàng vũ khí quen thuộc của Nga”. Le Figaro cho biết là trong chuyến thăm Nga hai ngày đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc Phòng Iran có thể đã thương lượng một hợp đồng mua vũ khí Nga lên tới 7 tỷ USD. Teheran đặc biệt chú ý đến kho vũ khí mà Nga đã sử dụng trên chiến trường Syria. Hồi tháng Giêng, Algerie cũng đã đặt mua 12 máy bay ném bom thế hệ mới Su-34, đã được thử nghiệm tại Syria. Indonesia cũng đang muốn mua chiến đấu cơ Su-35S của Nga.

Nga làm thất bại mưu đồ áp đặt của phương Tây

Cuộc chiến ác liệt đã gây ra làn sóng di dân Syria ồ ạt tạo thành áp lực lớn đối với Châu Âu. Qua việc đối đầu trực diện với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã nắn gân NATO một cách có hiệu quả hơn trường hợp Ukraine. Mỹ và Châu Âu tỏ rõ sự lúng túng trước chính sách vị kỷ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Le Figaro, Tổng thống Putin đang khai thác lợi thế để làm thất bại những ý đồ muốn áp đặt “trật tự thế giới” của phương Tây đối với nước Nga . “Washington đã để nước Nga làm chủ cuộc chơi ở Syria và để mặc cho Châu Âu tự xoay sở với khủng hoảng người tị nạn” .

Nga trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo lộn “cuộc chơi” ở Syria

(Kiến Thức) - Các biện pháp trả đũa của Nga sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 có thể trói tay Ankara và làm đảo lộn  “cuộc chơi” ở  Syria.

Bên cạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế, Nga đã giáng trả mạnh mẽ “cú đâm sau lưng của những kẻ  đồng lõa với bọn khủng bố" bằng cách làm đảo lộn  "cuộc chơi" ở Syria. Trên chiến trường, Nga đang theo đuổi sách lược có thể trói tay của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Thiết lập vùng cấm bay trên thực tế và tiếp cận lực lượng người Kurd

Báo Đức: TNK chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga

(Kiến Thức) - Trong bài viết đăng trên báo Đức Der Tagesspiegel,   phóng viên Thomas Seibert  cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga bằng vụ bắn hạ Su-24.

Về việc Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức "gấu" Nga, phóng viên Seibert cho rằng bất kể Ankara nói gì đi chăng nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể so đọ với Nga trên mọi phương diện. Nga không chỉ có thể khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào trình trạng khó khăn, mà còn đặt dấu chấm hết cho “giấc mơ” của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc hàng đầu trong khu vực Trung Đông.
Bao Duc: TNK chuoc hoa khi choc tuc “gau” Nga
Không quân Nga giáng đòn hủy diệt vào các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền bắc Syria. 
Căng thẳng leo thang với Moscow không chỉ dẫn đến việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ankara mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực đối với vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ  trong toàn bộ khu vực Trung Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ lôi kéo đồng minh đem quân vào Syria

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út và một số đồng minh Châu Âu muốn đưa bộ binh vào Syria với chiêu bài  “đánh phiến quân IS”.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết ý định đưa bộ binh vào Syria với sự tham gia của các đồng minh phương Tây, nhưng hiện thời, Mỹ vẫn bác bỏ việc tiến hành một chiến dịch tấn công trên bộ lớn vào Syria.
Tho Nhi Ky loi keo dong minh dem quan vao Syria
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới Syria.
Phiến quân đang tháo chạy ở mạn bắc Aleppo