Nga trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo lộn “cuộc chơi” ở Syria

(Kiến Thức) - Các biện pháp trả đũa của Nga sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 có thể trói tay Ankara và làm đảo lộn  “cuộc chơi” ở  Syria.

Bên cạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế, Nga đã giáng trả mạnh mẽ “cú đâm sau lưng của những kẻ  đồng lõa với bọn khủng bố" bằng cách làm đảo lộn  "cuộc chơi" ở Syria. Trên chiến trường, Nga đang theo đuổi sách lược có thể trói tay của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Thiết lập vùng cấm bay trên thực tế và tiếp cận lực lượng người Kurd
Ankara chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ quốc tế đối với kế hoạch thiết lập một khu vực an toàn trong lãnh thổ Syria trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Sau vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24, đã đặt dấu chấm hết cho kế hoạch đầy tham vọng này.
Nga tra dua Tho Nhi Ky: Dao lon “cuoc choi” o Syria
Sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ S-24, Nga lập tức triển khai S-400 ở Syria.
Với việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400, trên thực tế Nga đã áp đặt “vùng cấm bay” trên không phận Syria.
Chưa hết,  Moscow dường như đang tiếp cận lực lượng người Kurd ở Syria (YPG) – lực lượng vốn được coi là bộ binh chủ lực của liên minh do Mỹ cầm đầu ở Syria và bị Thổ Nhĩ Kỳ gọi là "khủng bố".
Các lực lượng người Kurd Syria (YPG) được Mỹ hậu thuẫn đã đánh bật phiến quân IS khỏi nhiều khu vực dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một nỗ lực để thay đổi hoàn toàn "khuôn mặt của người Kurd" trong liên minh chống IS, YPG đã liên kết với một số lữ đoàn Ả-rập để hình thành "Các lực lượng Dân chủ Syria" (SDF).
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc Nga tiếp cận và tăng cường sức mạnh cho YPG sẽ chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ, nước từ lâu đã lo ngại rằng quyền tự trị của người Kurd ở miền bắc Syria sẽ kích động nguyện vọng tương tự của thiểu số người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.
SDF đang tiến hành các trận chiến khốc liệt với các nhóm đối lập ở Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở một địa bàn chiến lược của Syria và đó là khu vực nông thôn phía bắc Aleppo. Đây là khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là “vạch đỏ” không thể vượt qua đối với người Kurd ở Syria.
Nga tra dua Tho Nhi Ky: Dao lon “cuoc choi” o Syria-Hinh-2
Bản đồ chiếm đóng của các bên ở Syria. 
SDF đã đánh chiếm một số thị trấn do phe đối lập kiểm soát ở khu vực Kilis (mà người Syria gọi là Bab al-Salameh). Đây chính là huyết mạch quan trọng đối với các nhóm nổi dậy thân Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáng nói là, các cuộc không kích của Nga đã tập trung vào phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này trong những ngày gần đây.
Sự đảm bảo ngầm Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ
Kiểm soát khu vực nông thôn phía bắc Aleppo cho phép YPG liên kết các khu vực chủ yếu của người Kurd ở phía bắc Syria như Afrin với các khu vực thuộc quyền quản lý của người Kurd từ thị trấn Kobane đến biên giới Iraq.
Để làm điều này, trước hết  YPG phải kiểm soát được Jarablous, một thị trấn do phiến quân IS  kiểm soát dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong mùa hè vừa qua, YPG  đã đề xuất với Mỹ về việc tấn công đánh chiếm thị trấn Jarablous. Nhưng điều đó đã  không xảy ra vì Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ tiến hành một chiến dịch xuyên biên giới để giáng trả.
Ankara dường như đã “đi đêm” với Washington và có trong tay những bảo đảm mà họ muốn từ phía Mỹ.  Theo những đảm bảo này, người Kurd sẽ không được tiến vào khu vực phía bắc Aleppo và đổi lại liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu được quyền tiếp cận căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để phát động các cuộc tấn công chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Vài ngày trước khi máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, phía Mỹ cho biết sẽ bắt đầu một chiến dịch với Thổ Nhĩ Kỳ khóa chặt các khu vực biên giới bắc Syria  để cắt đứt các tuyến  huyết mạch còn lại của phiến quân IS. Tuy nhiên, hai bên đã không hề đả động đến hoạt động quân sự này.
Làm đảo lộn “cuộc chơi” ở  Syria
Sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga, tình hình đã thay đổi. Tuy các đơn vị YPG vẫn không tiến về phía tây của sông Euphrates, nhưng các đồng minh của YPG  trong SDF đang đe dọa các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở  Kilisquan trọng, một cửa khẩu biên giới quan trọng nằm ở phía tây Jarablous, với sự giúp đỡ của các chiến đấu cơ Nga.
Mất quyền kiểm soát vùng nông thôn phía bắc Aleppo sẽ là một đòn nặng gián vào các nhóm phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ và bản thân Ankara cũng sẽ mất ảnh hưởng đáng kể.
Nga tra dua Tho Nhi Ky: Dao lon “cuoc choi” o Syria-Hinh-3
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biết được yếu huyệt này của Thổ Nhĩ Kỳ, khi kêu gọi các lực lượng của chính phủ Syria và YPG phối hợp tác chiến. 
Xem ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biết được yếu huyệt này của Thổ Nhĩ Kỳ, khi kêu gọi các lực lượng của chính phủ Syria và YPG phối hợp tác chiến. Cho đến này, điều này vẫn chưa xảy ra,  ít nhất về mặt chính thức.
Nhưng các quan chức người Kurd ở Syria đã ngỏ ý rằng họ sẵn sàng để làm việc với bất kỳ lực lượng nài chiến đấu chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo và bất cứ bên nào phấn đấu cho một Syria toàn vẹn lãnh thổ, thế tục và dân chủ. Một liên minh như vậy sẽ làm thay đổi cục diện chiến trường và tương quan lực lượng ở Syria.

Báo Đức: TNK chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga

(Kiến Thức) - Trong bài viết đăng trên báo Đức Der Tagesspiegel,   phóng viên Thomas Seibert  cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga bằng vụ bắn hạ Su-24.

Về việc Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức "gấu" Nga, phóng viên Seibert cho rằng bất kể Ankara nói gì đi chăng nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể so đọ với Nga trên mọi phương diện. Nga không chỉ có thể khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào trình trạng khó khăn, mà còn đặt dấu chấm hết cho “giấc mơ” của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc hàng đầu trong khu vực Trung Đông.
Bao Duc: TNK chuoc hoa khi choc tuc “gau” Nga
Không quân Nga giáng đòn hủy diệt vào các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền bắc Syria. 
Căng thẳng leo thang với Moscow không chỉ dẫn đến việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ankara mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực đối với vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ  trong toàn bộ khu vực Trung Đông.

Mặt trận al-Nusra nguy hiểm không kém gì IS ở Syria

(Kiến Thức) - Trong khi tập trung chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), cộng đồng thế giới cần biết rằng Mặt trận al-Nusra nguy hiểm không kém gì IS ở  Syria.

Đó là cảnh báo của nhà phân tích Daniel R. DePetris trong bài viết đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest. Ông DePetris làm việc cho  Wikistrat Inc., một công ty tư vấn địa chiến lược, và có nhiều bài viết sâu sắc đăng trên CNN.com, Small Wars Journal và tạp chí The Diplomat.
Mat tran al-Nusra nguy hiem khong kem gi IS o Syria
Phiến quân của Jabhat al-Nusra là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống quân chính phủ Syria.
Theo nhà phân tích Daniel R. DePetris, trong khi tập trung nhắm mục tiêu vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo - một tổ chức khủng  rất nguy hiểm, thế giới cũng không được phép bỏ qua Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda đang mưu toan tấn công Mỹ và Châu Âu.