Cuộc chiến chống IS: vũ khí thông minh Mỹ gặp sự cố

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ bẽ bàng vì các vũ khí công nghệ cao của mình liên tiếp gặp sự cố trong các chiến dịch không kích nhằm vào IS.

Tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly cho biết, trong một đoạn video được Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS mới tung lên mạng cho thấy, một nhóm chiến binh người Sunni thân IS đã lấy được một trong những kiện hàng viện trợ mà Quân đội Mỹ đã thả xuống thị trấn biên giới Kobane, phía bắc Syria. Được biết những gói hàng trên là hàng viện trợ của Mỹ để hỗ trợ lực lượng tự vệ người Kurd trong cuộc chiến đấu chống lại bước tiến của IS tại khu vực này.
Đoạn video trên được IS đăng tải trên mạng internet vào hôm 21/10 cho thấy, một chiến binh hồi giáo đang kiểm tra một kiện hàng viện trợ được thả xuống bằng hệ thống thả dù chính xác (JPADS). Bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS nhằm tăng độ chính xác trong trường hợp dù được thả từ độ cao lớn hoặc các khu vực có diện tích hạn chế.
Hình ảnh kiện hàng mà IS lấy được từ các chuyến hổ trợ đường không mà Mỹ viện trợ cho lực lượng người Kurd.
Hình ảnh kiện hàng mà IS lấy được từ các chuyến hổ trợ đường không mà Mỹ viện trợ cho lực lượng người Kurd.
Dựa trên hình ảnh từ đoạn video cho thấy, kiện hàng trên bao gồm các thùng gỗ chứa đạn dược, lựu đạn, súng phòng lựu và cả loại lựu đạn DM41 do Đức chế tạo, cùng một số trang bị hậu cần khác.
Trươc đó vào hôm 20/10 Bộ quốc phòng Mỹ cũng cho biết, một chiếc máy bay vận tải của Quân đội Mỹ đã tiến hành thả nhiều kiện hàng viện trợ gần thị trấn Kobane trong đêm, nhằm tiếp tế cho lực lượng tự vệ người Kurd đang bảo vệ thị trấn này. Theo thông tin từ Bộ quốc phòng cho hay, số hàng viện trợ này bao gồm: vũ khí, đạn dược và dụng cụ y tế.
Một chiến binh Hồi giáo người Sunni cầm trên tay một quả lựu đạn DM41 do Đức chế tạo.
 Một chiến binh Hồi giáo người Sunni cầm trên tay một quả lựu đạn DM41 do Đức chế tạo.
Theo một số nguồn tin giấu tên cho biết, các chiến binh Hồi giáo thân IS đã sử dụng số vũ khí lấy được từ Mỹ tấn công ngược trở lại vào Kobane vào đêm 22/10 và 23/10. Điều này càng minh chứng cho thất bại của Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn bước tiến của IS tại Syria và Iraq.
Đây không phải là lần đầu tiên các thiết bị quân sự Mỹ hoạt động không như mong đợi từ đầu các chiến dịch không kích nhắm vào IS cho đến nay. Hôm 2/10 một bức ảnh được IS tung lên mạng cho thấy một quả bom điều khiển GBU-39 được Mỹ sử dụng trong các đợt không kích đã không kích nổ khi rơi xuống đất. Thêm vào đó là các tên lửa hành trình Tomahawk được phóng đi từ các tàu chiến Mỹ cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Phần còn lại của một quả bom có điều khiển GBU-39 mà IS tìm thấy gần thị trấn Kobane.
Phần còn lại của một quả bom có điều khiển GBU-39 mà IS tìm thấy gần thị trấn Kobane.
Hải quân Mỹ tổng cộng đã phóng đi tất cả 47 tên lửa hành trình Tomahawk, từ hai tàu khu trục là USS Arleigh Burke và USS Philippine Sea vào các căn cứ của một nhóm khủng bố thuộc tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở Khorasan, phía tây thành phố Aleppo, Syria vào hôm 22/9.
Các chiến binh Hồi giáo IS cũng tìm thấy phần đầu đạn của một tên lửa hành trình Tomahawk, gần núi Shaer thuộc tỉnh Homs, cách thành phố Aleppo 150 km về phía đông nam. Ngoài ra IS còn tung một đoạn video khác ghi lại hình ảnh một tên lửa Tomahawk bị bắn hạ tại tỉnh Al-Anbar, Iraq. Mẫu tên lửa trên vẫn còn khá nguyên vẹn khi rơi xuống đất và khá giống với phần đầu đạn được tìm thấy ở Syria.
Hình ảnh chụp phần đầu đạn của một tên lửa hành trình Tomahawk được các chiến binh Hồi giáo tìm thấy tại tỉnh Homs, Syria.
 Hình ảnh chụp phần đầu đạn của một tên lửa hành trình Tomahawk được các chiến binh Hồi giáo tìm thấy tại tỉnh Homs, Syria.
Hiện tại Bộ quốc phòng Mỹ vẫn chưa có bất kỳ báo cáo gì về các tên lửa Tomahawk đã được phóng đi kể từ 22/9, nhưng lại tiết lộ rằng một trong những tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục USS Philippine Sea, đã mất tín hiệu và rơi trên sa mạc sau khi bay được một nữa chặng đường dự kiến.
Nếu đúng như hai trong số 47 tên lửa Tomahawk được Hải quân Mỹ phóng đi gặp sự cố trong quá trình bay, thì đồng nghĩa với việc tỷ lệ phóng thất bại của các tên lửa này sẽ lớn hơn 4%. Nhất là với loại vũ khí bất khả chiến bại mà Quân đội Mỹ luôn tự hào.

Cuốn hút Quân đội, Cảnh sát Nga tập trận ở Interpolitex

(Kiến Thức) - Trong triển lãm Interpolitex 2014 khai mạc từ ngày 21/10, Quân đội, Cảnh sát Nga đã thực hiện cuộc biểu diễn có bắn đạn thật đẹp mắt, hoành tráng.

Cuộc diễn tập chống khủng bố được thựa hiện ở ngay khu vực tổ trức triển lãm an ninh quốc tế Interpolitex. Trong ảnh, trực thăng Mi-17 phóng rocket tấn công mục tiêu.
 Cuộc diễn tập chống khủng bố được thựa hiện ở ngay khu vực tổ trức triển lãm an ninh quốc tế Interpolitex. Trong ảnh, trực thăng Mi-17 phóng rocket tấn công mục tiêu. 

Bằng chứng IS huấn luyện dùng máy bay L-39

(Kiến Thức) - Một đoạn clip đăng tải trên mạng Youtube cho thấy, máy bay phản lực L-39 huấn luyện tại khu vực quân IS nắm quyền kiềm soát.

Su T-50 Nga vô đối với hệ thống tác chiến Himalaya?

(Kiến Thức) - Công ty Kret đã bàn giao hệ thống chiến tranh điện tử mới cho Sukhoi để trang bị cho siêu tiêm kích tàng hình Su T-50.

Công ty  Kret (thành viên của tập đoàn Rostec) - nhà sản xuất các sản phẩm điện tử lớn nhất nước Nga đã bàn giao hệ thống chiến tranh điện tử mới trang bị cho tiêm kích tàng hình Su T-50. Tổng giám giám đốc Kret ông Nikolay Kolesov nói: “Chúng tôi đang thử nghiệm nó, mẫu thử nghiệm T-50 đã được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Himalaya”.

Himalaya là một hệ thống đơn nhất có thể hoạt động theo tín hiệu radar chủ động hoặc thụ động và hệ thống quang học được tích hợp vào máy bay. Nó tạo ra một lớp vỏ bọc thông minh để bảo vệ máy bay trước các hoạt động tác chiến điện tử của đối phương.