![]() |
Ông Phạm Vĩnh Thái – Tổng Biên tập NXBGDVN (thứ tư từ phải sang) trao hỗ trợ cho Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang. |
![]() |
Ông Phạm Vĩnh Thái – Tổng Biên tập NXBGDVN (thứ tư từ phải sang) trao hỗ trợ cho Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang. |
![]() |
Dãy nhà bán trú trường THCS và THPT số 3 xã Mường Hum (Lào Cai)sập hoàn toàn. Ảnh: CACC |
Bộ GD&ĐT cho biết đến thời điểm này vẫn chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại của ngành Giáo dục các địa phương sau trận bão lũ vừa qua. Qua báo cáo sơ bộ của các địa phương cho thấy, mức độ ảnh hưởng của trận lũ lịch sử với nhà trường là rất nặng nề, cần nhiều thời gian, công sức, kinh phí để khắc phục.
Lào Cai là địa phương có số GV và HS thiệt mạng nhiều nhất do bão số 3 gây ra. Theo bà Dương Bích Nguyệt - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Lào Cai, báo cáo sơ bộ cho thấy có 35 em HS của tỉnh thiệt mạng và mất tích, 15 em HS bị thương do bão lũ. Số nhân viên, GV toàn ngành giáo dục Lào Cai bị ảnh hưởng do bão số 3 cần được hỗ trợ là trên 600 hộ gia đình. Riêng huyện Bảo Yên có 410 gia đình, có 3 GV thuộc Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa bị thương tích phải nhập viện.
Các lực lượng chức năng của tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Yên và lực lượng sinh viên tình nguyện đang tích cực cùng các trường học dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão số 3 để sớm ổn định việc học tập. Tuy nhiên, do HS, GV chịu ảnh hưởng nặng nề, trường học khó khăn, giao thông chia cắt giữa các khu vực nên dự kiến mới có 30 trường học của huyện Bảo Yên cho HS đi học trở lại từ ngày 16/9, 43 đơn vị trường học còn lại dự kiến sẽ tổ chức học tập cho HS từ ngày 23/9.
Còn theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, có 2 GV, 8 HS của tỉnh thiệt mạng, 2 HS bị thương do mưa bão. Có 28 cơ sở giáo dục bị ngập lụt, đến thời điểm này các trường đã dọn dẹp, khắc phục; 37 cơ sở giáo dục bị sạt lở. Bên cạnh đó, còn một số trường, điểm trường bị sạt lở đất với khối lượng ít, các trường đã chủ động huy động cán bộ, GV, nhân viên và HS để khắc phục. Thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy - học, sách vở ước tính ban đầu khoảng 45 tỉ đồng. Số HS bị mất, hỏng sách giáo khoa, đồ dùng học tập ước khoảng 22.787 em. Dự kiến kinh phí khoảng 11,5 tỉ đồng.
Toàn tỉnh có 152 cơ sở giáo dục đã tổ chức cho học sinh trở lại trường; riêng thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Trấn Yên chưa cho học sinh quay lại. Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành phố tập trung lực lượng giúp các trường khắc phục hậu quả bão lũ để sớm đưa học sinh trở lại trường; chậm nhất đến 18/9 các cơ sở giáo dục sẽ đưa học sinh trở lại trường.
Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng cho biết, có 9 người thiệt mạng do mưa lũ, trong đó có 2 GV và 7 HS, 1 HS bị thương. Cùng với đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở. Đến thời điểm này, 10/519 cơ sở giáo dục vẫn chưa tổ chức học trở lại được do nước sông suối còn cao và đường sạt lở, chia cắt. Hiện nay, chưa liên lạc được với gần 700 HS do mất sóng điện thoại. Nhiều em không thể đến trường do địa hình chia cắt.
Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, toàn tỉnh có 2 HS thiệt mạng, 93 trường bị thiệt hại do bão số 3 gây ra với ước tính thiệt hại khoảng hơn 23 tỉ đồng. Trong đó có 116 phòng học, 14 phòng chức năng, 2 nhà ở nội trú, 6 nhà ăn, 6 nhà bếp ăn và 79 công trình phụ trợ khác.
Toàn tỉnh Tuyên Quang có 33 trường học bị ngập nước, sạt lở đất. Riêng Trường PTDT nội trú Chiêm Hóa bị ngập toàn bộ khu ký túc xá và nhà ăn của HS. Sơ bộ có khoảng 2.000 HS có nhà bị ngập, sạt lở đất, đồ dùng học tập, sách vở bị lũ cuốn trôi. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 3,4 tỉ đồng.
Từ 16/9/2024, có 455/456 trường cho học sinh đi học trở lại. Riêng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS, THPT Chiêm Hóa dự kiến cho học sinh đi học trở lại từ 23/9/2024 để sửa chữa, khắc phục hệ thống điện, nước, nhà bếp và kí túc xá của học sinh do bị ngập sâu dài ngày.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, hiện toàn tỉnh có 78 trường học các cấp bị ngập úng, đến thời điểm này nước đã rút; 118/650 trường học bị ảnh hưởng, thiệt hại về cơ sở vật chất ước tính 3,2 tỷ đồng; 158 HS và 38 GV bị ảnh hưởng sau bão lũ. Tính đến ngày 14/9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường.
Trong tuần qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã đến thăm hỏi, động viên ngành Giáo dục một số địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn.... Lãnh đạo Bộ GD&ĐTđánh giá cao những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo của ngành Giáo dục địa phương để kịp thời khắc phục khó khăn do cơn bão số 3 gây ra. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã gửi lời chia sẻ, chia buồn sâu sắc với các nạn nhân trong cơn lũ vừa qua, đặc biệt là với những gia đình giáo viên và học sinh có những tổn thất nặng nề.
Bộ GD&ĐT tặng 1 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục Cao Bằng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập với trị giá 450 triệu đồng, đồng thời tài trợ trợ toàn bộ đồ dùng học tập cho các em học sinh bị mất cả cha, mẹ do cơn bão số 3 đến năm lớp 12.
Bộ GD&ĐT hỗ trợ trực tiếp cho ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái 1 tỷ đồng để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh bị thiệt hại do bão lũ. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà hỗ trợ 15 nghìn bộ đồ dùng học tập (trị giá 450 triệu đồng); Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hỗ trợ 300 bộ sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ Yên Bái.
Tại tỉnh Lào Cai, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai số tiền 1 tỷ đồng. Hỗ trợ cho gia đình học sinh thiệt mạng và mất tích mỗi trường hợp 10 triệu đồng, học sinh bị thương mỗi em 2 triệu đồng, học sinh bị thương và mất người thân hỗ trợ 5 triệu đồng, giáo viên bị thương hỗ trợ 5 triệu đồng.
Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ cho ngành Giáo dục Lạng Sơn số tiền 1 tỷ đồng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trao tặng cho ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn 300 bộ sách giáo khoa. Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà trao tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập; hỗ trợ khắc phục thiệt hại của 23 thư viện trường học bị ảnh hưởng sau bão.
Tại tỉnh Tuyên Quang, đoàn công tác Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến thăm, trao hỗ trợ cho Sở GD&ĐT cùng Trường Mầm non Phan Thiết, Trường THCS Phan Thiết, Trường THPT Ỷ La, thành phố Tuyên Quang chịu ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.
Tại Thái Nguyên đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên, các nhà trường chịu thiệt hại và gia đình có học sinh thiệt mạng do bão số 3.
>>> Mời độc giả xem thêm video Lào Cai: Lớp mầm non 18 học sinh, lũ cuốn mất 10 em:
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, lúc 13h42 ngày 18/9, khi di chuyển đến vị trí cách bờ biển xã Bình Hải (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) khoảng 4,5 hải lý về hướng Đông thì tàu hàng An Bình Phát 68 bị sóng đánh chìm.
![]() |
ảnh minh họa |
![]() |
Tuyến QL3 nối Bắc Kạn với các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng sạt lở nhiều vị trí khiến giao thông ngưng trệ trong buổi sáng 31/7. (Ảnh: VOV) |
![]() |
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đợt mưa lũ từ ngày 27/7 đến 30/7 tại các tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ đã làm 7 người chết và mất tích, hàng trăm điểm sạt lở (trong đó: Hà Giang 2 người, Điện Biên 2 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người, Bắc Giang 1 người). Nguyên nhân chủ yếu do người dân tham gia giao thông bị lũ cuốn trôi, đất đá sạt lở vùi lấp. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ (Nguồn: Báo Hà Giang) |
![]() |
Tại Thái Nguyên, mưa lớn gây sạt lở cục bộ và khiến nhiều tuyến đường tạihuyện Định Hóa cùng một số khu vực ngập sâu giao thông tê liệt. Đất, đá sạt lở tràn xuống nhà người dân làm hư hỏng công trình. Sạt lở đất cục bộ gây hư hại tài sản của người dân. (Ảnh: Báo Thái Nguyên) |
![]() |
Mực nước lũ trong sông lên cao, gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trông thủy sản và nhiều vùng dân cư của địa phương. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông. Ảnh: Nhiều nhà dân ở xã Yên Ninh bị ngập. (Nguồn: Báo Thái Nguyên) |
![]() |
Tại Sơn La, hơn 1.000 mét khối đất đá sạt lở xuống Quốc lộ 4G khiến giao thông bị ách tắc. Chiều 31.7, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La cho biết, khoảng 12h30 cùng ngày đã xảy ra vụ sạt lở taluy dương tại Km14+500 Quốc lộ 4G, thuộc địa phận bản Nà Viền, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn. (Ảnh: VOV) |
![]() |
Tại thành phố Sơn La, nước ngập cây cối ruộng vườn, nhà cửa, cao đến 2-3 mét và chưa có dấu hiệu rút đi. Bè ghép tre là phương tiện đi lại duy nhất của bà con. Hiện chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã hoàn tất việc di chuyển các hộ ngập úng nặng đến ở xen ghép với các hộ không bị ngập. (Ảnh: TTXVN) |
![]() |
Tại Điện Biên, mưa lũ kéo dài từ nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng. Trên tuyến Quốc lộ 6 có nhiều điểm sạt lở và ngập úng như tại Km22+200, Km395+259 khiến giao thông đi lại rất khó khăn. Huy động máy múc dọn đất, đá cùng cây cối trên tuyến Quốc lộ 12, đoạn qua xã Mường Pồn. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN) |
![]() |
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến ngày 2/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cục bộ có nơi trên 200 mm, nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất. Ảnh: Mưa lớn gây ngập úng tại khu vực Bản Viển, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. (Nguồn: VTV). |
![]() |
Cơ quan khí tượng dự báo từ đêm 2 - 5/8, Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; Trung Bộ chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Ảnh: Sạt lở tại khu vực Đèo Hoa km400+150 quốc lộ 6 (Nguồn: Báo Điện Biên Phủ). |
>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản: