![]() |
Dãy nhà bán trú trường THCS và THPT số 3 xã Mường Hum (Lào Cai)sập hoàn toàn. Ảnh: CACC |
![]() |
Dãy nhà bán trú trường THCS và THPT số 3 xã Mường Hum (Lào Cai)sập hoàn toàn. Ảnh: CACC |
Ngày 15/9, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn.
Tham gia Đoàn công tác còn có Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị Văn phòng, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh sinh viên, Nhà Xuất Bản Giáo dục Việt Nam; ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo Tỉnh đoàn Lạng Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, trong đợt bão, lũ vừa qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về tài sản, trong đó có 78 trường học bị ngập úng; 118 trường bị thiệt hại khác như: đổ tường bao, cổng trường, tốc mái, cây gãy đổ,... ước tính tổng thiệt hại trên 3,2 tỷ đồng. Cùng đó, có 158 học sinh cần hỗ trợ kinh phí, đồ dùng học tập, sách giáo khoa để tiếp tục tham gia học tập; 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên cần hỗ trợ; 118 trường cần hỗ trợ khắc phục thiệt hại, 23 thư viện trường học bị thiệt hại do lũ, cần bổ sung các đầu sách để duy trì hoạt động.
Ngay sau bão, Sở GD&ĐT đã chủ động rà soát, kiểm tra, lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh; di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục Lạng Sơn cũng yêu cầu các đơn vị chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ; giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”.
Đơn vị cũng chỉ đạo các phòng lập phương án và kịp di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.
Sở GD&ĐT đã chủ động rà soát, kiểm tra, lên kế hoạch và triển khai khắc phục kịp thời ngay sau bão. Đến nay 100% trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy và học trở lại.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ những khó khăn với tỉnh Lạng Sơn nói chung và ngành giáo dục tỉnh nói riêng. Đồng thời ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, tinh thần chủ động của tỉnh trong triển khai các biện pháp phòng chống bão và thực hiện công tác khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhất là đối với ngành giáo dục tỉnh.
Thứ trưởng đề nghị ngành giáo dục tỉnh cần tiếp tục rà soát, nắm bắt giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng để kịp thời tổ chức hỗ trợ về vật chất, tinh thần; rà soát trang thiết bị, cơ sở vật chất, trường lớp bị thiệt hại để tổng hợp, báo cáo Bộ GD&ĐT có phương án hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra, ngành giáo dục Lạng Sơn cũng cần tiếp tục chỉ đạo công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão nhất là với các trường tổ chức ăn bán trú; tổ chức tốt hoạt động dạy học, chú ý tiến độ thời gian năm học, có kế hoạch tổ chức dạy bù đối với học sinh phải nghỉ học do bão; tiếp tục chủ động ứng phó thiên tai, không chủ quan, lấy phòng ngừa là chính.
Tại buổi kiểm tra, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các phương án triển khai công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đối với các trường học; việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ hiệu quả; việc thực hiện công tác hỗ trợ giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra; triển khai công tác dạy và học đảm bảo thời gian, tiến độ năm học.
Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Sở GD&ĐT tiếp thu, thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của đoàn công tác. Tiếp tục thống kê chính xác thiệt hại để có phương án hỗ trợ kịp thời các trường, học sinh, giáo viên bị ảnh hưởng, phối hợp với Sở Y tế chủ động tham mưu với UBND tỉnh kế hoạch triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học; sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường, đảm bảo tốt yêu cầu, nhiệm vụ năm học.
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã trao kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng, cùng 15 nghìn bộ đồ dùng học tập, 300 bộ sách giáo khoa cho ngành GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Trước đó, ngày 14/9, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đến kiểm tra, hỗ trợ ngành giáo dục tỉnh Co Bằng khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT trao 1 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Dũng - Ba Đình, Hà Nội khẩn trương vệ sinh môi trường sau khi nước rút. |
Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Thu Hường cho biết, chiều 13/9, nước mới rút hoàn toàn khỏi sân trường. Tranh thủ thời tiết nắng ráo, nhà trường huy động tối đa lực lượng tổng vệ sinh.
“Trường có 38 cán bộ, giáo viên thì có đến hơn 20 người sống trong vùng ngập lụt. Rất may, trường đã nhận được sự sẻ chia, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ, giáo viên đến từ 13 trường mầm non thuộc huyện Thanh Trì. Ngoài ra còn rất nhiều người thân của các giáo viên cũng đến chung tay cùng nhà trường dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau mưa lũ; do vậy, các phần việc đã dần được hoàn thành”, Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ cho hay.
Trước đó, cán bộ, giáo viên các Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, Trường THCS Phúc Xá, Trường Mầm non số 8 (quận Ba Đình) cùng lực lượng chức năng cũng gấp rút tiến hành vệ sinh cơ sở vật chất nhà trường với tinh thần nước rút đến đâu, vệ sinh đến đấy, bao gồm: vệ sinh môi trường, phun thuốc muỗi, thau rửa bể nước.... ; bảo đảm mọi điều kiện an toàn để đón học sinh đi học bình thường từ ngày 16/9.
Tuy nhiên, một số trường học tại những địa bàn trũng thấp, nước vẫn ngập sâu, như: THCS Hồng Quang, điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Vạn Thái (Ứng Hoà); THCS Vật Lại, THCS Cam Thượng, THCS Tiên Phong (Ba Vì)... Các trường này sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết và đã lên phương án dọn vệ sinh môi trường ngay khi nước rút để có thể đón học sinh học trực tiếp trong thời gian sớm nhất.
Khối lượng công việc phải thực hiện rất nhiều nhưng được sự trợ giúp tích cực của phụ huynh học sinh, các lực lượng địa phương, đặc biệt là đồng nghiệp đến từ trường bạn nên không khí vệ sinh môi trường tại các trường rất khẩn trương, làm đến đâu, sạch gọn đến đó.
![]() |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tham gia dọn vệ sinh cùng nhân dân tại Vườn hoa Vạn Xuân. |
Ngày 14/9, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức Lễ phát động ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3; kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thành viên, các hộ gia đình và Nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng chống dịch bệnh.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị, trường học, các địa bàn dân cư trên địa bàn Thành phố trong hai ngày 14 - 15/9.
Các tổ chức tôn giáo Thủ đô phát huy vai trò của tôn giáo trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền, vận động tín đồ, tín hữu, phật tử, đồng bào có đạo tham gia dọn dẹp các nơi thờ tự, nơi ở; cùng Nhân dân địa phương vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, khu phố.