![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Gá nghĩa vợ chồng được 10 năm, một ngày nọ, ông Bình - ngụ ở quận Tân Bình, TP HCM - biết tin bà Hương, vợ ông, đã nộp đơn đơn phương xin ly hôn tại TAND quận. Vừa bất ngờ, tức giận vừa không cam tâm để bà đến với nhân tình, ông xuống nước năn nỉ vợ rút đơn ly dị.
Tài sản không đổi được hạnh phúc
Để chứng tỏ “tấm chân tình”, ông Bình đã soạn thảo bản “hợp đồng hôn nhân”. Trong bản hợp đồng, hai bên cam kết: Nếu bà Hương đồng ý rút đơn xin ly hôn thì sau này ông sẽ chia cho bà 60% tài sản, là giá trị 2 căn nhà mà ông đứng tên. Bà Hương đồng ý.
Thế nhưng, chưa đến 1 năm sau, ông bà lại dắt nhau ra tòa xin ly hôn. Tại phiên sơ thẩm, TAND quận Tân Bình quyết định cho ông bà ly hôn. Khi phân chia tài sản, vì 2 căn nhà có trước hôn nhân nên tòa phán bà Hương chỉ được nhận một nửa phần tài sản mà 2 ông bà đã tạo dựng được trong thời gian chung sống, gồm: xe máy, nồi cơm điện, máy lạnh và một số đồ dùng lặt vặt khác.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Không yêu cũng giữ
Với lý do không còn tình cảm với nhau và đã ly thân hơn 2 năm, anh Sơn, nhà ở quận Phú Nhuận, TP HCM, nộp đơn xin ly hôn. Xét thấy mâu thuẫn giữa hai vợ chồng không nghiêm trọng đến mức phải ly hôn, tòa sơ thẩm tuyên bác đơn của anh Sơn. Anh kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, chị Lam, vợ anh, tiếp tục bảo vệ ý kiến của mình. Chị trình bày: Cách đây 2 năm, tình cảm vợ chồng vẫn tốt đẹp nhưng do anh Sơn bị stress trong công việc nên đề nghị được sống riêng để ổn định lại tinh thần. Thương chồng, chị đồng ý và tạo mọi điều kiện để anh sớm hồi phục chứ không phải ly thân. Còn anh Sơn khẳng định: “Vợ tôi không chịu ly hôn chẳng phải vì còn yêu tôi mà vì sợ phải chia đôi tài sản mà cô ấy cho rằng một tay mình tạo dựng nên. Suốt 6 năm chung sống, cô ấy luôn cho mình tài giỏi, kiếm được nhiều tiền nên coi thường tôi. Đã vậy, 2 năm tôi sống riêng, cô ấy cũng chẳng thèm ngó ngàng tới. Thậm chí, khi đưa con đến gặp tôi, cô ấy cũng muốn tránh mặt, thấy tôi ra là cô ấy đi ngay”.
Khi chủ tọa phiên tòa phúc thẩm nhận định: “Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng chưa đến mức phải ly hôn. Anh hãy vì con mà suy nghĩ lại”. Anh Sơn bật khóc: “Tòa không hiểu, với tòa là không nghiêm trọng nhưng với tôi là nghiêm trọng. Tôi là giáo viên nên dù tức giận đến mấy cũng không bao giờ động tay động chân với vợ. Nếu tòa xét khi có bạo lực gia đình mới nghiêm trọng thì có lẽ tôi chẳng bao giờ được ly hôn”.
Kết thúc phiên tòa với kết quả y án sơ thẩm, chị Lam nhanh chóng đi ra bãi giữ xe, chẳng thèm nhìn chồng. Còn anh Sơn ngồi phịch xuống ghế đá trong sân tòa, ngửa mặt lên trời thiểu não.
Hết yêu, hãy cư xử đẹp
“Đời sống hôn nhân không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Những khi sóng gió là lúc cả hai nên bình tĩnh suy xét lại tình cảm của mình, tránh đưa ra những quyết định sai lầm trong một phút nóng giận, bốc đồng. Khi tình yêu không còn, chúng ta cũng nên cư xử thật đẹp để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Muốn níu giữ hôn nhân không vì yêu mà chỉ vì tài sản, con cái, sĩ diện... thì chỉ gây ra sự bất hạnh cho cả hai” - bà Lê Thị Thùy Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý Những người bạn, chia sẻ.
Khi còn là cô sinh viên đại học Kinh tế quốc dân, Tươi đã nổi tiếng với vẻ ngoài ưa nhìn và tác phong sôi nổi trong các hoạt động xã hội.
Hiển nhiên là thời điểm đó có nhiều chàng trai muốn “trồng cây si” trước Tươi. Nhưng qua nhiều sàng lọc, chỉ còn lại hai chàng lọt vào “vòng chung kết”, một là Hoàng học giỏi, tận tình nhưng xuất thân từ gia đình bình thường nơi tỉnh lẻ, còn chàng kia là Thế, tuy hơi xấu trai nhưng là con chủ một doanh nghiệp có thế lực trong ngành kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Tươi phải mất nhiều đêm suy tư, “cân não” để ra một quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Trong khi tình cảm của cô thiên về Hoàng thì lí trí lại lái cô về phía Thế.
Ngay sau khi cô tốt nghiệp, nhận được sự đồng ý của Tươi, một đám cưới rình rang và tốn kém vào loại nhất nhì thành phố đã được gia đình Thế tổ chức tại khách sạn năm sao. Kết thúc tuần trăng mật, Tươi theo chồng vào Nam, sống với gia đình chồng, đồng thời cô cũng phụ trách luôn bộ phận kế toán cho doanh nghiệp gia đình.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhưng dần dà, cuộc sống chung với gia đình nhà chồng vốn kinh doanh căn cơ đã bộc lộ những điều mà trước đây cô không lường hết được.
Ông bố chồng thì tính tình cục mịch, sợ vợ, nhưng lại hay nóng nảy, bản chất nông dân còn hằn đậm trong con người doanh nhân mới nổi này. Khi người làm công trong nhà, kể cả họ hàng hay con cái, có điều gì khiến ông chưa vừa ý thì ông sẵn sàng quát tháo, thậm chí văng bậy cả những từ mà Tươi không nghĩ tới. Cả nhà sinh hoạt chung trong căn biệt thự có điều hòa kín mít, vậy mà ở phòng nào ông và đám giúp việc cùng khách khứa của ông cũng có thể đốt thuốc lá mù mịt, làm cả căn nhà chỗ nào cũng ám mùi thuốc hôi hám…
Nhưng bà mẹ chồng mới thực sự là người chính thức “cầm chịch” trong gia đình đó. Việc gì bà cũng quyết hết. Lại được sự phụ họa tích cực của cô con gái, chị chồng Tươi, ghê gớm và nanh nọc, tuổi đã xế bóng mà chưa có đám nào dám hỏi...
Tươi có cảm giác, mẹ chồng và chị chồng theo dõi những việc làm sổ sách của cô rất tỉ mỉ. Họ không tin Tươi hoàn toàn, và có ý đề phòng cô lấy tiền của họ chuyển cho gia đình ngoài kia.
Sống trong bối cảnh như vậy, Tươi thấy ngột ngạt và nhiều lần cô ngỏ ý với chồng thưa với ba mẹ cho ra ngoài ở riêng. Nhưng mẹ chồng Tươi nghe thấy ý kiến đó thì gạt phắt, với lý do là mọi chuyện trong nhà đang yên ả, không lý gì vợ chồng anh chị lại phải ra ở riêng. Thế tuy thương vợ, nhưng lại quá yếu đuối, mọi việc trong nhà anh nhất nhất phải nghe theo mẹ.
Vì thế, Tươi vẫn phải tiếp tục sống trong gia đình nhà chồng, dù lòng cô không muốn. Dần dần, cô bị rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, suy nhược, mất ngủ triền miên. Thân hình cô trở nên héo hon, tiều tụy, ngược hẳn với ý nghĩa của cái tên mà bố mẹ đặt cho.
Nhưng hoàn cảnh của Tươi xem ra còn đôi chút dễ chịu hơn Ngọc, cô em dâu sống ở ngoài Hà Nội.
Ngọc lấy Lực, em trai của Thế, người đang phụ trách chi nhánh của doanh nghiệp này ở phía Bắc, khi cô đang là nhân viên đầy năng lực và triển vọng của một quỹ tài chính quốc tế. Khi ấy Lực là gã trai nhà giàu, ăn chơi có tiếng, chỉ thích cặp bồ hết cô này đến cô khác mà không chịu lấy vợ, lại “đốt” mất bao nhiêu là tiền, khiến ba mẹ anh ta rất phiền lòng. Nhưng khi gặp Ngọc thì gã ăn chơi trác táng đó lập tức “ngã quỵ” trước sắc đẹp và vẻ hấp dẫn của cô. Lực mau chóng “sa thải” cô bồ cũ cũng vào loại chơi bời có hạng, với khoản “bồi thường tình cảm” là cả một con Audi thể thao mới coóng.
Nhưng ngay sau đám cưới, Lực ép Ngọc phải ở nhà với lí do “em đang mang bầu, nên ở nhà tĩnh dưỡng để sinh cho anh cậu quý tử đã rồi sau hẵng hay”. Nhưng lí do chính của Lực là sợ vợ đẹp như vậy, đi làm chẳng mấy lại làm mồi cho kẻ khác.
Với lí do sâu xa như thế thì sau khi sinh nở xong, Ngọc muốn đi làm lại Lực cũng không cho. Cô hỏi nhiều thì anh ta xẵng giọng:
Ở nhà tôi cũng có để cô thiếu tiền bao giờ đâu. Cô có thằng nào ở bên ngoài hay sao mà cứ đòi đi làm bằng được như vậy?
Lực thường xuyên la cà quán bar, hôm nào cũng đến khuya mới về, lại có tính gia trưởng nặng. Ngọc nhắc nhở thế nào Lực cũng bỏ ngoài tại, lại còn trừng mắt thách thức cô, làm như cô là người lạ trong gia đình chứ không phải vợ anh ta. Không ít lần vợ chồng Ngọc xô xát, có khi Ngọc bị Lực “tẩn” cho thâm tím cả mặt mày.
Tuy nhiên, ba mẹ anh ta chẳng những không khuyên bảo Lực mà còn cho rằng con gái về nhà chồng cần phải “khôn đòn quan, gái ngoan đòn chồng”, nên việc anh ta “dạy vợ” như thế là phải đạo. Trong gia đình, họ công khai ủng hộ cách hành xử của Lực với Ngọc, còn chê Thế nhu mì, chỉ biết nghe vợ...
Nhiều khi hai chị em dâu điện thoại nói chuyện với nhau mà cả hai cùng khóc. Họ cùng chung ước muốn nếu được quyết định lại, họ sẽ không chọn lấy con nhà giàu như gia đình chồng họ hiện nay mà sẽ chọn cuộc sống bình thường nhưng được sống thoải mái, tự do quyết định những gì mình muốn...