Cục diện Trung Đông thay đổi: Nga đưa S-300 vào, Mỹ rút Patriot ra

Lầu Năm Góc sẽ rút 4 tổ hợp tên lửa PAC-3 Patriot ra khỏi 3 nước Trung Đông để đối phó với Nga và Trung Quốc ở nơi khác. Trong khi đó, Nga đưa S-300 đến Syria.

Theo tờ The Wall Street Journal, Jordan và Bahrain mỗi nước sẽ mất 1 tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa PAC-3 Patriot của Mỹ từ tháng tới, trong khi Kuwait bị rút 2 tổ hợp.
Các hệ thống này không được thay thế, có nghĩa là việc Mỹ rút Patriot sẽ làm giảm vĩnh viễn khả năng phòng thủ của 3 quốc gia. Một nguồn tin nói với tờ The Wall Street Journal, những hệ thống này đang chuẩn bị được di chuyển.
Tờ báo không tiết lộ Patriot sẽ được tái triển khai ở đâu, nhưng nói rằng đây là một phần trong chiến lược thay đổi của Lầu Năm Góc, chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang Trung Quốc và Nga - 2 nước bị coi là mối đe doạ chính đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ trong chiến lược quốc phòng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Cuc dien Trung Dong thay doi: Nga dua S-300 vao, My rut Patriot ra
 Tổ hợp Patriot PAC-3 của Mỹ ở Kuwait. Ảnh: Reuters
Tên lửa MIM-104 Patriot là đối trọng của Mỹ với S-300 và S-400 của Nga. Ở phiên bản PAC-3 hiện tại, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa được thiết kế để bảo vệ các vị trí chiến lược khỏi máy bay và tên lửa của kẻ thù.
Điều trớ trêu là khi Mỹ rút PAC-3 đi thì Nga lại quyết định cung cấp S-300 cho Syria sau khi máy bay Il-20 của Nga vô tình bị hạ gục bởi hệ thống phòng không lỗi thời của Syria trong một cuộc không kích của Israel.
Phản ứng trước thông tin trên, quân đội Kuwait giảm nhẹ quyết định của Lầu Năm Góc, nói rằng hệ thống phòng không tầm xa của chính họ - những tên lửa Patriot mua của Mỹ - là đủ để bảo vệ đất nước.
Washington thường xuyên sử dụng việc triển khai vũ khí tiên tiến tại các nước đồng minh như 1 con chip mặc cả, nơi các quốc gia này muốn tăng cường phòng thủ của mình.
Chẳng hạn đầu năm 2013, Mỹ, Đức và Hà Lan triển khai Patriot đến Thổ Nhĩ Kỳ khi Ankara phàn nàn về mối đe doạ gây ra bởi cuộc chiến ở nước láng giềng Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm đó không có hệ thống phòng không quốc gia tiên tiến nên đã chọn tên lửa SAM tầm xa để mua, lựa chọn trong số các nhà sản xuất Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.
Khi mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh Mỹ và Châu Âu căng thẳng trong những năm vừa qua, các nhà cung cấp vũ khí ban đầu rút lui, để Tây Ban Nha và Ý bước vào.
Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng quyết định mua S-400 của Nga hơn là sản phẩm của một nước thành viên NATO, bất chấp sự phản đối của Washington.

Nhật Bản phát triển bom "bay" siêu thanh, bảo vệ đảo Senkaku

Tokyo vừa phê duyệt khoản ngân sách trị giá 122 triệu USD để phát triển bom lượn siêu thanh mới, tăng cường khả năng bảo vệ các đảo tranh chấp nếu xảy ra xung đột.
 

Một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói với hãng tin Jiji Press rằng họ dự định phát triển mẫu thử nghiệm bom lượn siêu thanh và đưa vào hoạt động từ năm 2025. Kinh phí cho nghiên cứu ban đầu khoảng 13,8 tỷ yen (khoảng 122 triệu USD) đã được phê duyệt trong ngân sách quốc phòng năm tới.

Nữ thuyền trưởng chỉ huy tàu chiến New Zealand cập cảng Sài Gòn

Tàu khu trục HMNZS Te Mana F77 thuộc Hải quân Hoàng gia New Zealand là loại tàu chiến cỡ nhỏ, thường được giao các nhiệm vụ trên biển cùng các nước trong khu vực.

Nu thuyen truong chi huy tau chien New Zealand cap cang Sai Gon
 Sáng 25/9, tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand (HMNZS) Te Mana F111 cập Cảng Sài Gòn cùng thủy thủ đoàn gồm 178 người do Trung tá Lisa Hunn dẫn dắt, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày tại TP.HCM. Trong chuyến thăm, Hải quân New Zealand và Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.

Không phải S-300, đây mới thứ vũ khí Nga đang chuyển tới Syria

(Kiến Thức) - Chỉ vài ngày sau khi máy bay trinh sát IL-20 bị bắn rơi ở Syria, Bộ Quốc phòng Nga đã tức tốc điều đến chiến trường này thứ vũ khí có thể vô hiệu quả mọi tên lửa tấn công của NATO hay Israel, bước đầu tiên trong việc phong tỏa không phận Syria.

Khong phai S-300, day moi thu vu khi Nga dang chuyen toi Syria
 Theo một số hình ảnh được trang tin Muraselon đăng tải cho thấy, máy bay vận tải quân sự chiến lược An-124 của Không quân Nga hôm 24/9 vừa qua đã vận chuyển đến Syria thêm các tổ hợp tác chiến điện tử R-330ZH Zhitel và Krasukha-4 nhằm mở rộng phạm vi áp chế điện tử của Quân đội Nga trên chiến trường này. Đây được xem là bước đầu tiên để Moscow phong tỏa không phận Syria trong thời gian sắp tới sau vụ máy bay IL-20 bị phòng không Syria bắn rơi hôm 17/9. Nguồn ảnh: Muraselon.