Cực choáng khả năng nghe âm thanh “thần thánh” của loài giun

Một số loài giun có thể cảm nhận sóng âm thanh mà không cần tai, cung cấp một công cụ mới để nghiên cứu thính giác ở giới động vật không xương sống.

Cuc choang kha nang nghe am thanh
 Theo một nghiên cứu mới của Viện Khoa học Đời sống Đại học Michigan được đăng tải trên tạp chí Neuron, có một loài giun đũa được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh học có thể cảm nhận và phản ứng với âm thanh, mặc dù nó không có cơ quan giống tai như con người hay ở một số động vật khác.

Cuc choang kha nang nghe am thanh
 Các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Viện Khoa học Đời sống bao gồm Shawn Xu đã sử dụng loài giun Caenorhabditis elegans để nghiên cứu sinh học giác quan trong hơn 15 năm. 

Cuc choang kha nang nghe am thanh
 Khi phòng thí nghiệm của ông bắt đầu công việc này, những con giun dài hàng mm này được cho là chỉ có ba giác quan chính bao gồm xúc giác, khứu giác và vị giác.

Cuc choang kha nang nghe am thanh
 Từ đó, phòng thí nghiệm của Xu đã xác định rằng, giun có khả năng cảm nhận ánh sáng, mặc dù không có mắt, cũng như khả năng cảm nhận tư thế cơ thể của chính chúng khi di chuyển (còn được gọi là cảm giác nhận biết).

Cuc choang kha nang nghe am thanh
 Xu cũng là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: “Chỉ còn thiếu một giác quan chính nữa là thính giác. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng giun Caenorhabditis elegans phản ứng với âm thanh trong không khí trong khoảng từ 100 hertz đến 5 kilohertz - một phạm vi rộng hơn một số động vật có xương sống có thể cảm nhận được.

Cuc choang kha nang nghe am thanh
  Khi một nguồn âm thanh trong phạm vi nào đó được phát ra, những con giun Caenorhabditis elegans nhanh chóng di chuyển ra xa khỏi nguồn phát ra âm thanh, chứng tỏ rằng chúng không chỉ nghe thấy âm thanh, mà còn cảm nhận được âm thanh đó đến từ đâu để biết cách né xa.


Cuc choang kha nang nghe am thanh
Xu tin rằng, những con giun cảm nhận được những âm thanh này nhờ hai loại tế bào thần kinh cảm giác thính giác được kết nối chặt chẽ với da của giun. Khi sóng âm thanh chạm vào da của giun, chúng sẽ làm da bị rung, do đó có thể khiến chất lỏng bên trong giun rung lên giống như cách chất lỏng rung trong ốc tai động vật có xương sống. Những rung động này kích hoạt các tế bào thần kinh thính giác liên kết với da của giun, sau đó chuyển các rung động thành các xung thần kinh . Ảnh: @Đại học Michigan.
Cuc choang kha nang nghe am thanh
Cảm giác này có thể giúp giun Caenorhabditis elegans phát hiện và trốn tránh những kẻ săn mồi nguy hiểm. Xu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, chúng ta không thể cho rằng các sinh vật thiếu tai không thể cảm nhận được âm thanh”.  

Loài rắn mini độc nhất VN: "Không chồng mà chửa" vẫn đẻ sòn sòn

Có ngoại hình giống hệt giun đất nhưng rắn giun tí hon lại sở hữu cái lưỡi chẻ đáng sợ đặc trưng của loài rắn, đặc biệt có khả năng sinh sản không cần con đực.

Loai ran mini doc nhat VN:
Thoạt nhìn, không ít người lầm tưởng đây là một con giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Trong số những loài rắn ở Việt Nam, có lẽ loài rắn giun tí hon này là đáng chú ý nhất, không chỉ bởi sự quý hiếm mà còn bởi cấu tạo cơ thể, ngoại hình, đặc điểm sinh sản chẳng giống ai. 

Cận cảnh những loài giun đốt kỳ quái nhất quả đất

Trái với dáng vẻ buồn chán của giun đất, nhiều họ hàng của chúng trong ngành Giun đốt (Annelida) có ngoại hình rất độc đáo. Đây đều là các loài giun sống ở biển.

Can canh nhung loai giun dot ky quai nhat qua dat
Giun cây giáng sinh (Spirobranchus giganteus) dài 4-7 cm, phân bố rộng ở các rạn san hô nhiệt đới. Loài giun đốt này có đặc điểm nổi bật là các vòng xúc tu xoắn ốc dùng để lọc thức ăn và ôxi.
Can canh nhung loai giun dot ky quai nhat qua dat-Hinh-2
Sâu róm biển (Aphrodita aculeata) dài 10-20 cm, thường được ghi nhận ở các vùng biển nông Bắc Âu. Chúng có vảy phủ lông, chuyên đào bùn để kiếm thức ăn.