Cua hoàng đế bán nguyên con tràn lan ở Việt Nam rẻ như ở Mỹ

Loài cua đắt đỏ này lại được rao bán khá nhiều trên các trang mạng, với mức giá chỉ tương đương cua hoàng đế được bán tại thị trường Mỹ mà không tính thêm các chi phí khác như bao gói, vận chuyển, thuế xuất, nhập khẩu,...

Nếu phải lựa chọn ra danh sách những món hải sản đắt đỏ nhất, cua hoàng đế (có nơi gọi là huỳnh đế) chắc chắn phải có một chỗ trong đó, thậm chí nằm trên top đầu.
Đã từ rất lâu rồi, những chú cua khổng lồ dài cả mét này được giới nhà giàu sẵn sàng trả giá lên tới hàng chục triệu đồng, mà vẫn chẳng có hàng để bán.
Thế nhưng, hiện tại ở Việt Nam, loài cua đắt đỏ này lại được rao bán khá nhiều trên các trang mạng, với mức giá chỉ tương đương cua hoàng đế được bán tại thị trường Mỹ, chưa tính thêm các chi phí khác như bao gói, vận chuyển, thuế xuất, nhập khẩu,...
Đặc biệt, một số cửa hàng còn đưa ra đảm bảo, cua Hoàng đế tại cửa hàng vẫn sống nguyên và đang bơi, giá cả chỉ từ 1.940.000đ/kg.
Cua hoang de ban nguyen con tran lan o Viet Nam re nhu o My
Cua hoàng đế Alaska. 
Tại Mỹ, một pound Cua Hoàng đế Alaska được rao bán với giá từ 24 USD (khoảng 550.000 đồng/nửa kg) trở lên (1 pound tương đương khoảng 0,45kg). Điều đặc biệt là ở chỗ, cua bán ra theo đơn vị chân và càng. Tùy theo kích thước của chân cua và càng cua mà giá cả có sự chênh lệch khác nhau: chân cua, càng cua càng lớn thì giá cua càng đắt và ngược lại.
Không chỉ các cửa hàng hải sản tại Alaska, mà ngay cả trên trang Amazon – kênh thương mại điện tử hàng đầu nước Mỹ, cua Hoàng đế Alaska cũng được bán theo hình thức và giá cả như vậy.
Điều này cũng khá dễ hiểu, vì với cua hoàng đế, chân và càng là những nơi ngon nhất, chứa nhiều thịt cua nhất, còn thân cua thì gần như chẳng có gì.
Mỗi con cua chỉ có 3 cặp chân và 2 càng, trong đó thịt ở chân có chất lượng cao hơn. Đây quả thực là một điều may mắn, vì nếu thịt ở càng ngon hơn, giá cua hoàng đế có lẽ còn đắt hơn bây giờ rất nhiều.
Cua hoang de ban nguyen con tran lan o Viet Nam re nhu o My-Hinh-2
 
Sở dĩ, giá cua Hoàng đế ở Việt Nam rẻ như vậy theo nhiều người lý do là cách đây 2 -3 năm, hải sản ngoại về Việt Nam chủ yếu qua đường xách tay với số lượng chừng 10 - 20kg thì nay tăng đột biến. Do lượng hàng về nhiều nên giá các sản phẩm hải sản cao cấp này dần hạ nhiệt. Thậm chí có những loại rẻ hơn cả hàng Việt.
Theo anh Thắng, chủ cửa hàng hải sản cho biết, trước đây cua Alaska, tôm hùm Canada có giá lên tới 1,6 triệu đồng/kg thì nay hạ nhiệt chỉ ở mức 500.000 - 900.000 đồng/kg.
"Cách đây hai năm chỉ vài cửa hàng nhập những loại hải sản cao cấp này về bán thì nay tăng 5 - 6 lần. Do đó, giá tôm hùm Canada, cua Alaska thậm chí còn rẻ hơn cả hàng Việt nên người tiêu dùng ngày càng lựa chọn nhiều hơn", anh Thắng nói.
Có một thực tế nữa mà nhiều người không biết, đó là: "Cua Hoàng đế chỉ mang thương hiệu Alaska khi chúng đến từ khu vực Alaska mà thôi. Những loài cua tương tự được tìm thấy ở Nga hay là Thụy Điển và chúng cũng được gọi là cua Hoàng đế. Và tương tự, chỉ có loài cua Hoàng đế đánh bắt tại Nga mới được gọi là cua Hoàng đế Nga” - ông Jim Donahue đến từ UniSea – một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cua lớn nhất Alaska cho biết khi trả lời Fox News.
Hơn thế, cua Hoàng đế cũng chia ra nhiều loại chứ không phải chỉ có mỗi một loại và chúng có mức giá khác nhau. Loài cua này có tới 3 loại phổ biến: đỏ (red), xanh (blue) và vàng (golden). Trong đó, cua đỏ có giá trị cao nhất, vì đây là loại có nhiều thịt nhất. Ngoài ra còn một loại thứ tư - cua hoàng đế scarlet - nhưng chúng tương đối hiếm nên thường không được nhắc đến.
Thậm chí ở Việt Nam cũng có cua Hoàng đế nhưng chủ yếu là loại màu xanh (blue). Dù chất lượng không bằng, nhưng cua xanh ăn cũng rất ngon và giá trị cũng chẳng thua kém là bao.

Nợ xấu của Sacombank từ thời Trầm Bê đến giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Số nợ xấu ước khoảng 60.000 tỷ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã CK: STB) từ thời ông Trầm Bê để lại, đến thời ông Dương Công Minh vẫn đang tiếp tục được xử lý.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank bị kiểm toán lưu ý khoản nợ 746 tỷ đồng. Khoản nợ này bắt nguồn từ khoản vay nợ của 7 khách hàng và được đảm bảo bằng cổ phiếu của một ngân hàng khác mà dư luận cho rằng đó là Sacombank. Đã nhiều năm trôi qua, khoản nợ này vẫn khiến Eximbank chật vật xử lý. Thông tin này khiến dư luận cũng thắc mắc về khoản nợ xấu của Sacombank từ thời ông Trầm Bê để lại hiện giờ ra sao?

Có thể nói, nợ xấu của Sacombank trở nên nổi cộm nhất khi ông Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank bị xử lý vì tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại thời điểm tháng 8/2017, ông Trầm Bê để lại là 2 khoản nợ rất lớn tại Sacombank, một là khoản nợ liên quan tới bất động sản với giá trị khoảng 33.000 tỷ đồng. Khoản nợ thứ 2 là cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng, tổng cộng là 43.000 tỷ. Tất cả khoản nợ này được cho rằng đều có tài sản bảo đảm, tuy nhiên, cần khoảng 3 năm để thu hồi. Cũng tại thời điểm trên, Sacombank có khoảng 60.000 tỷ đồng nợ xấu.

No xau cua Sacombank tu thoi Tram Be den gio ra sao?
Trầm Bê để lại một khoản nợ xấu "khổng lồ" cho Sacombank. Ảnh: Internet.

Để xử lý nợ xấu trên, sau khi Sacombank bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới, đã ban hành khoảng 40 Nghị quyết/Quyết định liên quan để xử lý nợ xấu, thành lập hàng loạt Ủy ban…

Một số khoản vay cá nhân được gia hạn tiến độ thanh toán, miễn giảm lãi thẻ tín dụng. Đối với thương vụ bán hơn 95% vốn Giấy Sài gòn cho Tập đoàn Sojitz đến từ Nhật Bản, phần lớn số cổ phần này lại được thế chấp tại Sacombank cho các khoản vay của các cổ đông cũ. Sacombank đã giải chấp được 92,5 triệu cổ phần Giấy Sài Gòn. Nhà băng này cũng nhận mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu do CTCP Đầu tư xây dựng Thái Sơn phát hành ngày 18/01/2017 với mệnh giá 2.000 tỷ đồng...

Ngay khi nhậm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, ông Dương Công Minh đã khẳng định: Hơn 60.000 tỷ đồng nợ xấu đang được xử lý một cách quyết liệt. Mục tiêu mà ông Minh đưa ra là cuối năm 2017 xử lý được khoảng 20.000 tỷ đồng nợ xấu.

Trên thực tế, sau năm 2017, ngân hàng này xử lý được hơn 15.000 tỷ đồng nợ xấu, nửa đầu năm 2018 tiếp tục rốt ráo xử lý và trích lập dự phòng.

Tiếp đó, 6 tháng đầu năm 2018, Sacombank đã thu hồi được hơn 3.600 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 3,3% (đầu năm 2017 là 6,68%). Khoản nợ có khả năng mất vốn giảm 1.000 tỷ đồng xuống còn 7.300 tỷ đồng (so với cuối năm 2017).

Trong năm 2018, Sacombank đã đặt ra mục tiêu xử lý hơn 19.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Trước đó, Sacombank đã xử lý thành công 3 lô đất tại khu Công nghiệp Đức Hoà III - Long An liên quan đến ông Trầm Bê với giá hơn 9.200 tỷ đồng.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018, Sacombank ghi nhận 1.314 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; Tín dụng có thu nhập lãi thuần đem về 5.523 tỷ đồng, tăng tới 47% so với năm trước. Tuy nhiên, thời gian này, Sacombank vẫn chật vật với quá trình xử lý nợ xấu. Thời điểm Quý III, lượng nợ xấu này khoảng gần 38.900 tỷ đồng, giảm khoảng 2.400 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Tổng cộng nợ xấu (gồm nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng tại VAMC) là khoảng 47.000 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 16,1%.

Trong năm 2018, hoạt động xử lý nợ vẫn là trọng tâm của ngân hàng này. Do đó, Sacombank đã mạnh tay chi phí dự phòng rủi ro gấp đôi lên thành 1.592 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của Sacombank là 406.041 tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 14,9% đạt 253.100 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 9,2% đạt 349.197 tỷ đồng.

Theo Thời báo Ngân hàng, ông Dương Công Minh từng lý giải việc ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu của ông Trầm Bê và người có liên quan sau sáp nhập là do đa phần tài sản có pháp lý dở dang, chưa hoàn thiện.

No xau cua Sacombank tu thoi Tram Be den gio ra sao?-Hinh-2
 Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank - vẫn đang cố gắng xử lý khoản nợ xấu của ngân hàng dưới thời Trầm Bê. Ảnh: Internet.

Ông Minh cho biết, trong thời gian qua, Sacombank thanh lý, bán tài sản theo quy định, trong đó ưu tiên thu hồi nợ gốc, riêng về lãi sẽ tiếp tục theo dõi để xử lý theo quy định trong thời gian tới.

Như vậy, gần 2 năm qua, Sacombank vẫn "đánh vật" với khoản nợ khổng lồ từ thời ông Trầm Bê để lại. Nếu không có gì đột biến, nhiều khả năng việc xử lý nợ xấu vẫn là nhiệm vụ trọng điểm của ngân hàng này trong năm 2019.

Sự thật “sốc” về cua Hoàng đế Alaska bán ở Việt Nam?

Cua  Hoàng đế hóa ra chưa chắc đến từ Alaska và lạ lùng thay, ở nước ngoài, người ta chỉ bán chân và càng, nhưng khi về Việt Nam lại được rao bán cả con.

Giá cua Hoàng đế ở Việt Nam: Vẫn rẻ vì bán... cả con!

Biệt thự xa hoa của các Hoa hậu Việt độc thân

(Kiến Thức) - Mỗi người một phong cách nhưng điểm chung trong căn hộ của các Hoa hậu Việt Nam độc thân là sang trọng, hiện đại và thật sự ấn tượng. 

Biet thu xa hoa cua cac Hoa hau Viet doc than
 Mặc dù làm việc chủ yếu ở TP HCM nhưng Hoa hậu Việt Nam 2006 - Mai Phương Thúy vẫn sở hữu một căn hộ ở chung cư cao cấp trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội). Ảnh: Pnsk.