Cty con của Đất Xanh Services 'khất' lãi trái phiếu 3 kỳ liên tiếp

Trong 3 kỳ trả lãi dự kiến các ngày 15/2 - 28/2 và 31/3/2023, tổng số tiền lãi mà Đất Xanh Miền Nam phải thanh toán là 4,6 tỷ đồng.    

CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam vừa có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc xin chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Lô trái phiếu mã MNRCH2123001 được phát hành ngày 31/12/2021 với kỳ hạn 24 tháng, dự kiến đáo hạn vào ngày 31/12/2023 (giá trị phát hành là 150 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, kỳ hạn trả lãi hàng tháng).
Trong 3 kỳ trả lãi dự kiến các ngày 15/2, 28/2 và 31/3/2023, tổng số tiền lãi mà Đất Xanh Miền Nam phải thanh toán là 4,6 tỷ đồng.
Cty con cua Dat Xanh Services 'khat' lai trai phieu 3 ky lien tiep
 Đất Xanh Miền Nam tiếp tục khất lãi trái phiếu lần thứ 3.
Tuy nhiên, hiện công ty đã chậm thanh toán lãi cho trái chủ với lý do chưa thu xếp kịp nguồn tiền đồng thời thông báo đang đàm phán với trái chủ để thay đổi kỳ trả lãi. Dự kiến, các trái chủ sẽ được Đất Xanh Miền Nam thanh toán các khoản trên vào ngày 30/6.
Về phía Đất Xanh Miền Nam, doanh nghiệp được thành lập vào ngày 12/12/2009, với hoạt động chính là kinh doanh và môi giới bất động sản. Hiện CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, DXS) sở hữu 65% vốn.
Vào quý 4/2022, Đất Xanh Services từng thông báo kế hoạch chuyển nhượng hơn 5 triệu cổ phần (tương đương 16% số cổ phần có quyền biểu quyết) của Đất Xanh Miền Nam để giảm sở hữu về 49%. Lý do chuyển nhượng được cho là nhằm để tái cấu trúc doanh nghiệp.

DXS - Cty con của Đất Xanh dự kiến IPO với giá 32.000 đồng/cp

(Kiến Thức) - Chiều ngày 29/3, CTCP Dịch vụ Bất đô%3ḅng sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, DXS) đã tổ chức sự kiê%3ḅn nhằm giới thiệu cơ hội cho nhà đầu tư về cuộc IPO cổ phiếu DXS.

Đất Xanh Services được công ty mẹ Đất Xanh thành lập vào năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu 800 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2020, vốn điều lệ của công ty là 3.225 tỷ đồng.
DXS - Cty con cua Dat Xanh du kien IPO voi gia 32.000 dong/cp
 Quang cảnh buổi IPO DXS.

Cận cảnh đàn ong mang về hàng trăm triệu cho Giám đốc HTX

Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương do thiên nhiên ban tặng và áp dụng cải tiến kỹ thuật để phát triển đàn ong, ông Đặng Thanh Tùng thu về hàng nghìn lít mật ong, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX
Ông Đặng Thanh Tùng (54 tuổi, ở xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, hiện là Giám đốc HTX nuôi ong Tùng Hằng) cho biết, năm 1997, khi cánh rừng ngập mặn rộng hơn 600 ha ở ven sông Văn Úc được trồng theo dự án Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa do Nhật Bản tài trợ bắt đầu nở hoa, một số người dân ở Hải Dương mang hàng chục đàn ong về đặt tại đây để hút mật. 
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-2
 Nhận thấy việc nuôi ong cạnh rừng ngập mặn có nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao lại thân thiện với môi trường nên ông Đặng Thanh Tùng đã tìm học nghề rồi chuyển hướng phát triển kinh tế sang nuôi ong lấy mật.
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-3
 Ông Tùng chia sẻ: “Khác với ong nuôi tại những nơi khác khi ong hút mật từ hoa vải, nhãn…chỉ đủ lượng thức ăn cho ong khoảng 1 - 2 tháng, hết mùa hoa, thợ nuôi ong lại phải chuyển đàn. Còn với hàng trăm ha rừng ngập mặn của xã Đại Hợp thì cho hoa gần như quanh năm.
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-4
Đến khoảng tháng 8 - 9, sản lượng hoa rừng ngập mặn ít đi thì người nuôi ong lại di chuyển đàn ong sang địa phương bên cạnh là phường Bàng La (quận Đồ Sơn) - nơi có hàng trăm ha táo Bàng La trổ hoa để ong hút mật. Riêng những tháng không có hoa, nếu bắt buộc phải cho ong ăn đường để sống, duy trì đàn thì ông Tùng cũng không dùng mật trong thời gian này để bán…” 
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-5
Cũng theo ông Tùng, nghề nuôi ong không quá khó, ai quan tâm cũng có thể làm được. Nhất là khi trước nhà là cả một rừng hoa lậu. Cây lậu cứ thế lớn lên, chỉ cần bảo vệ, không phải chăm sóc hay phòng trừ sâu bệnh. So với các sản phẩm mật ong nuôi bán tự nhiên khác, thì mật ong nuôi từ rừng ngập mặn luôn đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trong nguồn thức ăn của ong, hàm lượng các chất khoáng cao hơn, chính vì lẽ đó mật ong đảm bảo chất lượng và giàu dinh dưỡng hơn. 
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-6
Từ số lượng 2 đàn ong lúc ban đầu, nay gia đình ông Tùng đã phát triển lên gần 400 đàn ong. Mật ong của gia đình sản xuất không đủ cung ứng cho khách hàng. Có năm gia đình ông Tùng thu về 5.000 lít mật ong, bán với giá 300.000 đồng/ lít, trừ mọi chi phí đầu tư gia đình ông thu được 500 triệu đồng tiền lãi. 
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-7
 Thấy ông Tùng nuôi ong mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân tại xã Đại Hợp cũng làm theo. Năm 2010, ông Tùng thành lập tổ nuôi ong gồm 12 hộ. Năm 2020, ông Tùng mở rộng đầu tư, thành lập HTX nuôi ong Tùng Hằng với 7 thành viên.
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-8
 Hiện tại đàn ong của HTX Tùng Hằng là 800 đàn. Trung bình một năm, mỗi đàn ong cho thu hoạch 12 lít mật, tổng lượng mật của HTX là 10.000 lít/năm. Sản phẩm có tem mác, nguồn gốc, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có hộp đựng...



Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-9
Mật ong của HTX rất được ưa chuộng tại các thị trường như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An...
 
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-10
 Trong suốt hơn 20 năm nuôi ong, ông Tùng cũng luôn là người đi tiên phong trong việc cải tiến kỹ thuật để phát triển đàn ong mạnh hơn.
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-11
Năm 2020, HTX Tùng Hằng được UBND TP Hải Phòng, Sở NN&PTNT TP Hải Phòng quan tâm đầu tư cho hệ thống máy tách nước thủy phân mật ong. Nhờ có hệ thống máy móc hiện đại này mà mật ong của HTX sau khi thu hoạch sẽ được ép tách nước để đảm bảo hàm lượng nước trong mật dưới 23%, mật để lâu không bị chua, chất lượng mật tốt hơn. 
Can canh dan ong mang ve hang tram trieu cho Giam doc HTX-Hinh-12
Với thương hiệu mật ong sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, mật ong của HTX Tùng Hằng được coi là đặc sản của vùng rừng ngập mặn ven biển. Sản phẩm được UBND TP Hải Phòng xếp hạng 3 sao OCOP. 

Do đâu Đất Xanh Services đề kế hoạch đi lùi?

Sau năm 2022 không mấy tốt đẹp, CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, DXS) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 với lợi nhuận giảm mạnh.

DXS cho biết trước các biến động bất thường của nền kinh tế toàn cầu và chính sách tác động trực tiếp đến môi trường ngành bất động sản nên doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh 2023 đi lùi. 
Cụ thể, Đất Xanh Services đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 3.800 tỷ đồng, giảm 8% so năm trước, lợi nhuận sau thuế cổ đồng công ty mẹ giảm tới 62% về còn 126 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến chia cổ tức 2023 với tỷ lệ 10% vốn điều lệ.

Trước đó, cả năm 2022, doanh thu thuần của DXS đạt 4.096 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 535 tỷ đồng, giảm 5% và 39% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng giảm gần 41% về còn 319 tỷ đồng.

Do dau Dat Xanh Services de ke hoach di lui?
 DXS đặt kế hoạch kinh doanh 2023 đi lùi.

Theo giải trình của DXS, công ty báo lỗ nguyên nhân chính là do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và mảng cung cấp dịch vụ sụt giảm.

Theo tờ trình, nhằm tối ưu hóa nguồn lực, Hội đồng quản trị DXS đề xuất ĐHĐCĐ giao cho ban quản trị công ty quyết định cấp các khoản vay, bảo lãnh và các hợp đồng, giao dịch cho công ty con (và ngược lại).

Cho các bên có liên quan của công ty với giá trị mỗi khoản vay, bảo lãnh vay, giá trị mỗi hợp đồng giao dịch không vượt quá 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính soát xét hợp nhất gần nhất của DXS.
DXS cho biết, trong năm nay Công ty sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ: Tái cấu trúc hệ thống mạnh mẽ trên nguyên tắc phát triển bền vững, duy trì mảng kinh doanh cốt lõi và dịch vụ bất động sản, tăng cường đào tạo con người, duy trì và phát triển nhân sự nòng cốt và hoàn thành chuyển đổi số toàn diện hệ thống quản trị.