CSGT giúp dân nhặt tôm, cua bị đổ tràn trên quốc lộ

Phát hiện người phụ nữ bị đổ toàn bộ số tôm, cua trên quốc lộ 1A. Các chiến sỹ CSGT đã dừng lại giúp người phụ nữ nhặt từng con cua, tôm.

Ngày 19/6, trao đổi với phóng viên Thượng tá Trần Trung Kiên - Phó Trưởng phòng kiêm Đội trưởng đội 3, phòng 10, Cục CSGT xác nhận sự việc trên. Thượng tá Kiên cho biết: "Khi phát hiện sự việc thì anh em dừng lại giúp đỡ người phụ nữ. Đó là trách nhiệm của mỗi chiến sỹ CSGT, việc mà bất kỳ ai trong tình huống tương tự cũng sẽ làm như vậy".
CSGT giup dan nhat tom, cua bi do tran tren quoc lo
Hình ảnh đẹp của các chiến sỹ CSGT được nhiều người khen ngợi. 
Theo đó vào khoảng 7h45’ ngày 17/6, tổ công tác trạm CSGT Diễn Châu, thuộc phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An, phối hợp với đội 3, Phòng 10, Cục CSGT Bộ Công an đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Lúc này tổ công tác phát hiện một người phụ nữ điều khiển xe máy ngược chiều chở theo một số chậu đựng tôm, cua đồng… không may bị đứt dây khiến toàn bộ số hàng hóa bị đổ ra trên một đoạn đường khá dài. Thời điểm này chỉ có một mình người phụ nữ cố gắng nhặt lại số tôm, cua.
Ngay lập tức tổ công tác đã dừng lại, các chiến sỹ CSGT đã giúp người phụ nữ nhặt toàn bộ số hàng hóa trên. Những hình ảnh đẹp trên của các chiến sỹ CSGT được ghi lại và đưa lên mạng xã hội nhanh chóng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Nhiều người đã không tiếc những lời "có cánh" để khen ngợi hành động đẹp của các chiến sỹ CSGT.

Cảm phục CSGT dọn từng viên đá trên đường giúp dân

Đang trên đường đi làm nhiệm vụ, nhóm cảnh CSGT phát hiện đá dăm rơi vương vãi, tiềm ẩn nguy hiểm cho người đi đường nên dừng lại chạy vào nhà dân mượn chổi, xẻng dọn dưới trời nắng.

Khoảng 8h30 sáng nay, một xe ben chở đá dăm xây dựng chạy trên đường Nguyễn Văn Linh hướng từ trung tâm TP Cần Thơ về đường Nam sông Hậu. Khi vừa qua cầu Hưng Lợi (phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng) khoảng 200m, chiếc xe bị bung bửng, đá trên đổ xuống, rơi vãi một đoạn đường dài. Chiếc xe ben sau đó nhanh chóng rời khỏi hiện trường.

Lúc này, các chiến sĩ của Phòng CSGT TP Cần Thơ đang trên đường đi tuần tra phát hiện vụ việc nên dừng lại điều tiết giao thông, phong tỏa tạm thời một phần đường để tránh tai nạn.

ĐBQH đề nghị chấm dứt xây thủy điện để bảo vệ rừng

“Đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà còn là đến hệ sinh thái, thảm thực vật...

Đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Ksor Phước Hà (Gia Lai) góp ý tại hội trường sáng ngày 19/6 về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
DBQH de nghi cham dut xay thuy dien de bao ve rung
 
Theo ĐB Ksor Phước Hà, theo con số thống kê công khai hàng năm, cả nước xảy ra 7.000 vụ phá rừng, hơn 20.000 vụ vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Cùng với sự phát triển vượt trội của cây công nghiệp, bạt ngàn cao su, cà phê, hồ tiêu… là hàng loạt những công trình thủy điện lớn nhỏ, trải dài theo những khe suối, con sông và việc xả lũ “đúng quy trình” cho con bò, con trâu lên mái nhà.
“Vậy nay tôi đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng ta không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà ta nói đến hệ sinh thái, thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người. Trong khi đó con người chúng ta đang vật vã, hổn hển khi người trưởng thành phải hít 6 triệu tấn oxy mỗi năm, khi người người nhà nhà dùng xe máy, ô tô”- ĐB Ksor Phước Hà nhấn mạnh.
Theo bà Phước Hà, Tây Nguyên đang ngày càng bị sa mạc hóa, không chỉ rừng bị tàn phá nặng nề mà đất rừng còn bị đào bới mang đi. Vì vậy, ĐB Ksor Phước Hà đề nghị “cần xử lý việc lấy đất rừng như đối với lấy cây rừng”.
Trong khi đó, ĐB Mùa A Vảng (Điện Biên) nhất trí với tên luật - Luật bảo vệ và Phát triển rừng - vì nó phù hợp với quá trình phát triển của thực tiễn. Bởi lẽ Luật bảo vệ và Phát triển rừng có từ năm 2004 đã được triển khai rộng rãi trong thời gian dài, được người dân quen với tên gọi này, đặc biệt là đồng bào vùng cao, dân tộc thiểu số.
ĐB Mùa A Vảng cho biết thêm, trên thực tế không ít vụ việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã có sự tiếp tay, bao che của người có chức, có quyền và sự làm ngơ của lực lượng chức năng. Do vậy, Luật cần quy định cụ thể hành vi này tại Điều 9 để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đại biểu Mùa A Vàng, về mục đích sử dụng rừng, Điều 24 quy định HĐND cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ dưới 20 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng lấn biển dưới 100 ha; rừng sản xuất dưới 200 ha. Trong khi đó, tại khoản 1, Điều 25 quy định UBND cấp tỉnh được quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đối với tổ chức trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu sửa đổi, tránh chồng chéo về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Cho rằng các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng quy định trong dự thảo Luật không thực tiễn, không đảm bảo phát triển rừng theo chuỗi giá trị và bền vững, ĐB Lê Quang Trí (Tiền Giang) đề nghị bổ sung một điều riêng về Chính sách Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng quy định chi tiết các chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
“Đặc biệt là các chính sách thu hút nguồn lực trồng rừng, khuyến khích ứng dụng công nghệ trong canh tác rừng, phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp - ngư nghiệp - nông nghiệp - du lịch sinh thái phối hợp; khuyến khích chuyển đổi giống cây rừng có giá trị cao, xúc tiến thương mại lâm sản…”, ĐB Lê Quang Trí nhấn mạnh.
Băn khoăn đối tượng chủ rừng trong dự thảo Luật có phải chủ sở hữu rừng hay không, ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng: “Nếu không nêu cụ thể các quyền của chủ rừng có thể dẫn đến nhầm lẫn chủ rừng có các quyền của người sở hữu rừng. Mặt khác, cần nêu mối quan hệ giữa sở hữu rừng với quản lý đất rừng. Ban soạn thảo cần cân nhắc đưa vào dự thảo Luật quyền của chủ rừng đến đâu”.