COVID-19: Trung Quốc kỷ luật thêm 20 quan chức

20 quan chức ở Quảng Châu bị kỷ luật vì xử lý kém trong đợt dịch tháng 5 trong khi một giáo viên ở Giang Tây bị bắt giam vì đề nghị thí điểm “sống chung với virus".

Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, ngày 12/8 vừa tuyên bố trừng phạt 20 quan chức vì không làm tròn trách nhiệm trong việc đối phó với đợt bùng phát COVID-19 tại địa phương hồi tháng 5 và 6 vừa qua, bao gồm việc sa thải Chủ nhiệm Ủy ban Y tế thành phố.
Thông báo của Quảng Châu được đưa ra sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc lên tiếng về các cuộc điều tra và kỷ luật nghiêm đối với các quan chức làm việc không hiệu quả trong việc đối phó với các đợt bùng phát COVID-19 mới ở nước này.
COVID-19: Trung Quoc ky luat them 20 quan chuc
 Nhân viên y tế xét nghiệm tại nhà máy Foxconn, Vũ Hán. (Ảnh: Reuters)
Trong số 20 quan chức bị trừng phạt, 11 người đã bị cách chức hoặc giáng chức. Trước Quảng Châu, hơn 40 quan chức ở các tỉnh Giang Tô, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Nam..., cũng bị kỷ luật vì phản ứng chậm chạp và quản lý kém hiệu quả trong công tác phòng chống dịch tại địa phương.
Cơ quan giám sát quốc gia Trung Quốc đã yêu cầu cơ quan kiểm tra kỷ luật các cấp trên cả nước xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Đặc biệt, tỉnh Giang Tô, nơi có Nam Kinh và Dương Châu - hai thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bùng phát dịch mới ở nước này - đã ban hành kế hoạch kiểm tra giám sát đặc biệt công tác phòng chống dịch tại địa phương.
Công tác kiểm tra chủ yếu tập trung vào các nội dung, như làm việc kém hiệu quả khiến dịch bệnh lây lan, không thực hiện và phục tùng các biện pháp cách ly tại các khu vực trọng điểm, sơ xuất nghiêm trọng hoặc không báo cáo trung thực kết quả xét nghiệm, không thực hiện việc bảo vệ các nhóm đối tượng nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm trọng, cán bộ đảng viên không gách vác công việc, đùn đẩy trách nhiệm...
Trong khi đó, một giáo viên họ Trương ở tỉnh Giang Tây, miền Đông Nam Trung Quốc hôm 11/8 đã bị tạm giam 15 ngày khi đăng bình luận trên mạng xã hội, kiến nghị thành phố Dương Châu thí điểm “sống chung với virus”, trong khi Dương Châu hiện đang là điểm nóng dịch bệnh ở Trung Quốc với 485 ca bệnh, trong đó có tới 14 ca nguy kịch tính đến ngày 11/8.
Thông báo của công an địa phương cho biết, giáo viên này bị bắt vì “đưa ra những nhận xét không phù hợp liên quan đến dịch bệnh, gây tác động xấu đến xã hội”. Người này sau đó đã đăng lời xin lỗi và cam kết sẽ tuân thủ pháp luật. Sự vào cuộc của công an đã gây ra một cuộc tranh cãi ở Trung Quốc.
Gần đây, ở Trung Quốc đang dấy lên cuộc tranh luận về chiến lược “không ca mắc” và việc “sống chung với COVID-19”. Trang web chính thức của Hội Kinh tế Y tế Trung Quốc ngày 5/8 đăng bài viết của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nước này Cao Cường, với tựa đề "Liệu có khả thi sống chung với virus?". Bài báo nhấn mạnh, “tuyệt đối không thể” sống chung lâu dài với COVID-19. Bài viết được coi như lập luận phản bác và phê phán quan điểm “học cách sống chung với virus” của ông Trương Văn Hồng, chuyên gia nổi tiếng về bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc đưa ra mới đây.

Nguy cơ nửa dân số có thể sẽ mắc COVID-19, Myanmar “quay cuồng” sao?

(Kiến Thức) - Myanmar đang "quay cuồng" đối phó với làn sóng COVID-19. Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward cảnh báo, một nửa dân số của quốc gia Đông Nam Á này có thể sẽ mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 tuần tới.

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?
 Theo số liệu chính thức được công bố, tính đến ngày 30/7, Myanmar ghi nhận tổng cộng gần 290.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 8.500 người tử vong. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, số ca mắc trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Ảnh: Getty. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-2
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward mới đây cảnh báo rằng một nửa dân số Myanmar, tương đương khoảng 27 triệu người, có thể sẽ mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 tuần tới, nếu tình hình không được cải thiện. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-3
Myanmar đang phải "quay cuồng" đối phó với dịch bệnh COVID-19 khi số ca mắc tăng nhanh trong khi cơ sở y tế bị quá tải. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-4
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện tại, Myanmar chỉ còn khoảng 40% cơ sở y tế đủ năng lực hoạt động, trong đó nhiều bệnh viện thiếu trang thiết bị nghiêm trọng và thiếu nguồn nhân lực. Ảnh: AP.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-5
 Trưởng phái đoàn tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Myanmar, ông Joy Singhal, cho biết nhu cầu oxy và dịch vụ y tế đang tăng cao vì số bệnh nhân tăng vọt trên cả nước. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-6
 Các lò hỏa táng đang hoạt động hết công suất trong khi tình nguyện viên hỗ trợ việc thu gom thi thể những người tử vong tại nhà. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-7
 Được biết, đến nay, mới chỉ có khoảng 1,75 triệu trong tổng số 54 triệu dân Myanmar được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-8
Trước tình hình hiện nay, chính quyền quân sự Mynamar đang tìm kiếm sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-9
Lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing (ảnh) ngày 28/7 đã chỉ đạo tại cuộc họp điều phối rằng phải tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, và Myanmar nên đề nghị quỹ ứng phó khẩn cấp với COVID-19 của ASEAN hỗ trợ. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-10
Được biết, nỗ lực phòng chống COVID-19 tại Myanmar bắt đầu bị gián đoạn kể từ sau biến cố chính trị hôm 1/2, với việc Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) cùng các quan chức Đảng NLD cầm quyền bị bắt giữ, quân đội lên nắm quyền và tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Ảnh: Getty.   

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-11
Irrawaddy News đưa tin, số ca mắc COVID-19 tại Myanmar có xu hướng tăng kể từ cuối tháng 5/2021 khi chính quyền nới lỏng các hạn chế, cho phép chùa chiền, bãi biển và các địa điểm công cộng khác mở cửa trở lại. Ảnh: Reuters. 

Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á gần chạm mốc 3 triệu ca mắc COVID-19

Indonesia ghi nhận kỷ lục 1.383 ca tử vong vì COVID-19 ngày 21/7 trong khi thêm 33.772 ca nhiễm mới được công bố, nâng tổng số lên gần 3 triệu.

Theo lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 ở Indonesia, với 1.383 ca tử vong mới được ghi nhận trong 24 giờ, tổng số người chết vì COVID-19 ở nước này đã lên tới 77.583, Reuters đưa tin ngày 21/7.