Công ty nào cùng Tân Hoàng Minh huy động hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu?

Nhiều Công ty chứng khoán tham gia vào các đợt phát hành trái phiếu của 3 Công ty thành viên thuộc Tân Hoàng Minh gồm: ABS, Agriseco, KIS Việt Nam, BVSC.

Ngày 5/4, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) bắt tạm giam để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
C03 cùng khởi tố 5 người gồm: Đỗ Hoàng Việt (con trai ông Dũng, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt), Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil), Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh ( Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh), Phùng Thế Tính (nguyên Giám đốc Tài chính kế toán Tân Hoàng Minh) về cùng tội danh trên.
Cơ quan điều tra đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các Công ty thành viên thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.
Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc từ tháng 7/2021 đến tháng 3, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 Công ty thành viên gồm: Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các Công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng
Việc này bị cho rằng có "mục đích huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu".
Cong ty nao cung Tan Hoang Minh huy dong hon 10.000 ty dong trai phieu?
 Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, người vừa bị bắt để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành văn bản hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của 3 đơn vị thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh gồm các Công ty nói trên.
Nguyên nhân là các đơn vị trên công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ. Quyết định của UBCKNN được dựa trên hồ sơ, tài liệu và đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền.
Trong 3 đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh được cơ quan quản lý nhắc tên, Công ty CP đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil lần lượt chào bán trái phiếu riêng lẻ chia làm 3 đợt vào các tháng 7, 8 và 11/2021.
Trong tháng 7/2021, Soleil huy động 800 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất danh nghĩa 11,75%/năm, kỳ hạn 2 năm. Đơn vị tư vấn, đại lý đăng ký lưu ký trái phiếu, đại diện người sở hữu trái phiếu là Công ty Chứng khoán An Bình (ABS). Ngân hàng quản lý tài sản bảo đảm và tổ chức quản lý tài khoản là SHB.
Trong đợt phát hành trái phiếu khối lượng 450 tỷ đồng, lãi suất 11,5%/năm vào tháng 8/2021 cũng với kỳ hạn 2 năm, tổ chức tư vấn hồ sơ, đại lý đăng ký, đại diện người sở hữu trái phiếu của Soleil là Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco). Đại lý quản lý tài sản bảo đảm là VietinBank.
Với đợt huy động 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm lãi suất 11,5%/năm vào tháng 11/2021 của công ty con Tân Hoàng Minh, Agriseco và VietinBank cũng đóng vai trò tương tự.
Cũng trong tháng 11/2021, Công ty CP Cung Điện Mùa Đông huy động 450 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 36 tháng, lãi suất cố định 11,5%/năm. Tổ chức tư vấn hồ sơ, đại lý đăng ký, lưu ký và đại diện người sở hữu trái phiếu trong đợt phát hành này là Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, đơn vị quản lý tài khoản là VietinBank.
Hồi tháng 2/2022 vừa qua, doanh nghiệp này tiếp tục phát hành thêm trái phiếu với tổng giá trị 3.230 tỷ đồng, kỳ hạn 4 năm nhưng không công bố lãi suất cụ thể cũng như tên công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ, làm đại lý hay ngân hàng quản lý tài sản bảo đảm.
Đối với Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, tháng 7/2021, doanh nghiệp này huy động 800 tỷ đồng qua kênh trái phiếu với kỳ hạn 4 năm, lãi suất cố định kết hợp thả nổi trong khoảng 11-13%/năm. Trong đợt phát hành này, tổ chức tư vấn hồ sơ, đại lý phát hành, đăng ký, lưu ký và quản lý chuyển nhượng trái phiếu là Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).  
Đến tháng 9/2021, Ngôi Sao Việt tiếp tục hút thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 11,5%/năm. Hai đối tác đóng vai trò tư vấn hồ sơ, đại lý phát hành, lưu ký trái phiếu và ngân hàng quản lý tài khoản, tài sản bảo đảm trong đợt phát hành này là Agriseco và VietinBank.
Như vậy, có nhiều Công ty chứng khoán khác nhau tham gia vào các đợt phát hành trái phiếu của 3 Công ty thành viên thuộc Tân Hoàng Minh gồm: ABS, Agriseco, KIS Việt Nam, BVSC.  

Hé lộ 3 người thừa kế tài giỏi của Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Ba người con của Chủ tịch Tân Hoàng Minh đều đi du học từ sớm và trở về hỗ trợ gia đình kinh doanh.

He lo 3 nguoi thua ke tai gioi cua Tap doan Tan Hoang Minh
 Tân Hoàng Minh là một trong những ông trùm bất động sản tại Việt Nam khi đứng sau hàng loạt dự án chung cư hạng sang tại Hàng Bài - Hồ Gươm, Quảng An - Hồ Tây, Hoàng Cầu...Ảnh: Tanhoangminh

Tân Hoàng Minh giải bài toán xây hàng triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chỉ trong vòng 6 tháng

Tân Hoàng Minh sẽ cung cấp cho thị trường các khu nhà ở cho người lao động thu nhập thấp với giá rẻ hơn từ 40-60% giá thành xây dựng nhà ở thông thường.

Sắp tới đây sẽ có hàng triệu m2 Nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) được xây dựng bằng phương pháp công nghệ hiện đại 4.0.
Nhiều năm trở lại đây, kinh tế phát triển nói chung cũng như hệ thống KCN của Việt Nam đang là điểm đến của hàng ngàn doanh nghiệp từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, câu chuyện về nhà ở xã hội (NƠXH), trong đó có nhà ở cho công nhân đang ngày càng trở thành bài toán bức thiết cần những giải pháp đồng bộ không chỉ từ chính quyền mà còn cần hơn nữa những giải pháp từ các doanh nghiệp thực sự có tiềm lực và năng lực cùng đồng hành.

Nam Định: Nhà máy nước sạch Phú Mỹ Tân “kêu cứu” vì bị… “bỏ quên”?

Từ khi xuất hiện dự án Kênh nối Đáy-Ninh Cơ (Nam Định), thì dự án Nhà máy nước sạch Phú Mỹ Tân triển khai năm 2015, đã bị cơ quan chức năng “bỏ quên”?

Giám đốc Công ty nước sạch "kêu cứu"
Vừa qua, phản ánh đến Báo Tri thức và Cuộc sống, bà Nguyễn Thị Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh gọi tắt Công ty Mai Thanh; chủ đầu tư dự án Nhà máy nước sạch Phú Mỹ Tân, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) cho biết, Nhà máy nước sạch Phú Mỹ Tân là một trong số ít dự án có số vốn doanh nghiệp đầu tư lớn và có hiệu quả, được triển khai từ năm 2015, đi vào vận hành năm 2017, đang cấp nước sinh hoạt cho 27.000 hộ dân thuộc 9/10 xã vùng nhiễm mặn của huyện Nghĩa Hưng.
Nhà máy nước sạch Phú Mỹ Tân còn là dự án góp phần vào thành tích chung của tỉnh Nam Định khi tỉnh này là địa phương đầu tiên “cán đích” nông thôn mới vào năm 2019.
Thế nhưng đến năm 2020, Cụm công trình Kênh nối Đáy - Ninh Cơ thuộc dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, hay còn gọi là dự án WB6, được khởi công đã cắt ngang tuyến ống nước sạch của Công ty Mai Thanh.
Bà Thanh sau đó đã phải khẩn cầu, xin gặp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể, nhằm đề xuất dự án WB6 hoàn trả công trình tuyến ống nước sạch mới qua Kênh nối Đáy - Ninh Cơ cho doanh nghiệp bà (dự án WB6 được Chính phủ giao cho Bộ GTVT triển khai).
Tuy nhiên, Công ty Mai Thanh lại bị “ép” nhận một công trình tuyến ống hoàn trả, đi ngầm dưới đáy kênh, với khuyến cáo được ghi trong hồ sơ tư vấn kỹ thuật là: “Khi xảy ra sự cố thì không thể phát hiện và khắc phục nên phải đảm bảo công tác thi công”.
Bà Thanh cho rằng, đây “giống như một quả bom nổ chậm” cài vào Nhà máy nước sạch Phú Mỹ Tân có thời gian vận hành 50 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng trăm ngàn người dân nông thôn.
Để đảm bảo tính pháp lý và kỹ thuật, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu hoàn trả công trình tuyến ống nước sạch phải có giá trị “tương đương về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành” và sự cố xảy ra có thể khắc phục trong vòng 72h theo đúng quy định, Công ty Mai Thanh đã kiên trì đề xuất phương án đi nổi (có trụ đỡ độc lập hoặc đi dọc 2 bên thân cầu), nhưng lại bị UBND huyện Nghĩa Hưng cùng phía dự án WB6 gạt đi.
Bà Thanh cho rằng: “UBND huyện Nghĩa Hưng được giao làm chủ đầu tư công trình hoàn trả tuyến ống nước sạch là không có cơ sở pháp lý và thực tiễn. Đây là “thỏa hiệp” giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh Nam Định”.
Nam Dinh: Nha may nuoc sach Phu My Tan “keu cuu” vi bi… “bo quen”?
Cụm công trình Kênh nối Đáy-Ninh Cơ đang được xây dựng.