Công trình 7 tầng Mã Pì Lèng Panorama xây “chui”, sếp Công viên ĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Liên quan Công trình 7 tầng Mã Pì Lèng Panorama xây "chui", dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương và “sếp” Công viên ĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn?

Liên quan công trình đồ sộ 7 tầng gồm hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ Panorama của một hộ gia đình ở TP Hà Giang mọc lên tại khu vực đèo Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, chưa có giấy chứng nhận đầu tư, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dư luận đặt hàng loạt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương và trách nhiệm của lãnh đạo Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn?
Những câu hỏi của dư luận có cơ sở khi ông Nguyễn Thanh Giang, Phó trưởng Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cho biết, đèo Mã Pí Lèng thuộc khu vực công viên đang quản lý.
Trong khi đó, theo ông Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khi trao đổi với báo chí cho rằng, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, khai thác giá trị.
Cong trinh 7 tang Ma Pi Leng Panorama xay “chui”, sep Cong vien DCTC Cao nguyen da Dong Van chiu trach nhiem?
 Công trình nhà hàng, nhà nghỉ Panorama nằm trên đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: NLĐ
Do đó, tất cả những công trình xây dựng trong khu vực này phải căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, quy hoạch nơi đây không cho phép xây dựng tại đèo Mã Pí Lèng mà chủ yếu khai thác cảnh quan kết hợp du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm…
Sở VHTT&DL Hà Giang cho rằng, dù nằm ngoài vùng bảo vệ II của danh thắng Mã Pí Lèng, nhưng theo Luật Di sản văn hoá, công trình ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường thì phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý văn hoá và cho rằng, trách nhiệm thuộc về UBND huyện Mèo Vạc và chủ đầu tư.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc để công trình Panorama 7 tầng xây dựng kiên cố xây dựng và tồn tại cả năm trời tại Mã Pí Lèng không thể nói rằng chính quyền không biết. Pháp luật quy định cả một bộ máy để quản lý trật tự xây dựng... Do đó, cơ quan chức năng sẽ làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đối với việc để công trình xây dựng trái phép ngang nhiên tồn tại trong một thời gian dài mà không bị xử lý.
Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật) cho rằng, ngoài việc được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia thì khu vực Mã Pì Lèng còn nằm trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, được UNESCO trao danh hiệu vào năm 2016. Chính vì vậy, nơi đây phải tuân thủ theo quy định của quốc tế để bảo vệ giá trị cảnh quan của cao nguyên đá mang tính toàn cầu. Nơi đây cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, khai thác giá trị.
Tuy nhiên, qua thông tin trên báo chí chúng ta được biết công trình này của một phụ nữ tên Vũ Ngọc Ánh (ở thành phố Hà Giang) chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi từ năm 2018 và hoàn thành từ đầu năm 2019. Dự án chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng chưa được cấp phép xây dựng, nó đồng nghĩa với việc đây là công trình xây trái phép. Công trình này sẽ phá vỡ cảnh quan, tổng thể phát triển du lịch và đặc biệt là không tuân thủ quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.
Từ đó, luật sư Diệp Năng Bình cho biết, về hình thức xử lý, có thể áp dụng đối với chủ đầu tư của công trình này là xử phạt đến 50.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 7, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xây dựng với hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.
Ngoài ra, công trình này còn vi phạm quy định về sử dụng đất và có thể bị áp dụng Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, mức xử phạt cũng lên tới 50.000.000 đồng. Thẩm quyền giải quyết xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng này thuộc về UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Hành vi vi phạm luật đất đai, vi phạm luật xây dựng (xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi) ngoài việc bị xử phạt hành chính còn bị buộc tháo dỡ công trình.
“Những người có trách nhiệm quản lý di tích ở các địa phương để xảy ra những vụ xâm hại di tích nghiêm trọng cũng cần xem xét xử lý nghiêm minh. Trong đó, lãnh đạo Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cũng phải chịu trách nhiệm”, luật sư Bình cho biết.
Đồng thời, luật sư Diệp Năng Bình nói rằng, lâu nay chúng ta quan ngại về hiện tượng hình sự hóa các quan hệ dân sự nhưng tình trạng không xử lý hình sự những vụ việc có dấu hiệu hình sự chính là bỏ lọt tội phạm, khiến đối tượng mà pháp luật hình sự bảo vệ bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, cần phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng nêu trên để răn đe, không còn tái diễn những vụ việc tương tự.
Điều 345 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng như sau:
“1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2.Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”.
Như vậy, Bộ Luật Hình sự đã dự liệu những tội phạm xâm hại di tích, danh lam thắng cảnh và quy định tội danh, hình phạt chặt chẽ. Do đó, đã đến lúc phải khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng xâm hại để tăng tính răn đe, ngăn ngừa.

“Mọc” vô duyên giữa đèo Mã Pì Lèng khách sạn bị dân mạng kêu gọi tẩy chay

(Kiến Thức) - Khi hình ảnh về tòa nhà 7 tầng giữa đèo Mã Pì Lèng được đăng tải, CĐM đã ngay lập tức kêu gọi tẩy chay công trình phá hoại môi trường này.

Ngày 03/10, trên trang cá nhân của mình, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã chia sẻ sự bức xúc và lo lắng trước việc đèo Mã Pì Lèng dần bị bê tông hoá đã thu hút sự chú ý của CĐM. 
Kèm theo lời chia sẻ, nhà báo Trần Đăng Tuấn đăng kèm theo hình ảnh một toà nhà bê tông 7 tầng có tên Mã Pì Lèng Panorama được xây dựng giữa đèo. Hình ảnh trên ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng cư dân mạng.

Chiêm ngưỡng đỉnh Mã Pì Lèng kỳ vỹ những ngày thu

(Kiến Thức) - Hãy đến con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, Hà Giang để chiêm ngưỡng đỉnh Mã Pì Lèng kỳ vỹ những ngày thu.

Chiem nguong dinh Ma Pi Leng ky vy nhung ngay thu
Hà Giang, vùng đất xa xôi nơi địa đầu Tổ quốc được biết đến không chỉ là bạt ngàn hoa tam giác mạch, sự trùng điệp của cao nguyên đá Đồng Văn mà còn là những vách núi cheo leo, nơi có con đèo đã đi vào huyền thoại - đèo Mã Pì Lèng. Cùng chiêm ngưỡng đỉnh Mã Pì Lèng kỳ vỹ những ngày thu.

Chủ đầu tư cắm “gai bê tông” trên đỉnh Mã Pì Lèng là ai?

Công trình nhà nghỉ, nhà hàng 7 tầng được xây dựng kiên cố, choán giữa một khoảng rộng xanh rợp giữa đỉnh đèo Mã Pì Lèng do một phụ nữ có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hà Giang làm chủ đầu tư.

Di sản Mã Pì Lèng (còn gọi là Mã Pí Lèng) - niềm tự hào của người dân địa phương Hà Giang nói riêng và niềm tự hào của quốc gia nói chung đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết nhưng không phải vì cảnh sắc tuyệt đẹp hiếm có của một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, mà bởi vì một công trình bê tông kiên cố bất ngờ xuất hiện giữa lòng di sản này. Đó là tổ hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê quy mô lớn.
Chu dau tu cam “gai be tong” tren dinh Ma Pi Leng la ai?
 Công trình xây dựng tại vị trí đắc địa, phá vỡ cảnh quan di tích, danh thắng cấp quốc gia Mã Pì Lèng. Ảnh: Dân Việt