Công điện của Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp bão Mangkhut

(Kiến Thức) - Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công điện chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 6 (Mangkhut).

Bão Mangkhut đã đi vào biển Đông vào trưa ngày 15/9 và gây gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13 ở vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ, sóng biển cao từ 6-7m, biển động dữ dội, vùng ven biển và đất liền nước ta vẫn có gió mạnh, kèm theo mưa lớn.
Khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut tập trung đông dân cư, có các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, nhiều tàu thuyền, hoạt động du lịch, lồng bè, khu nuôi trồng thủy hải sản trên biển, ven biển, nhiều công trình, dự án lớn đang thi công, tiềm ẩn rủi ro, thiệt hại lớn nếu không có các biện pháp quyết liệt, ứng phó kịp thời.
Cong dien cua Thu tuong chi dao ung pho khan cap bao Mangkhut
 Hướng di chuyển của bão Mangkhut.
Tùy theo tình hình thực hiện lệnh cấm biển
Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, kịp thời triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”.
Đối với khu vực trên biển và các đảo, Thủ tướng yêu cầu tập trung tổ chức rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi (kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch), nhất là đối với các tàu thuyền hoạt động xa bờ để hướng dẫn di chuyển thoát ra và không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc kêu gọi về nơi tránh trú an toàn. Tùy theo diễn biến của bão và tình hình cụ thể tại địa phương, thực hiện việc cấm biển, kể cả đối với các tàu vận tải và du lịch.
Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú, triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú; Tổ chức, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản.
Cong dien cua Thu tuong chi dao ung pho khan cap bao Mangkhut-Hinh-2
 Hình ảnh bão Mangkhut gây mưa lớn ở Manila, Philippines, hôm 15/9. Ảnh: AP.
Rà soát phương án sơ tán dân, di dời dân cư
Đối với khu vực trên đất liền, cụ thể khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị, Thủ tướng yêu cầu rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ngập sâu do nước biển dâng, sóng, gió lớn, sạt lở, trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, trong các nhà yếu, khu vực gần các cột tháp cao không bảo đảm an toàn.
Không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, nhất là tại các địa phương gần khu vực tâm bão khi bão đổ bộ vào.
Chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, kho tàng, các công trình công cộng, đặc biệt đối với công trình cột, tháp cao; tổ chức cắt tỉa cành cây tại các khu đô thị, hạn chế thiệt hại do bão.
Triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, thu hoạch các diện tích lúa đã chín, chủ động tiêu nước chống úng ngập đối với các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Triển khai các biện pháp bảo vệ công trình, bến cảng, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, hầm lò, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao, bãi thải khai thác khoáng sản.
Triển khai các biện pháp bảo vệ, gia cố đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển bị sự cố, đang thi công; đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.
Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển. Quyết định cho học sinh nghỉ học; kiểm soát giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc, các cầu vượt biển để bảo đảm an toàn trong thời gian bão đổ bộ vào.
Đối với khu vực miền núi, trung du: Rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Cong dien cua Thu tuong chi dao ung pho khan cap bao Mangkhut-Hinh-3
 Các phương tiện di chuyển qua con phố ngập nước tại Philipines sau khi bão ập tới sáng 15/9. Ảnh: AP.
Vận hành an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước xung yếu hoặc đã đầy nước.
Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Nhiệm vụ cụ thể của từng Bộ, ngành
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ; thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm trên biển để tàu thuyền, phương tiện vận tải không đi vào và chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; theo dõi, chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hồng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.
Đồng thời, giao Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát phương án, chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của bão bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực bão đổ bộ và an toàn giao thông.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện vận tải; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố, bảo đảm giao thông trên các tuyến giao thông chính.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, gia cố và triển khai các biện pháp bảo vệ, giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản; bảo vệ hồ đập thuỷ lợi, đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển xung yếu.
Bộ Công Thương chỉ đạo đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và dầu khí trên biển; vận hành an toàn các hồ đập thuỷ điện, hệ thống điện; bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu.
Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, các công trình cao tầng, công trình cột tháp cao,…
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin đến người dân và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
Bộ Ngoại giao theo dõi sát tình hình, chủ động liên hệ với các nước trong khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão đảm bảo an toàn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho học sinh khu vực bão đổ bộ.
Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm “bốn tại chỗ”, sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.

Siêu bão Mangkhut đổ bộ Philippines: Mưa lớn, sức gió trên 200km/h

(Kiến Thức) - Sáng sớm ngày 15/9, siêu bão Mangkhut đã đổ bộ vào tỉnh Cagayan trên đảo Luzon, miền Bắc Philippines với sức gió trên 200km/h. Trưa cùng ngày, bão sẽ đi vào khu vực Đông Bắc của Biển Đông.

Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa cho biết, sáng sớm ngày 15/9, siêu bão Mangkhut đã đổ bộ vào khu vực phía Bắc đảo Lu-Dông (Philippines).
Theo đó, vào hồi 4 giờ ngày 15/9, vị trí tâm siêu bão Mangkhut ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Lu-Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (185-200km/giờ), giật trên cấp 17.

Siêu bão Mangkhut đang càn quét Philippines

(Kiến Thức) - Siêu bão Mangkhut mang theo những cơn mưa lớn và gió mạnh đã đổ bộ vào miền bắc Philippines sáng ngày 15/9. Hàng chục nghìn người dân địa phương đã được sơ tán đến nơi an toàn trước khi cơn bão mạnh nhất trong năm ập tới.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines
 Theo CNA, siêu bão Mangkhut mang theo mưa lớn đã đổ bộ vào đảo Luzon, miền bắc Philippines vào lúc 1h40 sáng 15/9 (giờ địa phương). Được biết, đây là cơn bão mạnh nhất trong năm đổ bộ vào quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh chụp tại thủ đô Manila sáng 15/9. Ảnh: AP.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-2
Giới chức Philippines cho biết, hàng triệu người đang sinh sống tại những khu vực được dự báo nằm trên đường đi của bão Mangkhut có sức gió mạnh 205 km/h, giật đến 285 km/h. Ảnh: AP. 

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-3
Cơn bão mạnh cấp 5 này mang theo mưa lớn gây ngập lụt và gió mạnh làm vỡ cửa kính, phá hủy đường dây điện tại nhiều khu vực trên đảo Luzon. Ảnh: Youtube. 

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-4
 Giới chức Philippines cũng phát đi cảnh báo lũ lụt và sạt lở đất có thể xảy ra khi bão Mangkhut đổ bộ vào đảo Luzon sáng sớm nay. Ảnh: AP.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-5
 “Người dân nên hạn chế tối đa ra ngoài”, chuyên gia thời tiết Chris Perez khuyến cáo. Ảnh: Getty.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-6
 Mangkhut là cơn bão thứ 15 và là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay. Dự kiến, bão Mangkhut sẽ vượt qua đảo Luzon của Philippines sáng 15/9 và hướng về phía Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AP.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-7
 Người dân phải dắt xe đi qua con phố ngập lụt dưới trời mưa bão ở Manila, Philippines, hôm 15/9. Ảnh: AP.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-8
 Thống đốc tỉnh Cagayan Manuel Mamba cho biết khoảng 36.000 người đã được sơ tán đến các trung tâm lánh nạn tạm thời. Ảnh: AP.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-9
 Các phương tiện di chuyển qua con phố ngập nước sau khi bão ập tới sáng 15/9. Ảnh: AP.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-10
 Người đàn ông điều khiển xe đi dưới trời gió mạnh ở thành phố Tuguegarao hôm 15/9. Ảnh: AP.

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-11
Các nhân viên vệ sinh làm việc dưới trời mưa bão ở Manila sáng 15/9. Ảnh: AP. 

Sieu bao Mangkhut dang can quet Philippines-Hinh-12
Một chiếc ô tô "bì bõm" giữa biển nước mênh mông ở thủ đô Manila sáng 15/9. Ảnh: AP. 

Siêu bão Mangkhut giật trên cấp 17, chính thức vào Biển Đông

Sau khi hoành hành đảo Lu-Dông (Philippines), siêu bão MANGKHUT đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6 năm 2018.
 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 11 giờ sáng nay (15/9), siêu bão MANGKHUT đã đi vào Biển Đông. Tâm siêu bão Mangkhut đang ở trên khu vực Đông Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật trên cấp 17. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 380km tính từ vùng tâm bão; Phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 190km tính từ vùng tâm bão.