Giới phân tích nói gì về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa và Tổng thống Donald Trump không phải là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng trong mối quan hệ hiện tại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.

Mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn bao giờ, khi cuộc chiến thương mại giữa hai bên tiếp tục leo thang với các mức thuế đáp trả lẫn nhau. Mới đây nhất, Tổng thống Trump ngày 17/9 tuyên bố về việc áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Ngay lập tức, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 18/9 thông báo Bắc Kinh sẽ áp mức thuế mới gồm 5% và 10% lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Gói thuế này sẽ được áp dụng từ ngày 24/9, cùng ngày gói thuế mới của Mỹ đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
Quyết định mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này leo thang lên một "cột mốc" mới.
Gioi phan tich noi gi ve cuoc chien thuong mai My-Trung Quoc?
 Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc tiếp tục rơi vào vòng xoáy căng thẳng. Ảnh: GappingWorld.
Theo CNBC, tại Hội nghị thượng đỉnh Singapore cuối tuần trước, giới chuyên gia nhận định căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc vẫn sẽ leo thang dù có Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không.
Dani Rodrik, giáo sư tại Đại học Harvard cho rằng mặc dù Tổng thống Trump đưa ra những những biện pháp "điên rồ" khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, nhưng ông cũng chỉ là một biểu hiện của những phát triển gây nên căng thẳng chứ không phải là nguyên nhân dẫn tới những căng thẳng trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung Quốc.
“Tôi nghĩ chúng ta không nên phóng đại tầm quan trọng của ông Trump. Tôi nghĩ ông Trump giống một ‘triệu chứng’ chứ không phải là ‘nguyên nhân’... Dù ông ấy có là Tổng thống Mỹ hay không thì bằng nhiều cách, chúng ta vẫn phải đối mặt với những căng thẳng như vậy”, giáo sư Rodrik nhận định.
Rodrik nhấn mạnh, cả hai cường quốc đều muốn tìm một “chỗ đứng” nào đó trong thế giới đa cực này.
Gioi phan tich noi gi ve cuoc chien thuong mai My-Trung Quoc?-Hinh-2
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể kéo dài thêm nhiều năm nữa. Ảnh: CNN. 
Còn George Yeo, cựu Ngoại trưởng Singapore nhận định, "vấn đề lớn" ở đây là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chiến tranh thương mại chỉ là biểu hiện một phần cho những căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này và nó có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa.
Theo ông Yeo, hiện là người đứng đầu Công ty Kerry Logistics Network, Mỹ đang ngày càng lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông Yeo cũng đề cập đến việc cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon cho rằng đó là một cuộc chiến kinh tế chứ không phải “chiến tranh thương mại”.
“Không khó để một cuộc chiến kinh tế trở thành một cuộc chiến chính trị và trở thành một cuộc chiến tranh thực sự”, ông Yeo bình luận.
Trong khi đó, Philip Levy, người từng làm việc trong Hội đồng Cố vấn kinh tế dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush bình luận: “Tổng thống Trump thích áp thuế. Mặc dù ông ấy nhận ra rằng cuộc chiến thương mại có thể ảnh hưởng tới người nông dân và các thị trường nhưng vẫn tuyên bố đây là một phần của một cuộc đàm phán. Trên thực tế ông ấy đang dập tắt mọi nỗ lực đàm phán”.

Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Trên thực tế, ngay từ khi Tổng thống Trump nhậm chức hồi tháng 1/2017, giới phân tích đã dự đoán mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ đối mặt với nhiều "sóng gió". Tờ Diplomat dẫn nhận định của Tiến sĩ Liu Youfa, cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Viện Pangoal cho biết, xét trên nhiều khía cạnh, mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ khó có thể được cải thiện sau khi ông Trump cầm quyền.
Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và cả hai đều là động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hai nền kinh tế này có sự chênh lệch về mức độ phát triển. Mặc dù là đối tác thương mại lớn của nhau, nhưng vẫn chưa đàm phán và ký kết được một thỏa thuận thương mại tự do.

‘Trung Quốc không cần và cũng không có ý định thay thế Mỹ’

Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh.

Mời độc giả xem video: Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm nước ngoài. (Nguồn VTC14)
Theo Hãng tin Tân Hoa xã, trong cuộc họp báo bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII ở thủ đô Bắc Kinh hôm nay (8-3), Bộ trưởng Vương Nghị cho biết "một số người Mỹ lo sợ Trung Quốc sẽ thay thế vai trò của Mỹ trên thế giới. Kết luận đó là hoàn toàn sai lầm".

Kinh tế thế giới ra sao khi Mỹ áp thuế 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Việc Tổng thống Trump áp thêm thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc có thể đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục rơi vào vòng xoáy căng thẳng và gây tác động xấu tới nền kinh tế toàn cầu.

Theo CNBC, ngày 17/9, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ áp thêm thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 24/9, và mức thuế sẽ tăng lên 25% vào đầu năm sau.

Trong thông báo ngày 17/9, Tổng thống Trump tuyên bố mức thuế sẽ tăng lên 25% từ ngày 1/1/2019 và rằng “nếu Trung Quốc có hành động trả đũa nhằm vào những người nông dân và các ngành công nghiệp khác của chúng tôi, chúng tôi sẽ ngay lập tức tiến hành giai đoạn ba, với việc áp thuế bổ sung xấp xỉ 267 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc”.

Kinh te the gioi ra sao khi My ap thue 200 ty hang hoa Trung Quoc?
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: BBC. 
Việc Mỹ áp thuế lên 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc khiến dư luận lo ngại có thể làm leo thang cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong các cuộc đàm phán trước đó, hai bên đã không đạt được thỏa thuận để giải quyết xung đột thương mại giữa hai nước.
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Tổng thống Trump “không hài lòng về các cuộc đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tình hình “cuối cùng sẽ được giải quyết, bởi chính tôi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình người mà tôi rất tôn trọng”.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp dụng mức thuế quan này.