Công chức bị tạm đình chỉ nếu nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp

Công chức có thể bị tạm đình chỉ công tác nếu có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thi hành công vụ.

Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 727, trong đó có nội dung về thủ tục hành chính liên quan đến việc tạm đình chỉ đối với công chức, viên chức nhằm đảm bảo tính liêm chính và hiệu quả trong thực thi công vụ.

Theo quyết định này, công chức có thể bị tạm đình chỉ công tác nếu có hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, gây ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận hoặc uy tín tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; cố tình trì hoãn, đùn đẩy trách nhiệm hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao cũng thuộc diện xem xét tạm đình chỉ.

cong-chuc.jpg
Ảnh minh họa: Thạch Thảo

Những trường hợp công chức đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý hoặc nếu để tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật cũng bị tạm đình chỉ công tác.

Tương tự, công chức đã bị xử lý kỷ luật về Đảng và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng thuộc diện bị tạm đình chỉ.

Việc tạm đình chỉ công tác còn có thể được thực hiện theo văn bản đề nghị từ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, tố tụng hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

Các trường hợp khác được xử lý theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định tạm đình chỉ được thực hiện chậm nhất là 2 ngày làm việc kể từ khi xác định có căn cứ tạm đình chỉ, cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ có trách nhiệm báo cáo, đề xuất người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ.

Chậm nhất là 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ, người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức.

Trường hợp tạm đình chỉ công tác không đúng quy định hoặc khi có kết luận công chức không vi phạm, chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày có đủ cơ sở, người đứng đầu ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý công chức.

Quyết định tạm đình chỉ công tác và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác (nếu có) phải được công bố trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các trường hợp miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý

Quyết định của Bộ Nội vụ cũng quy định cụ thể về thủ tục miễn nhiệm đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý. Theo đó, công chức lãnh đạo, quản lý sẽ bị xem xét miễn nhiệm nếu bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo; có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; hoặc xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Công chức còn có thể bị miễn nhiệm nếu bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; hoặc vi phạm những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín cá nhân và cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đang công tác; vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm với công chức lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu để cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.

Với viên chức quản lý, việc xem xét miễn nhiệm được thực hiện trong trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút; viên chức bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 2 lần trở lên trong cùng thời hạn bổ nhiệm; có 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

vietnamnet.vn

Công chức không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xem xét miễn nhiệm

Tối đa 25 ngày kể từ khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền phải ra quyết định về việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý.

Theo hướng dẫn được ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BNV vừa được Bộ Nội vụ ban hành, việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo;

Cách chức cán bộ công an say xỉn, gây tai nạn liên hoàn

Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh quyết định cách chức Đội trưởng đối với Trung tá Hồ Sỹ Phong và tiếp tục tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra, xử lý.

Chiều 27/6, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức họp kiểm điểm, đánh giá mức độ sai phạm của Trung tá Hồ Sỹ Phong liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra vào tối ngày 26/6/2025.

887776666.png
Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh quyết định cách chức Đội trưởng đối với Trung tá Hồ Sỹ Phong và tiếp tục tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra, xử lý.

Công bố tổ chức, cán bộ Công an 34 tỉnh, thành phố

Bộ trưởng Lương Tam Quang trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng 23 Giám đốc Công an địa phương sau sáp nhập và 11 Giám đốc Công an địa phương giữ nguyên.

Chiều 28/6, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức, cán bộ Công an tỉnh, thành phố theo Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Buổi Lễ được công bố theo hình thức trực tiếp tại Hội trường Bộ Công an và trực tuyến đến các điểm cầu 63 Công an cấp tỉnh.