Công chúa, hoàng tử thời xưa ai cũng có vú nuôi vì sao?

Nếu xem các bộ phim cổ trang thì chắc hẳn bạn cũng nhận ra một điều là các công chúa, hoàng tử thời xưa sau khi sinh ra đều có vú nuôi chăm sóc.

Nhiều người xem phim khi thấy các công chúa, hoàng tử có vú nuôi bên cạnh chăm sóc thì thường chỉ nghĩ đến nguyên do là để các phi tần có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, sự thật không hoàn toàn như vậy. Sự thực ẩn sâu bên trong vấn đề này tàn nhẫn hơn rất nhiều.

Thể hiện sự giàu có

Thuê vú nuôi trượng trưng cho sự giàu có, đây là đặc trưng thời cổ đại. Đối với những gia đình bình thường thì không thể thuê vú em. Những gia đình giàu có, thừa tiền thì sẵn sàng thuê vú em và những người hầu hạ khác. Vì vậy, nhà nào có vú nuôi nghĩa là nhà đó giàu có, dư dả.

Đảm bảo sức khỏe cho công chúa, hoàng tử

Điều kiện dưỡng thai thời xưa cũng như điều kiện chăm sóc trẻ sơ sinh chắc chắn không được như bây giờ. Không ai dám đảm bảo sau khi sinh xong các phi tần có đủ sức khỏe bình thường để có thể cho con bú sữa mẹ, chăm sóc cho con. Muốn công chúa, hoàng tử ăn no tốt nhất nên thuê vú nuôi.

Việc tìm vú nuôi thì không khó bởi ở thời đó, phụ nữ không có nhiều lựa chọn việc làm. Vậy nên họ tình nguyện làm vú nuôi để kiếm sống.

Cong chua, hoang tu thoi xua ai cung co vu nuoi vi sao?
Các công chúa, hoàng tử thời xưa đều do vú nuôi chăm sóc

Vì phi tần không muốn bị thất sủng

Phi tần được sinh con cho vua là diễm phúc lớn. Nhưng sau khi sinh con nếu mải mê chăm con mà không hầu hạ được vua thì sớm muộn gì cũng bị thất sủng. Ở trong hậu cung, bị thất sủng chẳng khác nào đã chết.

Con cái nếu có vú nuôi chăm sóc thì phi tần có thời gian bồi bổ sức khỏe, chăm sóc nhan sắc, nhanh chóng lấy lại phong độ để chuyên tâm cung phụng, hầu hạ vua.

Đề phòng thế lực đảng phái

Các phi tần khi sinh con cho vua thì sẽ có cơ hội được tăng địa vị, nhất là khi sinh được hoàng tử. Nếu hoàng tử, công chúa được vua yêu thích thì địa vị của phi tần đó có thể nói là một bước lên mây.

Để đề phòng thế lực đảng phái chính trị lôi kéo và ngăn không cho họ ngoại kiểm soát chính quyền, hoàng đế sẽ không để các hoàng tử, công chúa theo mẹ ruột của mình.

Vậy nên, các hoàng tử, công chua sẽ có vú nuôi chăm sóc từ khi mới lọt lòng. Thậm chí là tách biệt hẳn với mẹ ruột của mình. Các vú em cũng phải dành toàn thời gian để ở bên cạnh nuôi dưỡng, tâm tình, chăm sóc công chúa, hoàng tử.

Thực tế, mặc dù một phần lớn các vú em hoàng gia đều xuất thân bình dân, không có quá nhiều kiến thức, thế nhưng họ có thể giúp các hoàng tử, công chúa nhận thức được "sự khốn khổ dân gian", nhận thức được cuộc sống thực sự của bách tích bình dân, nhờ thế, tương lai có thể vì nhân dân, vì đất nước làm tốt trọng trách của mình.

Bên cạnh đó, những vú em hoàng gia cũng là người phải thực hiện công việc giáo dục giới tính cho công chúa, hoàng tử. Đặc biệt, đối với các hoàng tử, một số vú em còn phải hiến thân, giảng dạy chi tiết những kiến thức vỡ lòng về chuyện nam nữ.

Chỉ có điều, chuyện này cũng có thể tạo thành những hồi ức, kỷ niệm, thậm chí phát triển một mối quan hệ đầy lưu luyến. Điển hình như mối tình nổi tiếng giữa Minh Hy Tông Chu Do Hiệu và vú em Khách Thị.

Thái giám sống chết để bảo vệ "vật dư thừa" của mình

Trong lịch sử Trung Hoa, thái giám hay công công là cách gọi chung để chỉ những người đàn ông đã trải qua quá trình "tịnh thân" để làm việc trong cung đình.

Để có thể bước chân vào cung cấm, xuất hiện bên cạnh các nhân vật hoàng tộc với tư cách là người hầu hạ thân tín, thật không hề đơn giản với những người thuộc tầng lớp thái giám bởi họ phải trải qua quá trình "tịnh thân" đau đớn, mang trên mình khiếm khuyết sinh lý vĩnh viễn mà không bao giờ thay đổi được.

Tại Trung Hoa phong kiến, quá trình biến một người đàn ông thành thái giám thường được gọi với nhiều tên khác nhau như "tịnh thân", "yêm cát", "cung hình", "thiến", "hoạn"…

Dung phi qua đời, Càn Long làm điều gì khiến các quan bất mãn?

Vì một sủng phi, Càn Long đã làm ra một việc chưa từng có tiền lệ, khiến bá quan văn võ bất mãn.

Trong số các phi tần của Càn Long, có một vị phi tử vô cùng đặc biệt. Nàng không phải hoàng hậu, chẳng phải quý phi, cũng không con không cái, nhưng giữa một rừng hoa nơi hậu cung, nàng là một trong số ít những người được lịch sử nhắc tới trong cuốn "Hậu phi truyện". Người đó chính là Dung phi của Càn Long đế.

Dung phi là người Duy Ngô Nhĩ, họ Hòa Trác Thị. Trong truyền thuyết, Dung phi được miêu tả là một người con gái có dung mạo vô cùng đặc biệt, khác biệt so với tất cả mọi người xung quanh.