Công bố bất ngờ về tài sản của đầu bếp Anthony Bourdain

Anthony Bourdain - đầu bếp kiêm ngôi sao truyền hình từng cùng cựu Tổng thống Mỹ Obama ăn bún chả tại Hà Nội - đã để lại phần lớn tài sản trị giá 1,2 triệu USD cho con gái.

Một bản sao di chúc của đầu bếp Anthony Bourdain đã được nộp lên Tòa án ở Manhattan (Mỹ) ngày 5-7, ít hơn 1 tháng kể từ khi thi thể ông được phát hiện tại khách sạn ở Pháp.
Trái ngược suy đoán của mọi người, Anthony Bourdain có số tài sản khá khiêm tốn so với độ nổi tiếng, tần suất làm việc dày đặc. Ông có 425.000 USD tiền mặt và sổ tiết kiệm, 35.000 USD trong tài khoản môi giới, 250.000 USD tài sản cá nhân và 500.000 USD tiền bản quyền chương trình truyền hình. Tổng cộng, số tài sản có được khoảng 1,2 triệu USD.
Anthony Bourdain để phần lớn tài sản cho con gái.
 Anthony Bourdain để phần lớn tài sản cho con gái.
Con gái 11 tuổi tên Ariane của Anthony Bourdain là người thừa hưởng lớn trong số tài sản này. Trước đó, nhiều đồn đoán cho rằng tài sản của Anthony Bourdain lên đến 16 triệu USD. Trong quá trình chờ đợi Ariane được 18 tuổi, đủ quản lý tài sản thì bà Ottavia Busia - vợ cũ của Anthony Bourdain và mẹ của Ariane - sẽ là người giám hộ hợp pháp.
Ông không để lộ trọn vẹn mặt con trên mạng xã hội.
 Ông không để lộ trọn vẹn mặt con trên mạng xã hội.
Bà Ottavia Busia là người tổ chức tang lễ cho chồng cũ cũng như đứng ra làm tất cả các thủ tục đưa thi thể về Mỹ. Họ ly hôn năm 2016 sau 9 năm bên nhau. Anthony Bourdain rất thương con, dù bận rộn ông vẫn nỗ lực dành 5 ngày mỗi tháng bên con gái.
Khi thông tin về tài sản của Anthony Bourdain lan tỏa, công luận nhiều ý kiến trái chiều. Phần nhiều cho rằng con số này chưa chính xác bởi một người nổi tiếng và làm nhiều việc như ông phải có tài sản lớn hơn.
Anthony Bourdain đã treo cổ và ra đi ở tuổi 61, để lại dấu hỏi lớn về nguyên nhân tự tử.
Anthony Bourdain đã treo cổ và ra đi ở tuổi 61, để lại dấu hỏi lớn về nguyên nhân tự tử. 
Năm 2016, ông Anthony Bourdain từng cùng cựu Tổng thống Mỹ Obama đến ăn bún chả ở Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam. Đây cũng là một phần của loạt chương trình "Parts Unknown". Ông được người Việt Nam biết đến cũng nhờ sự xuất hiện đặc biệt này và góp phần quảng bá bún chả Hà Nội trên truyền thông thế giới.
Anthony Bourdain và cựu Tổng thống Mỹ Obama tại Hà Nội năm 2016.
 Anthony Bourdain và cựu Tổng thống Mỹ Obama tại Hà Nội năm 2016.
Anthony Bourdain có tuổi thơ nổi loạn. Lớn lên, ông không theo con đường cha mẹ định sẵn mà đam mê ngành công nghiệp ẩm thực. Ban đầu, ông tìm đến bếp chỉ vì sở thích ăn uống nhưng sau đó là đam mê, gắn bó.
Bằng nỗ lực của mình, ông trở thành đầu bếp và dần gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này. Ông mở rộng sang lĩnh vực viết sách, dẫn chương trình các sô ẩm thực, du lịch giới thiệu món ăn ngon trên khắp thế giới.

Hé lộ nguyên nhân cái chết của đầu bếp nổi tiếng từng tới Việt Nam

Đầu bếp nổi tiếng 61 tuổi Anthony Bourdain tự treo cổ trong phòng tắm bằng dây đai của áo choàng tắm tại khách sạn ở Pháp.

Ngày 9/6, AP dẫn lời công tố viên Christian de Rocquigny của thành phố Colmar, Pháp, cho biết đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain đã sử dụng đai áo choàng tắm để tự tử một ngày trước đó.

Đêm trắng nơi đại công trường giải cứu đội bóng Thái Lan

Phóng viên Zing.vn có mặt tại hiện trường vụ giải cứu đội bóng Thái Lan ghi nhận không khí làm việc ngày đêm khẩn trương của nhóm cứu hộ, các tình nguyện viên và giới báo chí.

Nhân viên cứu hộ mệt mỏi sau ngày dài làm việc căng thẳng trong chiến dịch giải cứu đội bóng Thái Lan mắc kẹt trong hang Tham Luang Nang Non từ ngày 23/6.
 Nhân viên cứu hộ mệt mỏi sau ngày dài làm việc căng thẳng trong chiến dịch giải cứu đội bóng Thái Lan mắc kẹt trong hang Tham Luang Nang Non từ ngày 23/6.

Bên trong căn phòng treo cổ tử tù ở Nhật Bản

Căn phòng thi hành án tử hình với tử tù ở Nhật Bản được coi là một trong những nơi tuyệt mật nhất, chuyên sử dụng để hành quyết các tử tù một cách nhanh chóng nhất.

Theo Mirror, việc thi hành án tử hình với tử tù ở Nhật Bản lâu nay luôn bí mật và chịu ảnh hưởng bởi các nghi thức. Nhật Bản ngày nay vẫn duy trì án tử hình dù nhiều quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ bản án này. Người mới nhất tử vong trong căn phòng thi hành án tử hình là thủ lĩnh giáo phái “tận thế” Shoko Asahara.
Bên trong căn phòng thi hành án tử hình ở Nhật Bản.
Bên trong căn phòng thi hành án tử hình ở Nhật Bản. 
Đối với tử tù như Masakatsu Nishikawa, cái chết chỉ là để mở lối sang một thế giới khác. Nền nhà sạch bong, ánh đèn dễ chịu, tiếng kinh Phật trầm bổng, êm ái và nghệ thuật trang nhã trong phòng. Nishikawa, 61 tuổi, bị kết án tử hình tội sát hại 4 phụ nữ trong một vụ giết người kinh hoàng xảy ra cách đây hơn 25 năm.
Trong căn phòng có một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và đó là khuôn mặt duy nhất tử tù này nhìn thấy trước khi thi hành án. Tử tù sau đó sẽ bước vào ô vuông màu đỏ ở giữa phòng.
Đây là nơi tử tù sám hối với mục sư trước khi được đưa vào phòng thi hành án.
Đây là nơi tử tù sám hối với mục sư trước khi được đưa vào phòng thi hành án. 
Tổ thi hành án sẽ quấn dây quanh cổ tử tù. Một khi thời khắc đến, cửa sập mở ra khiến tử tù rơi xuống căn phòng bên dưới và tử vong ngay lập tức.
Thống kê trong giai đoạn từ năm 2012-2016 cho thấy có 24 người bị tử hình ở Nhật Bản. Cho đến ngày 31.12.2017, có 123 tử tù đang chờ thi hành án. Đây là con số cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2007.
Đây là nơi quan sát quá trình thi hành án.
 Đây là nơi quan sát quá trình thi hành án.
Tử tù mới nhất bị tử hình trong căn phòng trên là Shoko Asahara, thủ lĩnh giáo phái “tận thế”, đứng sau vụ tấn công bằng khí độc sarin ở ga tàu điện ngầm Tokyo năm 1995.
Vụ tấn công khiến 13 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương. Asahara bị treo cổ cùng với 5 đồng phạm trong ngày 6.7.
Có 3 nút bấm và đội thi hành án sẽ ấn nút đồng thời để kết liễu tử tù đứng ở ô màu đỏ.
 Có 3 nút bấm và đội thi hành án sẽ ấn nút đồng thời để kết liễu tử tù đứng ở ô màu đỏ.
Buổi thi hành án diễn ra tốt đẹp và gần như không bị dư luận lên tiếng phản đối, một phần vì Nhật Bản luôn giữ bí mật quy trình thi hành án tử hình.
Theo Mirror, đa phần tử tù Nhật Bản phải chờ đợi ít nhất 5 năm mới đến lượt thi hành án. Có những người như Nishikawa hay Asahara thì phải chờ đợi hàng thập kỷ, không biết ngày cuối cùng của mình sẽ đến lúc nào.
Năm 2010, chính quyền Nhật Bản đã có động thái chưa từng có tiền lệ. Đó là cho phép các phóng viên đến ghi hình tại nơi giam giữ tử tù cũng như căn phòng thi hành án.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát là khuôn mặt cuối cùng mà tử tù nhìn thấy trước khi bị bịt mắt.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát là khuôn mặt cuối cùng mà tử tù nhìn thấy trước khi bị bịt mắt.