Công an vào cuộc nghi vấn bạo hành trẻ em ở chùa Sùng Quang

(Kiến Thức) - Cơ quan Công an đang vào cuộc trước thông tin sự việc một cháu bé nghi bị bào hành ở chùa Sùng Quang (Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội).

Mới đây, mạng xã hội facebook lan truyền một đoạn 1 clip ghi lại cảnh một cháu bé la khóc thảm do bị đánh đập dã man.
Theo thông tin đăng tải, toàn bộ sự việc được ghi lại ở chùa Sùng Quang (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cháu bé là người thường xuyên bị sư trong chùa bạo hành, tuy nhiên đến nay mới có bằng chứng quay lại được.
Cong an vao cuoc nghi van bao hanh tre em o chua Sung Quang
Thông tin được lan truyền trên mạng xã hội trước đó. 
Để tìm hiểu và khách quan thông tin, ngày 7/4, PV đã tìm đến chùa Sùng Quang.
Trao đổi với PV, nhà sư Thích Đàm Minh (chùa Sùng) xác nhận hình ảnh của đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội được quay từ ngoài vào chùa và bà chính là nhà sư xuất hiện trong đó. Tuy nhiên các thông tin, hình ảnh trong đoạn clip đã không nêu đúng bản chất vấn đề, sai sự thật.
Theo nhà sư Đàm Minh, ngoài 3 sư nữ, hiện tại chùa có nuôi dưỡng một bé gái (còn gọi là tiểu) có tên gọi Bảo Linh (SN 2007, quê gốc tại Khánh Hòa). Bé gái này được cho là bị tăng động, đã ở chùa được khoảng 4 năm và đang theo học lớp 5 trường tiểu học Cổ Nhuế.
Cong an vao cuoc nghi van bao hanh tre em o chua Sung Quang-Hinh-2
Sư thầy Minh. Ảnh Hoàng Đan. 
Hoàn cảnh của bé Linh rất đáng thương khi mẹ đi lấy chồng khác và gửi con vào chùa ở từ lúc 17 tháng tuổi. “Chúng tôi là người tu hành, người thật, việc thật, nói sai phải tội chết nên nếu ai không tin có thể xuống tận nơi để gặp cháu hỏi chuyện cụ thể", nhà sư Đàm Minh nói.
Thông tin thêm về đoạn clip, nhà sư Minh nói rằng tối hôm 6/4, nhà chùa xích con chó vàng trước cửa điện thờ bị các con chó khác cắn. Lúc đó, nhà sư này lấy gậy che này đập mạnh xuống nền gạch để quát con chó không căn nhau nữa.
Lúc đó, ngồi cạnh là bé Linh nói xin thầy tha cho con, thầy tha cho con. Khi nhà sư càng dùng gậy đánh xuống con chó thì cháu lại càng kêu to xin.
Chia sẻ với PV, một người dân sống nhà chùa cho biết: "Các sư thường xuyên đóng cửa chùa, không hay liên hệ với cư dân xung quanh. Trong chùa có nuôi trẻ con nhưng tôi không rõ có bạo hành không vì chùa tường cao cổng kín, đóng cửa suốt".

Cong an vao cuoc nghi van bao hanh tre em o chua Sung Quang-Hinh-3
Chùa Sùng Qang, Hà Nội. 
Liên quan sự việc, một lãnh đạo công an cho biết, đêm qua 6/4, công an quận Bắc Từ Liêm đã đến chùa xác minh, hiện vụ việc đang được làm rõ.
Được biết, ban đầu ghi nhận trên tay cháu Linh có xuất hiện một vết bầm, nhưng được cho là do trong lúc xin sư thầy không đánh chó đã bị sư thầy không may đánh trúng.
Ngoài ra, cháu Linh cũng được cho tới bệnh viện để kiểm tra trong chiều 7/4, trước khi công an đưa ra kết luận cuối cùng.

Hình ảnh về Tướng Đồng Sỹ Nguyên trên cương vị Bộ trưởng Giao thông

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên (1923-2019) đã kinh qua nhiều vị trí, có những đóng góp lớn cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như xây dựng đất nước.

Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong
Thời điểm ngày 15/2/1985, ông Đồng Sỹ Nguyên khi đó đang là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đã thăm cán bộ, công nhân Đội 162, Xí nghiệp cầu 16 đang thi công xây dựng cầu Chương Dương, ngày 15/2/1985. (Ảnh: Quang Triệu/TTXVN) 
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-2
 11 giờ ngày 18/10/1983, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đồng Sỹ Nguyên (giữa, áo trắng, đội mũ) cùng các chuyên gia Liên Xô và người lao động Việt Nam thực hiện nghi thức vặn chiếc buloong cuối cùng trên công trường xây dựng cầu Thăng Long, nối liền 2 bờ Nam Bắc của công trình mang biểu tượng của tình hữu nghị Việt-Xô này. (Ảnh: Vũ Hanh/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-3
 Ngày 17/2/1985, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên cùng các đại biểu làm lễ nối liền dầm cầu Chương Dương. Thời gian đó, ông là người kiên quyết bảo vệ phương án phải xây dựng cầu Chương Dương khi chúng ta định chỉ làm duy nhất cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại địa bàn Thủ đô. (Ảnh: Bảo Hanh/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-4
 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên (người áo sẫm vỗ tay, cạnh người đeo kính nhận bằng khen) trao bằng khen cho 4 đơn vị tham gia xây dựng cầu Chương Dương tại lễ nối liền dầm cầu Chương Dương, ngày 17/2/1985. Thời gian đó, ông là người kiên quyết bảo vệ phương án phải xây dựng cầu Chương Dương khi chúng ta định chỉ làm duy nhất cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại địa bàn Thủ đô. (Ảnh: Bảo Hanh/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-5
 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sĩ Nguyên xiết bulông tượng trưng tại Lễ nối liền dầm cầu Chương Dương (Hà Nội), ngày 17/2/1985. Thời gian đó, ông là người kiên quyết bảo vệ phương án phải xây dựng cầu Chương Dương khi chúng ta định chỉ làm duy nhất cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại địa bàn Thủ đô. (Ảnh: Bảo Hanh/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-6
 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên (thứ ba từ phải sang) cùng các chuyên gia Liên Xô và công nhân Việt Nam đón Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đến thăm công trường xây dựng cầu Thăng Long, ngày 5/11/1983. (Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-7
 Sáng 16/11/1983, Tổng Bí thư Lê Duẩn đến thăm công trường xây dựng cầu Thăng Long - công trình của tình hữu nghị Việt - Xô. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên cùng đi và báo cáo với Tổng Bí thư về tiến trình xây dựng cầu (ảnh). (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-8
 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đồng Sỹ Nguyên (bên phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Paavo Väyrynen thực hiện nghi thức khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng (Hải Phòng), do Chính phủ Cộng hòa Phần Lan giúp Việt Nam, ngày 25/3/1984. (Ảnh: Bảo Hanh/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-9
 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên (thứ ba từ phải sang) và Bí thư Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh Nguyễn Kỳ Cầm tiến hành nghi thức giật búa máy đóng cọc, khởi công xây dựng cầu Bến Thủy bắc qua sông Lam trên Quốc lộ 1A và xây dựng Quốc lộ 8 nối liền 2 nước Việt Nam-Lào, ngày 1/3/1986. (Ảnh: Anh Tôn/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-10
 Ngày 20/6/1985, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên phát biểu, tuyên dương thành tích các tập thể và cá nhân của Xí nghiệp cơ khí 121 đã hoàn thành việc sản xuất, lắp dựng 7.800m lan can cầu Chương Dương đúng tiến độ, đạt chất lượng cao, chuẩn bị cho lễ thông cầu ngày 30/6/1985. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-11
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên thăm nhân dân vùng bị bão ở huyện Diễn Châu (Nghệ Tĩnh), tháng 10/1989. (Ảnh: Văn Thái/TTXVN) 
Hinh anh ve Tuong Dong Sy Nguyen tren cuong vi Bo truong Giao thong-Hinh-12
 Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thăm cán bộ, công nhân Đội 162, Xí nghiệp cầu 16 đang thi công xây dựng cầu Chương Dương, ngày 15/2/1985. (Ảnh: Quang Triệu/TTXVN)

Gia đình bé gái mầm non bị cô giáo tát ngã dúi dụi lên tiếng

Dù lên tiếng thanh minh, hành động của cô giáo D. đối với các bé vẫn bị coi là không thể chấp nhận được. Gia đình em bé bị bạo hành trong clip đã chính thức lên tiếng về vụ việc.

Trưa 16/6, một đoạn clip ghi lại cảnh cô bảo mẫu có hành vi bạo hành trẻ em trong một bữa ăn tại lớp mẫu giáo tư thục được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người phẫn nộ.
Cô giáo tát bé gái ngã xuống đất. (Ảnh cắt từ clip)
Cô giáo tát bé gái ngã xuống đất. (Ảnh cắt từ clip)