Công an khám nhà người tố công an nhận 60 triệu đồng

Đến 17h05 ngày 22/3, CA tỉnh Đắk Nông vẫn đang khám xét nhà ông Trần Minh Lợi, đuợc biết đến là một người |"tích cực chống tham nhũng” trên Facebook.

Phóng viên Tuổi Trẻ đang có mặt ở hiện trường cho biết hiện công an đang làm thủ tục khám xét nhà ông Lợi, đuợc biết đến là một người rất tích cực chống tham nhũng trên Facebook.
Trước quán cà phê Bằng Hữu của nhà ông Lợi ở địa chỉ trên, hàng trăm người dân hiếu kỳ đứng theo dõi quá trình khám xét.
Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết lý do ông Lợi bị bắt có liên quan đến vụ việc ba cán bộ của Công an huyện Đắk Mil (Đắk Nông) nhận 60 triệu đồng từ các nghi phạm bị bắt trong một vụ đánh bạc.
Liên quan sự việc này, trước đó Công an huyện Đắk Mil đã tạm đình chỉ công tác đối với ba cán bộ công an huyện gồm: trung úy Lãnh Thanh Bình (cán bộ trinh sát), thiếu tá Y Nam (đội phó đội điều tra) và trung úy Trần Thanh Hải (cán bộ điều tra).
Theo điều tra ban đầu, ngày 15-1, Công an huyện Đắk Mil bắt được sáu người đang đánh bài ăn tiền tại xã Thuận An (Đắk Mil). Cũng theo điều tra ban đầu của công an, lúc này ông Bình gợi ý người nhà chung tiền thì sẽ cho các nghi can được tại ngoại.
Cong an kham nha nguoi to cong an nhan 60 trieu dong
Người dân hiếu kỳ xem công an khám xét nhà ông Trần Minh Lợi . 
Sự việc này được người nhà một nghi can thông tin đến ông Trần Minh Lợi (trú xã Ea B’hốk, Cư Kuin, Đắk Lắk) và nhờ ông này “giúp đỡ”. Ông Lợi đã dùng các thiết bị điện tử để ghi âm, ghi hình quá trình chung chi - nhận tiền này.
Khi có bằng chứng, ông Lợi viết đơn tố cáo ông Bình và hai cán bộ khác cũng thuộc Công an huyện Đắk Mil đến cơ quan chức năng.
Cong an kham nha nguoi to cong an nhan 60 trieu dong-Hinh-2
Ông Trần Minh Lợi - Ảnh: Facebook của ông Lợi. 
Được biết, Ông Trần Minh Lợi là người khá nổi tiếng tại Đắk Lắk và trên mạng xã hội Facebook với chủ trương “chống tham nhũng không phải của riêng ai”.
Tháng 11-2014, ông Lợi gửi 20 triệu đồng tiền vật chứng “chạy án” xảy ra tại Công an huyện Cư Kuin cho Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Ông Lợi cũng tố cáo nhiều lãnh đạo, cán bộ tại công an, Viện KSND liên quan đến việc chạy án, buôn lậu gỗ. Có 11 cán bộ liên quan tại Công an huyện Cư Kuin bị kiểm điểm, kỷ luật.
Từ sự việc này, ông Lợi nổi lên là một người “tích cực chống tham nhũng”. Ông sẵn sàng “giúp đỡ về pháp lý miễn phí (chữ hay dùng của ông Lợi)” cho bất cứ ai tố cáo tiêu cực.
Bằng cách dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình bí mật, ông Lợi thu thập chứng cứ nhiều vụ tiêu cực của cán bộ công an liên quan đến việc chạy án, chạy việc sau đó gửi đơn tố cáo.
Đến nay, như ông Lợi cho biết, ông đã tham gia nhiều vụ điều tra bằng biện pháp thu thập chứng cứ và “bắt sống” hàng chục cán bộ “có tiêu cực”.
Mới đây nhất, ông Lợi đã giả danh một doanh nghiệp dược phẩm đến nhà chị Doãn Phương Linh (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và để lại 10 triệu đồng. Chị Linh là con ông Doãn Hữu Long – tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk. Sau khi để lại tiền, ông Lợi ghi âm, ghi hình và tố cáo cha con ông Long tiêu cực…
Xem video: Công an “giật mình” khi khám nhà “trùm” ma túy TP.HCM

Người đầu tiên thông báo cầu Ghềnh sập để cứu cả đoàn tàu

(Kiến Thức) - Đoàn tàu đang lao tới cách vị trí cầu Ghềnh sập khoảng 200 mét thì được nhân viên gác chăn thông báo kịp thời, tránh xảy ra "thảm họa" kép.

>>> Clip ông Huỳnh Ngọc Sơn kể lại giây phút truy hô cứu đoàn tàu:
Liên quan đến vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh, ngày 22/3, PV Kiến Thức đã có cuộc trò chuyện với người đầu tin phát hiện cầu sập và chạy đến thông báo cho nhân viên gác chắn ở gần đó để ngăn đoàn tàu lại khi còn cách cây cầu sập chừng 200 mét. Nhiều người dân tại đây cho rằng sẽ xảy ra vụ tai nạn đường sắt vô cùng nghiêm trọng nếu những nhân viên gác chắn hôm đó không dừng kịp thời đoàn tàu đang lao tới cầu bị sập.
Người đầu tiên truy hô sự cố cầu Ghềnh sập cho nhân viên gác chắn là ông Huỳnh Ngọc Sơn (53 tuổi, ngụ phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Theo ông Sơn, trưa 20/3, khi ông đang ở trong nhà cùng vợ con thì nghe một tiếng nổ cực lớn ở phía cầu Ghềnh cách nhà 50 mét nên vội chạy ra xem.
Nguoi dau tien thhong bao cau Ghenh sap de cuu ca doan tau
Ông Huỳnh Ngọc Sơn - người đầu tiên phát "tín hiệu" cầu Ghềnh sập.
“Tôi chạy ra thì thấy khói bốc lên ở giữa cầu. Khi đến gần thì thấy thân cầu gãy làm nhiều đoạn, chìm xuống nước. Chiếc sà lan lật úp dưới lòng sông. Khi đó, nghĩ đoàn tàu sắp đến sẽ gặp “thảm họa” nên tôi vừa chạy nhanh về hướng gác chắn vừa hô to thông báo cầu sập. Sợ các nhân viên không nghe thấy, tôi đưa tay lên quơ qua quơ lại như cắt kéo để ra hiệu cho họ dừng tàu khẩn cấp” - ông Sơn kể.
Thời điểm này, tàu hàng mang số hiệu 2542 đang lưu thông từ ga Sóng Thần (Bình Dương) về ga Biên Hòa với vận tốc 40km/h. Lúc này, các nhân viên tại trạm gác Bửu Hòa cách hiện trường 200 mét cũng chuẩn bị hạ gác chắn để đón tàu qua cầu Ghềnh.
Ông Sơn cho biết thêm, khi thấy ông hớt hải chạy đến thông báo, một nhân viên ở trạm gác đã nhanh chóng chạy về phía cầu Ghềnh để kiểm tra, còn một nhân viên khác chạy trên hành lang đường sắt về hướng Bình Dương để kịp phất cờ ra tín hiệu dừng tàu khẩn cấp.
Khi thấy tín hiệu dừng khẩn cấp, lái tàu đã phanh gấp, kịp dừng trước cầu Ghềnh vừa sập 200 mét, thoát khỏi tai nạn kép.
Nguoi dau tien thhong bao cau Ghenh sap de cuu ca doan tau-Hinh-2
 Theo cơ quan chức năng, dự kiến ngày 15/7 sẽ thông tuyến đường sắt cầu Ghềnh.
Sự cố sập cầu Ghềnh gây tổn thất nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng đến mạch giao thông đường sắt và đường thủy qua khu vực. Không chỉ vậy, tai nạn còn gây tổn thất về văn hóa, tinh thần. Là một tron nhiều người gắn cuộc sống của mình bên cây cầu lịch sử này, ông Sơn cho biết nên cơ quan chức năng dỡ bỏ, xây mới lại cầu thì hình ảnh về cây cầu cũ chỉ còn là hoài niệm trong tiềm thức của người dân Bửu Hoà.
Liên quan đến vụ sập cầu Ghềnh, ngày 21/3, Công đoàn Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã khen thưởng nóng đối với 3 nhân viên Trạm gác chắn tàu Bửu Hòa vì đã phản ứng nhanh trong việc dừng tàu, tránh tai nạn kép.
Riêng bản thân ông Huỳnh Ngọc Sơn chưa nhận được động viên tinh thần, khen thưởng từ lực lượng chức năng, nhưng người đàn ông 53 tuổi này không đòi hỏi. Ông nói: “Đó là việc ai cũng phải làm. Khi sự cố xảy ra, tôi muốn báo cho nhân viên gác chắn càng nhanh càng tốt để họ có phương án xử lý. Tôi không quan tâm đến việc khen thưởng hay ai khen thưởng”.

Công bố đường dây nóng tố cáo tham nhũng trong dịp Tết

Khi phát hiện các hành vi tham nhũng, tặng quà Tết trái với quy định, người dân có thể gọi  đường dây nóng: 080.48228, 0902.386.999 và 0125.698.6688.

Theo Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt, việc công bố các đường dây nóng tố cáo tham nhũng đã thực hiện từ trước Tết năm ngoái. Trong năm ngoái, đường dây nóng đã nhận được hơn 60 nguồn tin. Các tin này đã được phân loại, xử lý đúng quy định.
Cong bo duong day nong to cao tham nhung trong dip Tet
 Người dân có thể gọi điện tới đường dây nóng để tố tham nhũng, mãi lộ trong dịp Tết (Ảnh minh họa).