Công an Hà Nội cấp, kiểm tra giấy đi đường có nhận diện qua mã QR Code

Công an Hà Nội thông tin quy định chi tiết về các nhóm đối tượng được cấp Giấy đi đường cũng như thẩm quyền cấp đối với từng nhóm.

Chiều 4/9, Công an thành phố Hà Nội thông tin chi tiết về nhóm đối tượng, lĩnh vực được phép hoạt động và phân công, phân cấp duyệt, cấp Giấy đi đường. Công an Hà Nội căn cứ vào nhóm đối tượng thuộc diện thật sự cần thiết để cấp Giấy đi đường đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Cong an Ha Noi cap, kiem tra giay di duong co nhan dien qua ma QR Code
Công an Hà Nội quy định các đối tượng được cấp Giấy đi đường. 
Theo đó, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an xã/phường/thị trấn chịu trách nhiệm duyệt, cấp Giấy đi đường cho 6 nhóm đối tượng, gồm:
Nhóm 1: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao.
Nhóm 2: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ thiết yếu.
Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.
Nhóm 4: Cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao.
Nhóm 5: Công dân thuộc một số trường hợp thiết yếu.
Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cần thiết khác để phục vụ các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu. 
Công an thành phố Hà Nội phân cấp thẩm quyền cấp Giấy đi đường như sau:
Phòng Cảnh sát giao thông duyệt, cấp giấy đi đường đối với công - nhân viên chức làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp thành phố, cấp Trung ương;
Cá nhân làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoại giao đóng trên địa bàn thành phố;
Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu;
Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao;
Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.
Công an xã/phường/thị trấn duyệt, cấp giấy đi đường đối với công nhân, viên chức làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp quận/huyện/thị xã và cấp xã/phường/thị trấn;
Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch và công dân thuộc một số trường hợp thiết yếu.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Nguồn: VTV


Bình Dương chấn chỉnh F0 vượt rào, giật đồ ăn tại bệnh viện dã chiến

Do nhân viên bệnh viện chưa kịp chuẩn bị đồ ăn sáng, trong lúc đói, nhiều bệnh nhân có hành động không kiểm soát, xô đổ hàng rào.

Sáng 4/9, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết đã yêu cầu các cơ quan liên quan chấn chỉnh ngay công tác tổ chức cung cấp suất ăn tại Bệnh viện dã chiến số 1 (cơ sở Thới Hòa), phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, không để xảy ra tình trạng F0 giành giật, chen lấn.

Trước đó, tối ngày 3/9, mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại cảnh nhân viên mặc đồ bảo hộ đẩy xe thức ăn vào bên trong khu điều trị thì hàng trăm F0 ùa ra chặn đường, xô đổ hàng rào để lấy thức ăn. Nhiều người lấy 5-10 phần, trong khi người khác không có phần nào.

Chủ tịch phường Long Biên bị tố đánh bài: Bí thư nói gì?

Ngày 4/9, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Nguyễn Ngọc Phan, Bí thư phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, vụ Chủ tịch phường và một số cán bộ đánh bài trong thời gian chống dịch COVID-19 đang được cấp trên xác minh.

Trả lời báo chí về việc Chủ tịch phường Long Biên bị tố đánh bài khi đang chống dịch COVID-19, ông Phạm Bạch Đằng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quận ủy Long Biên cũng cho biết, đơn vị đang vào cuộc làm rõ thông tin phản ảnh một lãnh đạo phường Long Biên tụ tập đánh bạc trong thời gian thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng.

"Sau khi nắm được thông tin, chúng tôi đã vào cuộc và yêu cầu lãnh đạo phường Long Biên làm tường trình để xác minh thông tin đó có chính xác không. Khi có kết quả sẽ thông tin đến báo chí" - ông Đằng thông tin thêm.

Chu tich phuong Long Bien bi to danh bai: Bi thu noi gi?

Người bị tố có hành vi đánh bài giữa mùa dịch. Ảnh chụp màn hình.