Công an 2 tỉnh truy bắt nhóm bắn chết 3 người

Ngày 24/10, đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Phạm Dũng, Thứ trưởng, dẫn đầu đã đến hiện trường vụ án bắn chết 3 cán bộ bảo vệ rừng.

Ngày 24/10, đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Phạm Dũng, Thứ trưởng, dẫn đầu đã đến hiện trường vụ án bắn chết 3 cán bộ bảo vệ rừng ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) chỉ đạo việc điều tra, truy bắt nhóm hung thủ. Trước đó, Thượng tướng Dũng đã nghe các cơ quan chức năng tỉnh này báo cáo sự việc 3 cán bộ bảo vệ rừng bị bắn chết này.
Thu giữ 10 khẩu súng trong nhà dân
Đại tá Nguyễn Ngọc Chương, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cũng có mặt tại hiện trường báo cáo với Thứ trưởng Phạm Dũng việc triển khai các biện pháp điều tra, xử lý vụ án .
Theo đó, công an tỉnh đã triển khai các mũi trinh sát, cơ động, công an xã vào hiện trường và phong tỏa các tuyến đường giáp ranh với huyện Bù Đăng (Bình Phước), khu vực biên giới. Các lực lượng nghiệp vụ cũng đã được huy động, triển khai để truy bắt các nghi can vụ 3 người bị bắn chết ở Đắk Nông.
Đến chiều cùng ngày, các cơ quan nghiệp vụ cũng đã khám nghiệm tử thi ba nạn nhân, thu thập dấu vết hiện trường.
Công an tỉnh Đắk Nông xác định có bốn nghi can liên quan vụ nổ súng là Hoàng Văn Thắng, Đinh Viết Thọ và hai nghi can chưa xác định danh tính. “Hiện công an đã triệu tập ông Hoàng Văn Thắng, ngụ xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp đến lấy lời khai. Các nghi can gây án khác công an vẫn đang truy bắt” - lãnh đạo UBND huyện Tuy Đức nói và ông này cho hay là tình hình trên địa bàn đã ổn định trở lại.
Một lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước cho hay đã chỉ đạo Công an huyện Bù Đăng, nơi giáp ranh với Đắk Nông phối hợp với công an tỉnh bạn chốt chặn, truy bắt nhóm người gây án. Bình Phước cũng tăng cường các trinh sát về địa bàn hỗ trợ tỉnh bạn.
Tiếp cận hiện trường từ huyện Bù Đăng (Bình Phước), chúng tôi ghi nhận nhiều lực lượng phối hợp với huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đang chốt chặn các ngả đường.
Ông Nguyễn Tiến Trọng, Chủ tịch xã Đắk Nhau (Bù Đăng), cho hay qua trao đổi, phía huyện Tuy Đức thông tin là công an huyện đã kiểm tra, thu giữ 10 khẩu súng tự chế tại một chòi rẫy của ông ĐVH ở sát khu vực xảy ra vụ án. “Các khẩu súng bị thu giữ có được các nghi can sử dụng gây án hay không, công an đang điều tra, xác minh” - ông Trọng nói.
Công an chốt chặn truy bắt các nghi phạm. Ảnh: ĐD
 Công an chốt chặn truy bắt các nghi phạm. Ảnh: ĐD
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, tử thi. Ảnh: ĐD
 Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, tử thi. Ảnh: ĐD
Bắn xong không cho đưa đi cấp cứu
Liên quan đến các nạn nhân bị thương, BV Đa khoa Đắk Nông cho biết ba người bị trọng thương đã qua cơn nguy kịch, 12 người khác sức khỏe đang hồi phục.
Đang cấp cứu, bệnh nhân Điểu Ka (ngụ Bình Phước) cho hay khi nhóm công nhân lái xe đi giải tỏa đất thì anh ở trụ sở công ty. “Nghe tin anh em bị bắn, tôi chạy ra thì thấy nhiều người nằm la liệt trên đất, máu me bê bết. Tôi chạy ra dìu người bị thương rời khỏi hiện trường thì bị bắn vào lưng. Tỉnh dậy thì thấy mình đã nằm trong bệnh viện” - nạn nhân Điểu Ka kể lại.
Một người dân cho hay sau khi bắn trọng thương nhiều người, những người nổ súng không cho đưa nạn nhân đi cấp cứu. Phải nhiều giờ sau, khi có đông người dân địa phương và lực lượng chức năng vào can thiệp, những người nổ súng mới bỏ đi.
Theo báo cáo của UBND huyện Tuy Đức, sáng 23/10, Công ty TNHH Long Sơn đóng trên địa bàn đưa người san ủi khoảng 0,5 ha đất do một số người dân xâm chiếm tại tiểu khu 1535, thuộc lâm phần của công ty. Khi san ủi, công ty không thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương và các hộ dân. Khi các công nhân đang lái xe ủi đất vào khu vực đất do ông Hoàng Văn Thắng lấn chiếm, hai bên tranh cãi và hàng chục người dân kéo đến, trong đó một số người dùng súng hoa cải bắn thẳng vào nhóm người của Công ty Long Sơn khiến ba người chết, 15 người bị thương.
Đắk Ngo và Quảng Trực của huyện Tuy Đức là điểm nóng về phá rừng, tranh chấp đất đai, khiếu kiện từ nhiều năm nay. Nhiều người đã bao chiếm, biến đất rừng thành nương rẫy rồi bán hoặc cho thuê. Khi doanh nghiệp được giao đất vào san ủi thì bị dân đập phá phương tiện, thậm chí tấn công lại lực lượng chức năng… “Thường trực tỉnh sẽ họp với các ban ngành chức năng để đưa ra các phương án xử lý cụ thể về tranh chấp đất đai tại khu vực này” - lãnh đạo tỉnh Đắk Nông cho biết.

Đón thuyền viên VN được giải cứu khỏi tay cướp biển Somali

Sức khỏe các thuyền viên Việt Nam ổn định và đang được Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania thu xếp đưa về nước.

Ngay sau khi nhận được thông tin về việc 26 thuyền viên thuộc tàu Naham 3, trong đó có 3 thuyền viên Việt Nam, bị cướp biển Somalia bắt cóc từ tháng 3/2012 sẽ được thả và đưa về Kenya, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania cử cán bộ sang Kenya hỗ trợ, giúp đỡ và thu xếp các thủ tục để sớm đưa những thuyền viên Việt Nam về nước.
Don thuyen vien VN duoc giai cuu khoi tay cuop bien Somali
Một số thủy thủ được cướp biển trả tự do. 
Ngày 23/10/2016, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania đã tới sân bay Kenyatta đón, động viên các thuyền viên Việt Nam. Nhìn chung, sức khỏe các thuyền viên ổn định và dự kiến sau quá trình kiểm tra sức khỏe, những thuyền viên này sẽ được tổ chức Chương trình hỗ trợ con tin (thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc – UNDP) trao trả cho đại diện Đại sứ quán để thu xếp thủ tục đưa các thuyền viên này về nước.
26 thủy thủ châu Á đã được cướp biển Somali trả tự do sau hơn 4 năm bị bắt giữ tại một làng đánh cá nhỏ tại Somali. Họ đã tới thủ đô Nairobi của Kenya hôm 23/10 để đáp chuyến bay về nước.
Reuters cho biết, trong số các thủy thủ này có người Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonesia, Việt Nam và Đài Loan.
Họ bị bắt giữ khi tàu cá FV Naham3 mang cờ Oman bị cướp biển Somali bắt giữ gần Seychelles tháng 3/2012 khi nạn cướp biển rất phổ biến trong khu vực này.
Bọn cướp biển giao nhóm người này cho chính quyền thị trấn Galkayo miền bắc Somalia sáng 22/10.

Trộm táo tợn dùng cả xe tải đi khoắng đồ nhà cô giáo

Khi trở về nhà bà Phượng phát hiện nhiều tài sản như dàn karaoke, tivi 42 inch, vật dụng trang trí nội thất… đã bị mất trộm.

Theo trình báo của bà Phượng, gia đình bà đi chơi xa vắng nhà. Đến ngày 23/10 em trai bà Phượng sống gần đó báo cho bà Phượng biết nhà bà có dấu hiệu bị trộm cắp tài sản.
Trom tao ton dung ca xe tai di khoang do nha co giao
Những đồ đạc trong nhà cô giáo được đóng gói nhưng băng trộm chưa kịp chuyển đi - Ảnh: NG.NAM 
Khi trở về nhà bà Phượng phát hiện nhiều tài sản như dàn karaoke, tivi 42 inch, vật dụng trang trí nội thất… đã bị lấy mất, tổng giá trị đồ bị mất khoảng 50 triệu đồng.

Lại thêm Sở Nội vụ Quảng Ninh có số lãnh đạo vượt quy định

(Kiến Thức) - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh hiện có 6 lãnh đạo, gồm một giám đốc và 5 phó giám đốc. Số lượng lãnh đạo như vậy vượt quá quy định của Chính phủ.

Giống như Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh hiện có 6 lãnh đạo. Trong đó, Giám đốc Sở là bà Lê Thị Hạnh, 5 Phó giám đốc Sở gồm ông Lê Quý Hiệp, ông Nguyễn Hồng Phương, bà Nguyễn Thị Thơm, ông Nguyễn Tiến Dương và bà Vũ Thị Mai Anh.