Con rùa được mẹ tự nhiên "độ", sống sót sau khi lạc giữa đàn voi

Khoảnh khắc ấn tượng cho thấy một con rùa may mắn sống sót khi vô tình nằm trên đường đi của đàn voi rừng đang tìm đường xuống sông uống nước.

Cảnh tượng bắt đầu với một con rùa đơn độc đang lang thang trên đường sau khi xuống hồ nước làm dịu cơn khát và nóng bức. Đột nhiên xuất hiện đàn voi từ xa đi tới tạo ra tiếng động ầm ầm cả khu vực.

Con rua duoc me tu nhien
Rùa may mắn sống sót sau khi lạc giữa một đàn voi.

Con rùa cảm thấy nguy hiểm đang đến gần nên ngay lập tức chui vào mai nằm yên bất động. Đàn voi khát nước đang trên đường đi xuống hồ nước Kwa Maritane trong Khu bảo tồn Pilanesberg, tọa lạc tại phía bắc Rustenburg trong tỉnh Tây Bắc, Nam Phi.

Điều thú vị là đàn voi gồm nhiều con trưởng thành lần lượt bước đi nhưng không một con nào giẫm trúng con rùa nhỏ trên đường.

Có lúc chân của voi chạm trúng rùa cũng chỉ là một va chạm nhẹ. Con rùa may mắn vẫn bình an vô sự. Khi đàn voi đi qua, con rùa nhỏ ngay lập tức tìm đường thoát thân, chạy trốn trở lại bụi cây xanh gần đó.

Video lan truyền chia sẻ trên YouTube và nhận được hơn 100.000 lượt xem và hàng trăm bình luận từ cư dân mạng.

"Tôi đoán những con voi lớn không muốn giẫm lên con rùa nhỏ", "Con rùa may mắn nhất thế giới", "Con rùa đã trải qua khoảng thời gian vất vả nhất trong đời", "Đàn voi to lớn nhưng dường như nhận thấy rùa và cố gắng né tránh"... là một số bình luận của cư dân mạng bình luận.

Người dân Vân Đồn thả rùa 10kg về biển: Quý hiếm sao?

Sau khi phát hiện một cá thể rùa quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng dính vào lưới, Công an huyện Vân Đồn, phối hợp với người dân đã tiến hành thả về biển.

Nguoi dan Van Don tha rua 10kg ve bien: Quy hiem sao?
 Sáng ngày 18/1, ngư dân Vũ Quang Triệu đã phát hiện một cá thể rùa to dính vào lưới. Sau khi quan sát và tìm hiểu, anh phát hiện đây là loài rùa quý cần được bảo vệ.

Sinh vật Tây Tạng 10.000 tuổi hồi sinh: Đại dịch mới có xảy ra?

Các nhà khoa học rất sốc khi phát hiện ra 900 loài vi sinh vật chưa từng biết đến đang bị "niêm phong" trong băng vĩnh cửu ở Tây Tạng, trong đó có những loài có thể gây đại dịch mới.

Sinh vat Tay Tang 10.000 tuoi hoi sinh: Dai dich moi co xay ra?
 Các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã lấy mẫu từ 21 sông băng trên cao nguyên Tây Tạng, sau đó giải trình tự DNA của các sinh vật cực nhỏ đang "ngủ đông" trong lớp băng vĩnh cửu.