Con đường phục thiện của nữ quái từng lừa hàng tỷ đồng

"Khi làm ăn thua lỗ, nếu em biết dừng lại, biết chia sẻ với gia đình thì chuyện sẽ không đi quá xa như thế này...”, nữ phạm nhân có dáng vẻ ưa nhìn trải lòng.

Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1983, trú ở phường Lê Lợi, TP Vinh, Nghệ An) sinh ra trong một gia đình khá cơ bản. Bố mẹ kinh doanh buôn bán ở chợ nên kinh tế gia đình cũng ổn định. Do đó, từ nhỏ mấy chị em Dung được bố mẹ đầu tư cho ăn học đến nơi đến chốn.
Là người thông minh, sáng dạ nên sau khi tốt nghiệp THPT, Dung thi đỗ vào trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
Người phụ nữ vỡ mộng làm giàu
Năm 2009, cô ra trường và được nhận vào làm việc ở một công ty nước ngoài với mức lương khiến nhiều người mơ ước. Chưa chồng con nên Dung cũng tiết kiệm được chút vốn kha khá.
Có máu làm giàu, lại là người nhanh nhẹn nên ngoài công việc ở công ty, cô còn buôn bán đủ các mặt hàng khác. Được bạn bè giới thiệu, cô tham gia đầu tư vào thị trường kinh doanh vàng và cũng thắng lợi được số tiền không nhỏ.
Thời điểm làm ăn được, Dung nhanh chóng kiếm được rất nhiều tiền. Lòng tham của con người là vô đáy nên còn muốn thu được lợi nhuận cao hơn nữa nên đã vay mượn bạn bè, người thân để lấy tiền đầu tư.
Thế nhưng, từ một người có tiền, việc làm ăn đổ bể khiến Dung nợ nần chồng chất. Không dám để bố mẹ biết, cô âm thầm gỡ gạc bằng cách mượn tiền của bạn bè để đắp đổi vào các món nợ đến hạn trả.
Xinh đẹp, trẻ trung lại ăn nói khéo léo nên được khá nhiều người tin tưởng cho mượn tiền. Khi số tiền vay mượn lên đến con số hàng tỷ đồng nhưng không có khả năng chi trả cô lâm vào cảnh vỡ nợ. Khi bị các chủ nợ thúc ép trả nợ, Dung nghĩ tới chị Hằng (đã đổi tên), một người bạn cũ ở quê, đang làm cho một ngân hàng lớn.
Con duong phuc thien cua nu quai tung lua hang ty dong
Nguyễn Thị Mỹ Dung đang cố gắng cải tạo thật tốt để sớm được trở về với gia đình của mình. 
Để tạo niềm tin cho bạn, cô gái này tự nhận mình đang làm việc cho một hãng hàng không uy tín, có khả năng phân phối vé máy bay cho các đại lý. Ban đầu, để tạo lòng tin cho bạn, Dung hỏi vay bạn 100 triệu đồng để mua sổ cổ đông nhằm thuận lợi hơn trong việc kinh doanh vé máy bay và hẹn trả trong vòng 2 ngày.
Đúng hẹn, Dung gọi điện trả lại số tiền đã vay của người bạn đồng thời “tâng bốc” về việc làm ăn được sếp tin tưởng. Cô ngỏ ý rủ bạn cùng đầu tư kinh doanh.
Khi được bạn đồng ý, Dung thông báo phải góp 200 triệu đồng. 4 ngày sau, cô thông báo số tiền đó kinh doanh đã sinh ra lợi nhuận là 31 triệu đồng và kêu gọi chị Hằng tiếp tục đầu tư 600 triệu đồng nữa.
Do tin tưởng, người bạn nhanh chóng chuyển số tiền được yêu cầu. Cứ như vậy chỉ trong thời gian từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, Dung đã lừa chị Hằng 13 lần, với số tiền 2,163 tỷ đồng.
Khi biết mình bị lừa, người bạn đã liên hệ yêu cầu trả tiền nhưng không thành. Chồng nạn nhân ra Hà Nội đòi nợ, không làm chủ được đã phá hỏng một số vật dụng tại căn hộ của Dung, vì vậy anh này phải lĩnh mức án 17 tháng tù.
Chị Hằng đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Dung gửi lên cơ quan công an. Ngày 29/9/2014 Nguyễn Thị Mỹ Dung bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt 16 năm tù giam, buộc bồi thường cho bị hại số tiền 2,1 tỷ đồng.
Nỗi ân hận muộn màng
Gặp Dung trong trại giam, người phụ nữ này vẫn xinh đẹp, đằm thắm. Vẻ bề ngoài của nữ phạm nhân này khá hiền lành nên không ai dám nghĩ cô từng là “nữ quái” lừa đảo một số tiền lớn như vậy.
“Tuổi trẻ bồng bột khiến em phạm phải lỗi lầm. Khi làm ăn thua lỗ, nếu em biết dừng lại, biết chia sẻ với gia đình thì chuyện sẽ không đi quá xa như thế này. Cũng chỉ vì cái máu làm giàu quá lớn mà em thành con người như vậy”, Dung cho biết.
Ngày đầu mới vào trại, Dung có tâm lý chán nản, tự ti nhưng được các cán bộ trại giam làm công tác tư tưởng nên cô dần bình tâm lại.
Khi đã xác định được lỗi lầm của mình, phạm nhân đang từng ngày cố gắng cải tạo thật tốt để sớm được trở về với bố mẹ. Dung đang cải tạo tại đội 32, phân trại 1, Trại giam số 6 Bộ Công an đóng trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An với nghề làm bóng.
Công việc hàng ngày khá bận nên cô không nghĩ nhiều đến những chuyện mà mình đã gây ra. Những giờ nghỉ ngơi hay đêm đến, Dung thấy thương bố mẹ.
“Đến giờ, em vẫn dằn vặt vì hai tội lớn. Em thấy có lỗi với gia đình người bạn mà em đã lừa họ số tiền lớn đó. Em cũng thấy có lỗi với bố mẹ mình rất nhiều, bố mẹ đã già mà còn phải mang tiếng với bà con hàng xóm vì một người con gái mang tội lừa đảo như em”, Dung nghẹn ngào chia sẻ.

Khách chơi xuân nô nức ngắm loài cây quý như vàng

Ba cây trầm hương sừng sững dựng ở chợ hoa xuân Vạn Phúc khiến khách sắm Tết Đinh Dậu được dịp mãn nhãn loài cây quý hiếm đắt ngang vàng.

Khach choi xuan no nuc ngam loai cay quy nhu vang
Lần đầu tiên chợ hoa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) xuất hiện ba cây trầm hương được dựng sừng sững giữa chợ. Chủ của gian hàng mong muốn khách được tận mục sở thị. 

Nghe điện thoại mất... gần 800 triệu

Với thủ đoạn giả danh người của cơ quan pháp luật, các đối tượng lừa đảo gọi vào số điện thoại bàn, vu khống chủ thuê bao.

Nạn nhân gần đây nhất của mánh khóe lừa chuyển tiền qua điện thoại này là bà N.T.N, trú tại phường Văn Miếu, TP Nam Định. Theo trình báo của bà N.T.N, khoảng 8h sáng ngày 4-4-2016, đối tượng lừa đảo xưng là nhân viên bưu điện điện thoại đến số điện thoại bàn nhà bà N thông báo số tiền điện thoại nhà bà là 8,93 triệu đồng và yêu cầu phải thanh toán ngay nếu không sẽ xóa số điện thoại.

“Nhân viên bưu điện” này còn cho bà N biết có một người trú tại phường Hải Yên, TP Móng Cái đã lấy được chứng minh thư của bà và sử dụng để mở một tài khoản ngân hàng. Người này vừa bị công an bắt và khai cùng bà N thực hiện hoạt động rửa tiền.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại. 

Sau đó “nhân viên bưu điện” hướng dẫn bà N gọi điện thoại cho một "cán bộ công an", một "cán bộ VKSND" tỉnh Quảng Ninh để được minh oan không liên quan đến hành vi rửa tiền!?.

Theo hướng dẫn của những kẻ lừa đảo, bà N liền gọi điện cho vị “cán bộ công an và cán bộ VKSND Quảng Ninh” mà “nhân viên bưu điện” vừa cung cấp thì được bọn chúng yêu cầu gửi 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản của Lục Hữu Chiến tại ngân hàng Agribank Phục Hòa, Cao Bằng để khẳng định sự vô tội.

Bà N. liền khẳng định bản thân không làm gì phạm pháp và kiên quyết không chuyển tiền. Lập tức “vị cán bộ" liền đe dọa sẽ bắt tạm giam bà 2 tháng để điều tra. Nghe đến đây, bà N. hoảng loạn, sau đó ra ngân hàng chuyển 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản mang tên Lục Hữu Chiến với hứa hẹn của vị “cán bộ viện kiểm sát “nếu bà thực sự vô tội thì sẽ trả lại tiền cho bà trong vòng 24h”.

Chuyển tiền xong, bà N. mới bừng tỉnh, kiểm tra tài khoản thì biết toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Cũng với thủ đoạn tương tự, tại thành phố Nam Định còn có một nam nạn nhân bị lừa 100 triệu đồng và một nam nạn nhân nữa ở huyện Xuân Trường bị lừa 160 triệu đồng.

Ngay khi tiếp nhận thông tin trình báo của bị hại, Ban giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Nam Định khẩn trương thu thập thông tin, làm rõ chân tướng vụ việc để trấn an dư luận cũng như nâng cao cảnh giác cho người dân.
Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.
 Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.

Các đối tượng trong đường dây lừa đảo trú tại huyện Cao Bằng dần lộ dạng. Tuy nhiên, đây chỉ là những người dân bị các đối tượng lừa đảo hỏi mượn tài khoản ngân hàng làm khâu trung gian chuyển tiền. Họ cho biết, được một đối tượng người nước ngoài nhờ số tài khoản để chuyển tiền.

Khi có tiền, đối tượng người nước ngoài này sẽ điện thoại nhờ họ rút tiền, sau đó chuyển tiền vào một số tài khoản khác hoặc giao trực tiếp cho đối tượng. Mỗi lần chuyển tiền, họ được đối tượng trả công 1 triệu đồng. Hiện Công an tỉnh Nam Định đang khẩn trương truy tìm cũng như xác định chính xác danh tính của các đối tượng chủ mưu cầm đầu.

Cảnh giác để không bị "sập bẫy" đối tượng lừa đảo

Để giúp người dân chủ động phòng ngừa, không “mắc bẫy” các đối tượng lừa đảo qua điện thoại, Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nhận điện thoại từ người lạ. Trường hợp có người tự xưng là công an thì người dân cần đề nghị trực tiếp liên hệ cùng công an địa phương gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập đến trụ sở làm việc, không làm việc qua điện thoại.

Người dân không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân, số chứng minh thư, thẻ tín dụng, số tài khoản cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì; không mua bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân và không đưa thông tin đời tư lên các trang mạng xã hội. Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, người dân hãy thông báo ngay đến cơ quan công an; không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy hành vi lừa đảo của tội phạm

Truy tìm “nữ quái” chuyên trộm cắp tại các shop ở Nghệ An

Nữ quái mặc áo chống nắng, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang trà trộn vào các shop quần áo, thời trang để trộm cắp tài sản.

Ngày 25/7, Công an phường Hưng Bình, TP. Vinh (Nghệ An) cho biết, đang điều tra, truy tìm nữ "siêu trộm", chuyên đột nhập vào các shop quần áo, giày dép trên địa bàn, trộm cắp tài sản của khách và nhân viên.