Con chip lượng tử đầu tiên tự tạo và ổn định ánh sáng

Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ chế tạo chip silicon có thể tự tạo và kiểm soát ánh sáng lượng tử, mở ra bước ngoặt cho thương mại hóa công nghệ lượng tử.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tích hợp thành công nguồn sáng lượng tử (quang tử) và mạch điều khiển điện tử trên cùng một chip silicon kích thước siêu nhỏ. Con chip chỉ rộng 1mm² này có khả năng tạo ra cặp photon lượng tử và tự điều chỉnh tín hiệu theo thời gian thực - điều chưa từng có tiền lệ trong ngành công nghệ vi mạch.

Công trình mang tính đột phá này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu liên ngành đến từ ba trường đại học hàng đầu nước Mỹ: Đại học Northwestern, Đại học California - Berkeley (UC Berkeley) và Đại học Boston (BU). Chip được sản xuất tại một xưởng đúc bán dẫn thương mại theo quy trình CMOS tiêu chuẩn, giống với công nghệ sản xuất chip máy tính phổ thông hiện nay.

chip1940-fitmaxwzk3mcw2ntbd.jpg
Chip silicon tích hợp nguồn sáng lượng tử và mạch điều khiển điện tử dưới kính hiển vi.

Thay vì cần đến hệ thống thiết bị cồng kềnh và phòng thí nghiệm điều kiện đặc biệt như trước đây, chip mới có thể tự tạo và kiểm soát ánh sáng lượng tử nhờ tích hợp đồng thời nhiều thành phần siêu nhỏ: bộ cộng hưởng vòng, cảm biến quang điện và mạch phản hồi nhiệt. Khi một tia laser chiếu vào các vòng cộng hưởng khắc trên bề mặt chip, nó tạo ra các cặp photon mang trạng thái rối lượng tử, nền tảng của qubit ánh sáng.

Khác với các hệ thống trước vốn rất nhạy với nhiệt độ và dễ nhiễu loạn, chip này có thể tự động hiệu chỉnh nhờ vào cơ chế phản hồi tích hợp. Các cảm biến sẽ liên tục theo dõi nguồn sáng và gửi tín hiệu đến bộ gia nhiệt để đảm bảo trạng thái tối ưu. Toàn bộ quá trình này diễn ra ngay trên con chip mà không cần bất kỳ thiết bị ngoài nào hỗ trợ.

Điều quan trọng hơn, chip được sản xuất bằng dây chuyền CMOS 45nm – tức không cần nhà máy chuyên dụng, chi phí sản xuất thấp và khả năng nhân rộng cao. Đây là bước tiến cực kỳ quan trọng để công nghệ lượng tử bước ra khỏi môi trường thử nghiệm và tiến tới thương mại hóa ở quy mô lớn.

chip1540-scalemaxwidthwzc3mf0.jpg
Thiết kế tích hợp giúp chip lượng tử hoạt động chính xác mà không cần thiết bị phụ trợ.

Sự phối hợp giữa ba mảng công nghệ: điện tử cổ điển, quang tử và lượng tử – vốn trước đây thường phát triển tách rời – đã tạo nên một cấu trúc thống nhất và vận hành hiệu quả. Nhóm nghiên cứu đã đồng thiết kế ngay từ đầu để đảm bảo các linh kiện tương thích và tương hỗ nhau, giúp con chip hoạt động chính xác và ổn định.

Với những ưu điểm vượt trội về độ nhỏ gọn, khả năng tự vận hành và dễ sản xuất, con chip lượng tử này sẽ là nền tảng cho nhiều ứng dụng thực tiễn: từ mạng truyền thông chống nghe lén, cảm biến y học thế hệ mới, đến các hệ thống xử lý lượng tử có thể thay thế siêu máy tính trong tương lai.

Đây cũng là dấu hiệu cho thấy điện toán lượng tử đang dần bước qua ranh giới giữa nghiên cứu và ứng dụng. Việc chế tạo thành công con chip này không chỉ là một cột mốc kỹ thuật, mà còn là bước đi chiến lược trong việc đưa các công nghệ lượng tử vào thế giới thực.

Chip quang học song song – bước tiến mới cho phát triển AI

Chip quang học song song đầu tiên với hiệu năng tương đương RTX 5090 mở ra hướng đi mới cho AI, vượt qua giới hạn của công nghệ điện tử hiện nay.

Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc vừa công bố chế tạo thành công chip quang học đầu tiên trên thế giới có khả năng xử lý song song hàng trăm kênh dữ liệu ánh sáng, đạt hiệu năng tới 2.560 TOPS. Với tốc độ xử lý 50 GHz, con chip này được đánh giá tiệm cận với sức mạnh của các vi xử lý đồ họa tiên tiến nhất hiện nay.

42dafc48-2113-4613-bc70-be4d45b59756df5cd658-1.jpg
Chip quang học Meteor-1 – bước đột phá công nghệ mới.

Công nghệ chống ồn mới tạo điểm nhấn cho Sony WH-1000XM6

Sony trang bị cho tai nghe WH-1000XM6 mẫu chip xử lý QN3 mới, nâng cấp chống ồn, âm thanh chuẩn phòng thu, thiết kế sang trọng và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

nghe-1.png
Sony chính thức ra mắt WH-1000XM6, tai nghe không dây chống ồn cao cấp kế nhiệm dòng WH-1000X từng nhiều lần đoạt giải quốc tế.
nghe-2.png
WH-1000XM6 được trang bị chip HD Noise Cancelling Processor QN3 mới với tốc độ xử lý nhanh gấp 7 lần đời trước.

Quái vật năng lượng mặt trời của Trung Quốc đổ bộ Châu Âu

Tàu Yuanhai Kou chở 4.000 xe đến Châu Âu, giảm 2.100 tấn CO₂ mỗi chuyến, thể hiện bước nhảy vọt công nghệ xanh trong vận tải biển Trung Quốc.

quai-1.png
Yuanhai Kou, tàu chở ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, vừa hoàn thành chuyến đi đầu tiên tới châu Âu với 4.000 xe Trung Quốc.
quai-2.png
Con tàu khổng lồ dài gần 200 mét, nặng hơn 68.000 tấn này được vận hành bằng hệ thống năng lượng mặt trời kết hợp LNG, tiết kiệm 20% năng lượng.