Cố vấn Nhà Trắng: "Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã chấm dứt"

Cố vấn Thương mại của Nhà Trắng cho biết thỏa thuận thương mại giai đoạn I của Mỹ và Trung Quốc đã đứt gánh.

Theo Reuters, ông Peter Navarro - cố vấn thương mại Mỹ, trả lời vào ngày 22/6 đề cập đến thỏa thuận thương mại với Trung Quốc đã "chấm dứt". Đồng thời, vị cố vấn này cho biết Nhà Trắng tức giận vì Bắc Kinh đã không đưa ra cảnh báo kịp thời về sự bùng phát của dịch corona chủng mới.
"Nó (thỏa thuận thương mại) đã chấm dứt", ông nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News khi được hỏi về các vấn đề của thỏa thuận thương mại. Ông nói rằng bước ngoặt khi Mỹ biết về sự lây lan của Covid-19 sau khi phái đoàn Trung Quốc ký kết thỏa thuận giai đoạn I rời Washington ngày 15/1.
Co van Nha Trang:
 Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro chỉ trích đại dịch Covid-19 có liên quan mật thiết đến trách nhiệm của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Quan hệ giữa hai bên đã chạm đáy kể từ khi đại dịch corona chủng mới xuất phát từ Trung Quốc và Mỹ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh với các động thái không minh bạch về thông tin dịch bệnh.
Ngày 18/5, Tổng thống Trump lại lần nữa đưa ra đe dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, chỉ một ngày sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ hội đàm với chính quyền Bắc Kinh. Một diện thương mại của tổng thống Mỹ cho biết việc tách rời nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc không phải là một lựa chọn dễ dàng.
Trong số các cố vấn cao cấp của ông Trump tại Nhà Trắng, Navarro là một trong những nhà phê bình thẳng thắn và có thái độ gay gắt đối với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc nhất.

Cuộc đời Công chúa Burundi là người mẫu da màu đầu tiên của Pháp

(Kiến Thức) - Công chúa Burundi Esther Kamatari là người mẫu da màu đầu tiên tại Pháp và cũng là một nhà hoạt động từ thiện tích cực.

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap
Công chúa Burundi Esther Kamatari mới đây đã chia sẻ về những khó khăn, thử thách mà bà từng phải đối mặt sau khi rời khỏi đất nước tới Paris (Pháp) vào những năm 1970. Ảnh: Getty.  

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-2
 Theo Insider, cuộc sống của Esther không giống như các thành viên Hoàng gia Anh hay bất kỳ gia đình hoàng gia nào. Những năm làm công chúa ở Burundi, bà buộc phải trưởng thành hơn so với những đứa trẻ khác. Ảnh: Insider. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-3
 Năm Esther 13 tuổi, cha bà là Hoàng tử Ignace Kamatari bị ám sát. Sau đó, chú của bà, Quốc vương Burundi, cũng qua đời vì bị sát hại vào năm 1972. Vụ ám sát đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Burundi. Ảnh: Getty. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-4
 Trong thời gian Esther được nuôi dưỡng trong Hoàng gia Burundi, cha của bà thường dạy bài học về sự khiêm tốn, chẳng hạn như hướng dẫn bà đi bộ đến trường với những đứa trẻ mà bố mẹ chúng không có xe hơi. Ảnh: YF. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-5
 "Chúng tôi thường đi cùng nhau, bởi vì cha tôi nói: 'Cha mẹ của họ không có xe hơi, vì vậy con nên đi bộ với họ, và sau đó con có thể hiểu cuộc sống của họ như thế nào. Đó là sự khiêm tốn", bà Esther kể lại. Ảnh: Wikipedia. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-6
 Sau biến cố của gia đình, Esther quyết định sử dụng học phí đại học của mình để mua vé một chiều tới Paris. Khi đó, bà không biết gì về thành phố này, ngoại trừ tháp Eiffel trông như thế nào thông qua các bức ảnh. Ảnh: Guerlain.

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-7
 Tuy nhiên, sau khi đến Paris, Esther biết rằng nhận thức của thế giới về ý nghĩa của một hoàng gia là hoàn toàn trái ngược với định nghĩa của chính bà. "Một số người đã hỏi tôi: 'Cô có phải là một công chúa thực sự không?'. Bởi vì mọi người không nghĩ ở châu Phi chúng tôi cũng từng có vương quốc và đế chế. Trong suy nghĩ của một số người, Châu Phi là nơi dành cho nô lệ, không có gì", Công chúa Burundi giải thích. Ảnh: OT. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-8
 Mặc dù vậy, danh hiệu hoàng gia HRH của Esther đã giúp đảm bảo sự nghiệp của bà như ngày hôm nay.

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-9
 Esther trở thành người mẫu da màu đầu tiên ở Pháp và từng làm việc với những tên tuổi nổi tiếng như Lanvin, Paco Rabanne, Pucci và Jean-Paul Gaultier. Ảnh: Getty. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-10
 Năm 1987, bà lập một hãng du lịch mang tên Burundi Expansion. Năm 1990, bà là chủ tịch Hội người Burundi ở Pháp, chuyên làm từ thiện. Ảnh: SC. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-11
 Từ năm 2010, bà đào tạo người mẫu cho "Văn hóa và Sáng tạo" - một chương trình thời trang được tổ chức tại Pháp. Ảnh: SC. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-12
 Bà Esther được mời tham gia Royal Bridges, một xã hội dành riêng cho các nghệ sĩ và khách quen của giới nghệ thuật hoàng gia, hoàng tử và quý tộc đến từ khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Pinterest. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-13
 Công chúa Esther sử dụng mối quan hệ của mình với Royal Bridges để quảng bá việc bảo trợ của bà đối với Royal Drumers of Burundi, một màn trình diễn di sản thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: Getty. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-14
 Gần đây, bà Esther có kế hoạch quảng bá quỹ từ thiện mới của mình - Quỹ của Công chúa Kamatari của Burundi - nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Ảnh: Getty. 

Cuoc doi Cong chua Burundi la nguoi mau da mau dau tien cua Phap-Hinh-15
 "Mong muốn của tôi là các gia đình hoàng gia khắp thế giới tham gia vào quỹ của tôi và hỗ trợ tôi giúp đỡ những người khác. Màu da không phải là vấn đề", bà Esther nói. 

Mời độc giả xem thêm video: Gặp gỡ công chúa tóc mây ngoài đời thực (Nguồn video: VTC1)

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh phản đòn?

(Kiến Thức) - Không tỏ ra yếu thế trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Bắc Kinh liên tục đưa ra những biện pháp phản đòn Washington khiến mối quan hệ bế tắc giữa hai nước vẫn chưa thể tìm được lối thoát.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?
 Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn kể từ khi vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington kết thúc ngày 10/5 (theo giờ Mỹ) mà hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Trước những động thái trừng phạt từ phía Washington, Bắc Kinh không tỏ ra yếu thế, liên tục đưa ra các biện pháp phản đòn. Ảnh: SCMP.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-2
 Trung Quốc cáo buộc Mỹ là nhà đàm phán không đáng tin cậy, phá hỏng cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước. Phía Bắc Kinh tuyên bố, chiến tranh thương mại sẽ chỉ gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ. Ảnh: NAR.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-3
 Ngày 2/6, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố sách trắng, đề cập đến lập trường của Trung Quốc về đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Nội dung sách trắng khẳng định, Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng cũng không sợ chiến tranh thương mại và sẽ chiến đấu nếu cần thiết. Ảnh: CD. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-4
 Lập trường cứng rắn của Trung Quốc có thể được thấy rõ kể từ sau khi vòng đàm phán thương mại thứ 11 với Mỹ sụp đổ hôm 10/5. Ảnh: HER. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-5
 Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đã ra lệnh khởi động quá trình tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá khoảng 300 tỷ USD. Động thái này diễn ra cùng ngày sau khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: WB.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-6
Đáp trả, ngày 13/5, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ áp thuế nhập khẩu từ 5%-25% đối với 5.140 sản phẩm từ Mỹ, với trị giá khoảng 60 tỉ USD. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6 vừa qua. Ảnh: ST. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-7
Đến ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố trình trạng khẩn cấp quốc gia, trong đó cấm các công ty công nghệ trong nước mua hoặc sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài mà Washington cho là tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Ảnh: Independent. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-8
 Ngoài Tập đoàn Huawei, có 143 cá nhân và tổ chức khác của Trung Quốc nằm trong "danh sách đen" mà Mỹ cho rằng gây rủi ro tới an ninh quốc gia nước này. Ảnh: FP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-9
 Hôm 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép và thỏa thuận chia sẻ với Tập đoàn Huawei, bao gồm việc chuyển giao sản phẩm phần cứng và phần mềm. Điều này đồng nghĩa với việc những sản phẩm chạy Android của hãng điện thoại Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android. Ảnh: PBS.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-10
 Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa hạ nhiệt, ngày 29/5 vừa qua, Trung Quốc cân nhắc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm, một thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao, sang Mỹ nhằm đáp trả Washington. Ảnh: CFP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-11
 “Theo những gì tôi biết, Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Trung Quốc cũng có thể sử dụng các biện pháp đáp trả khác trong tương lai”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hu Xijin cho hay. Ảnh: NYP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-12
 Chưa hết, ngày 31/5, Trung Quốc thông báo sẽ lập danh sách đen các công ty nước ngoài để trả đũa vụ Huawei. Theo đó, các công ty nằm trong danh sách "thực thể không đáng tin cậy" và "gây tổn hại quyền và lợi ích" của Huawei sẽ buộc phải ngừng cung cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc này. Ảnh: TM. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-13
"Quyết định lập danh sách đen của Trung Quốc là một biện pháp 'ăn miếng trả miếng' để thể hiện rằng Trung Quốc có thể nhắm vào các công ty Mỹ", Rajiv Biswas, đến từ công ty IHS Markit, nói. Ảnh: CNN. 

Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: CNBC)

Đột nhập ngôi làng búp bê nổi tiếng ở Nhật Bản

(Kiến Thức) - Bà Tsukimi Ayano đã tạo ra những con búp bê để xua đi cảm giác hiu quạnh, trống vắng ở ngôi làng Nagoro của Nhật Bản.

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban
 Năm 2001, bà Tsukimi Ayano (ảnh) trở lại quê nhà ở Nagoro, sau khi dành phần lớn thời gian sống ở thành phố Osaka, Nhật Bản. (Nguồn ảnh: ATI)

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-2
Ngôi làng từng có tới 300 cư dân nhưng vào thời điểm bà Ayano trở lại quê nhà, Nagoro trở nên hoang vắng khi chỉ còn khoảng 30 người sinh sống vì nhiều người đã rời đi nơi khác hoặc qua đời. 

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-3
Để ngôi làng bớt hiu quạnh, mỗi khi trong làng có người qua đời hay rời đi nơi khác, bà Ayano sẽ làm búp bê để thay thế cho vị trí của những người đó. 

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-4
 Hiện tại, Ayano đã làm được hơn 400 con búp bê. 

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-5
 Ngôi làng búp bê Nagoro nay còn được biết đến với tên gọi Kakashi No Sato hay "làng bù nhìn".

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-6
Những con búp bê được làm từ rơm, vải, báo và quần áo cũ. Bà Ayano thường xuyên làm những con búp bê mới để thay thế cho những búp bê cũ bị rách, hỏng qua thời gian. 

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-7
Búp bê có thể được nhìn thấy ở hầu hết mọi nơi trong làng như điểm dừng xe buýt, trang trại,... 

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-8
Một số được đặt bên lề đường để thu hút du khách. 

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-9
 Búp bê "đại diện" cho con người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già.

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-10
 Khi nhìn từ một số góc ảnh, những con búp bê không khác gì người thật. 

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-11
 "Bà tôi từng ngồi trước nhà như vậy. Bà đã qua đời hai năm trước", Ayano nhớ lại.

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-12
 Bà Ayano cho biết thêm, môi của búp bê là bộ phận khó làm nhất bởi nó góp phần thể hiện biểu cảm giống như thật của búp bê.

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-13
 Một vài du khách có thể cảm thấy sợ hãi khi bắt gặp những con búp bê này vào buổi tối, nhưng người dân trong ngôi làng Nagoro dường như đã rất quen thuộc với sự hiện diện của chúng.

Dot nhap ngoi lang bup be noi tieng o Nhat Ban-Hinh-14
Ngôi trường ở Nagoro đã đóng cửa vào năm 2012 sau khi hai học sinh duy nhất trong làng tốt nghiệp.