“Có thể TP HCM phải xin thêm 2 tuần để kiểm soát dịch…“

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, tình hình dịch COVID-19 tuy có những chuyển biến tích cực nhưng còn diễn biến rất phức tạp và có thể Thành phố không hoàn thành mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo tinh thần Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Tối 11/9, phát biểu kết luận hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM mở rộng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết Ban Thường vụ Thành ủy cơ bản thống nhất với dự thảo kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi kinh tế của Ban cán sự Đảng UBND TPHCM.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, từ ngày 31/5, TPHCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội. Đến nay, TPHCM có 103 ngày thực hiện giãn cách với những mục tiêu, giải pháp và cấp độ khác nhau, theo hướng ngày càng nâng lên, ngày càng tăng cường, siết chặt.

Nghị quyết 86 của Chính phủ giao TPHCM kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9. Đối chiếu với quy định của Bộ Y tế, đến nay, chỉ có một số quận huyện ở TPHCM cơ bản đáp ứng mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh. Đa số các địa phương phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian.
Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới trong phòng chống dịch, đối với biến chủng Delta, khó có thể “quét sạch F0” trong một thời gian nhất định trên một địa bàn lớn có đặc điểm phức tạp như TPHCM.
“Co the TP HCM phai xin them 2 tuan de kiem soat dich…“
Bí Thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu kết luận hội nghị tối 11/9

Việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt cũng không thể kéo dài đến quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Theo ông Nên, qua thực tiễn, quan điểm này là mới so với trước đây và TPHCM sẽ báo cáo Trung ương để xin ý kiến.

“Có thể TPHCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành. Do đó, TPHCM phải xin thêm một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9/2021”, ông Nên nhấn mạnh và giao Ban chỉ đạo phòng chống dịch TPHCM nghiên cứu để có văn bản xin ý kiến Chính phủ.

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM, giãn cách hay nới lỏng đến mức độ nào còn phụ thuộc vào chuyển biến tình hình dịch bệnh và nguy cơ của từng khu vực, từng địa bàn. Phương châm của TPHCM là phải an toàn trên hết. Đó là “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM khẳng định TPHCM tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, phải triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn. Đơn cử, trong những ngày đầu, TPHCM thực hiện Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 có trọng tâm trọng điểm (Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc – quận 12).

Sắp tới, TPHCM sẽ làm ngược lại, thực hiện Chỉ thị 16 toàn thành phố và Chỉ thị 15 có trọng tâm, trọng điểm. Nơi nào an toàn thì nới lỏng dần và sẽ chọn địa phương làm thí điểm để rút kinh nghiệm.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu từng bước khôi phục hoạt động “bình thường mới” ở từng lĩnh vực. Y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại.

TPHCM phải củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, trung tâm y tế cấp quận, thành phố và đặc biệt là cần phải có cơ chế, chính sách thu hút y tế tư nhân, phối hợp cùng đông y, y học dân tộc trong phòng chống dịch.

“Co the TP HCM phai xin them 2 tuan de kiem soat dich…“-Hinh-2
Bộ đội đi chợ giúp người dân TPHCM trong những ngày đầu tăng cường giãn cách xã hội

Theo ông Nguyễn Văn Nên, trong thời gian tới TPHCM phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho người dân, công nhân, người lao động để giảm tải cho các khu nhà trọ chật hẹp hiện nay.

Đặc biệt, về huy động các nguồn lực, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng phải tạo điều kiện để phát huy tinh thần tương thân, tương trợ, đùm bọc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Nên nhấn mạnh: “Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, hạch sách làm khó làm dễ này kia thì phiền quá. Chúng ta phải tạo điều kiện cho người làm từ thiện đi lại thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào”.

TP HCM tiếp tục giãn cách xã hội đến hết ngày 15/9

Ngày 15/8, UBND TP HCM chỉ đạo Thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/8 đến hết ngày 15/9 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".

Theo đó, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố HCM vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, từ ngày 27/4 đến nay đã có 142.618 trường hợp nhiễm COVID-19, đang điều trị 32.149 bệnh nhân, trong đó có 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy.

Lừa đảo qua điện thoại, mạng internet: Làm sao để tránh mất tiền?

Mới đây, một người phụ nữ ở Hà Nội mất 520 triệu đồng sau cuộc gọi từ người xưng là nhân viên điện lực. Đây là loại hình lừa đảo không mới, song không phải ai cũng biết cách để phòng, tránh việc mất tiền.

Vừa qua (31/8), chị T. (42 tuổi, trú trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị một đối tượng tự xưng là cán bộ điện lực nói căn cước công dân của chị T. có đứng tên một tài khoản ngân hàng liên quan đến một vụ buôn bán ma túy. Chị T. đã cung cấp mã OTP cho đối tượng thì phát hiện tài khoản bị rút mất 520 triệu đồng.

Đây là loại hình lừa đảo đã cũ, diễn ra nhiều năm nay nhưng nhiều người nhẹ dạ, cả tin vẫn bị biến thành nạn nhân. Để người dân phòng, tránh loại tội phạm lừa đảo qua điện thoại, qua internet đang bùng nổ thời gian qua, Bộ Công an có đưa ra khuyến cáo nhiều lần. 

Theo các cơ quan chức năng, để tránh mắc phải những thủ đoạn lừa đảo này, quan trọng nhất là mỗi người dân tự nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng bị cho bản thân. Hiện nay, quá trình điều tra xử lý loại tội phạm này gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ và xác định đối tượng phạm tội.

Loại tội phạm này ít khi được phát hiện bằng việc bắt quả tang mà chủ yếu là qua lời khai bị hại, sau đó cơ quan điều tra lập chuyên án, truy xét, căn cứ theo các dấu vết dữ liệu điện tử để truy nguyên ra nguồn gốc tội phạm.

Tuy nhiên, để tránh bị lộ, các đối tượng lừa đảo thường dùng Chứng minh nhân dân giả để lập tài khoản ngân hàng giả mạo, sim “rác,” tài khoản mạng xã hội giả...

Sau khi phạm tội, các đối tượng sẽ xóa các dấu vết điện tử nên dễ dàng che dấu hành vi phạm tội của mình, gây khó khăn trong việc thu thập chứng cứ.

Bên cạnh đó, tội phạm sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, không trực tiếp tiếp xúc với người bị hại nên việc nhận diện đối tượng cũng rất khó khăn.

Những quận, huyện của Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 sau ngày 6/9?

Theo thông báo của UBND thành phố Hà Nội, sau ngày 6/9, 10 quận/huyện gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

UBND thành phố Hà Nội vừa ra thông báo về việc phân vùng phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố thực hiện từ 6h ngày 6/9 - 6h ngày 21/9. Theo đó, 10 quận/huyện gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Cụ thể: