“Cơ, rô, tép, bích” xuất hiện trong vở bài tập Toán lớp 1

Ảnh minh họa trong vở bài tập Toán lớp 1 có xuất hiện những hình ảnh "cơ, rô, tép, bích" khiến nhiều bậc phụ huynh xôn xao.

“Co, ro, tep, bich” xuat hien trong vo bai tap Toan lop 1
Bài đăng về việc "rô, cơ, tép, bích" xuất hiện tại vở bài tập Toán lớp 1. Ảnh chụp màn hình 

Mới đây, cộng đồng mạng đang xôn xao trước sự việc vở bài tập Toán lớp 1 có sự xuất hiện của "cơ, rô, tép, bích".

Cụ thể, một phụ huynh đã đăng tải trên một hội nhóm của mạng xã hội Facebook với nội dung: "F1 nhà e mới đi nhập ngũ mà đã được tạo điều kiện tiếp xúc với cơ, rô, tép bích. Chưa biết đến năm thứ 2 có được tiếp xúc với cắt vị hay mở bát không đây?

#Note: thế giới quanh ta có rất nhiều hình, rất nhiều đồ vật để đưa vào giới thiệu để viết vào một tờ giấy trắng có ý nghĩa mà. Sao lại chọn những hình cho HS trải nghiệm đời quá sớm như vậy!

Ảnh: St"

Theo tìm hiểu của PV Đời sống & Pháp luật, những hình ảnh trên nằm trong bài tập số 1, trang thứ 12 của vở bài tập Toán lớp 1, bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

“Co, ro, tep, bich” xuat hien trong vo bai tap Toan lop 1-Hinh-2
Trang thứ 12 của vở bài tập Toán lớp 1, bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Ngay sau khi đăng tải, bài viết nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng, đa số mọi người đều tỏ ra đồng tình trước ý kiến của vị phụ huynh này.

"Việc đưa những hình ảnh "cơ, rô, tép, bích" vào sách lớp 1 khiến các bé có thể liên tưởng đến hình ảnh bộ bài Tây, ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như định hướng tương lai cho học sinh", một phụ huynh cho biết.

"Cho các con trải đời sớm quá!", một người khác bình luận thêm.

Bên cạnh những ý kiến nhận định những hình ảnh "cơ ,rô, tép, bích" sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tư duy của học sinh thì có nhiều phụ huynh lại cho rằng, mọi người đang suy nghĩ quá rắc rối và phức tạp hóa mọi chuyện.

"Tuy mình đang không có con học lớp 1 nhưng khi nhìn vào những hình ảnh này, nhiều người cho rằng nó là gợi nhớ đến bộ bài Tây thì theo tôi đó là một suy nghĩ khá phức tạp. Bản thân các bé học lớp 1, tư duy rất trong sáng chưa thể hình dung đến việc này", chị P.T.N. cho hay.

Đồng thời, chị N. cũng chia sẻ thêm: "Nhìn vào mấy hình kia, tôi đơn thuần liên tưởng đến hình trái tim, hình thoi và những chiếc cây có 3 lá. Các bậc phụ huynh có đang suy nghĩ quá không?".

"Chẳng phải chờ vào lớp 1, em đã dạy con em biết mấy cái đó trước rồi. Chơi bài là 1 hình thức giải trí, giúp trí não tốt hơn. Còn hơn là xem tivi rất nhiều.chỉ là dạy con giải trí thôi mà. Bác đừng gắn ý nghĩ của mình vào trẻ con ạ!", một người khác bình luận dưới bài đăng.

Gần 40 năm qua SGK tiểu học thay đổi thế nào?

Sau khi thống nhất đất nước, năm 1981, Việt Nam có cuốn sách học vần đầu tiên dùng chung cho cả nước. Đến nay, diện mạo sách giáo khoa trải qua rất nhiều thay đổi.

Gan 40 nam qua SGK tieu hoc thay doi the nao?
 Từ khi đất nước thống nhất đến nay, sách giáo khoa tiểu học trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - hai đợt thay đổi sách giáo khoa lớn nhất là vào năm 1981 và năm 2002. Ảnh: Sách Học Vần lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1977.

Vì sao người dân Nhật Bản ủng hộ sách giáo khoa điện tử?

(Kiến Thức) - Nhật Bản là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Vào tháng 3/2018, nội các Nhật Bản đề xuất dự luật cho phép sử dụng sách giáo khoa điện tử. Chính phủ Nhật Bản quy định từ năm 2020 tất cả các trường đều phải có sách giáo khoa điện tử.

Nền giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là tiên tiến. Học sinh theo học tại các bậc học ở Nhật Bản đều được đào tạo để trở thành những công dân hội tụ các phẩm chất: có đức, trí, thể, thực và trở thành công dân toàn cầu. Để thực hiện điều này, Nhật Bản đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc miễn học phí và cấp phát sách giáo khoa miễn phí cho học sinh từ lớp 1 - 9 (giáo dục nghĩa vụ).