Cổ phiếu Vinhomes tăng đến 110.500 đồng ngày đầu chào sàn

Chào sàn với mức giá tham chiếu là 92.100 đồng/cổ phiếu, ngay sau đó cổ phiếu Vinhomes đã tăng hết biên độ, lên mức 110.500 đồng.

Thị trường chứng khoán trong phiên hôm nay đón nhận tân binh mới là VHM của Công ty cổ phần Vinhomes. VHM đưa 2,67 tỷ cổ phiếu giao dịch tại HoSE với giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên là 92.100 đồng/cổ phiếu, trở thành một trong những doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD trên sàn HoSE.
Trước đó, khi công bố thông tin liên quan đến việc niêm yết cổ phiếu Vinhomes VHM trên HoSE, Vinhomes ước tính giá trị vốn hóa khoảng 250.000 tỷ đồng, tương đương gần 11 tỷ USD.
Đây cũng là cái tên nhiều nhà đầu tư chờ đợi thời gian qua.
Vinhomes đang phát triển hàng chục dự án bất động sản cao cấp, phần lớn tại Hà Nội và TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.
 Vinhomes đang phát triển hàng chục dự án bất động sản cao cấp, phần lớn tại Hà Nội và TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, cổ phiếu này đã được kéo lên mức giá trần, tương ứng 110.500 đồng/cổ phiếu, tăng 20% so với giá tham chiếu chào sàn. Tuy nhiên, do đây là phiên đầu tiên chào sàn nên đà tăng của VHM không ảnh hưởng đến điểm số của VN-Index, mà chỉ có tác động về mặt tâm lý.
Vinhomes là công ty trực tiếp phát triển mảng bất động sản của tập đoàn Vingroup và các công ty thành viên. Công ty này triển khai hàng chục dự án bất động sản tại 40 tỉnh thành trên cả nước, với tổng tài sản đạt 94.693 tỷ đồng.
Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Vingroup, đơn vị phát triển bất động sản của tập đoàn này hiện vận hành 12 dự án bất động sản cao cấp với hơn 31.000 căn hộ tính đến cuối năm 2017, phần lớn tại Hà Nội và TP.HCM.
 
Vinhomes có vốn điều lệ 26.796 tỷ đồng, được cơ cấu lại để trở thành công ty trực tiếp phát triển mảng bất động sản của Vingroup và các công ty thành viên. Tính tới ngày 8/2/2018, Vingroup sở hữu 69,67% vốn Vinhomes.
Năm 2017, Vinhomes đạt doanh thu 15.297 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.565 tỷ đồng.
Năm 2018, công ty này đặt kế hoạch doanh thu thuần 24.614 tỷ đồng, tăng 61%; lợi nhuận sau thuế 17.576 tỷ đồng, gấp 11 lần năm trước và tỷ lệ cổ tức chi trả cho năm 2019 dự kiến khoảng 20-30%.
Từ năm 2018, Vinhomes dự kiến tập trung phát triển các dự án bất động sản nhà ở mang thương hiệu Vinhomes và VinCity theo hướng tái cấu trúc tập trung hóa các hoạt động kinh doanh. Theo BCTC chưa kiểm toán quý I của VHM, cho thấy công ty có doanh thu đạt 10.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 4.000 tỷ đồng.
Trước khi Vinhomes có quyết định niêm yết, vào cuối tháng 4, quỹ đầu tư thuộc chính phủ Singapore GIC đã trở thành cổ đông lớn, nắm giữ 5,74% vốn tại công ty này, sau khi mua gần 154 triệu cổ phần với mức giá mua không được tiết lộ.
Tuy nhiên, tổ chức này đã đầu tư tổng cộng 1,3 tỷ USD vào Vinhomes dưới hai hình thức, là mua cổ phần và cung cấp công cụ nợ (như khoản cho vay) để công ty thực hiện các dự án.

Chỉ 990 triệu đồng sở hữu căn hộ Vinhomes Golden River

(Kiến Thức) - Chỉ với 990 triệu đồng, khách hàng đã có thể sở hữu căn hộ cao cấp tại Dự án Vinhomes Golden River (Quận 1, TP HCM) khi tham gia vay vốn tại VietinBank.

Từ nay tới 30/8/2016, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng vay mua nhà dự án Vinhomes Golden River với lãi suất chỉ từ 0% trong thời gian ưu đãi, thời gian ân hạn nợ gốc lên đến 24 tháng.
Với chính sách cho vay lên đến 75% giá trị hợp đồng, khách hàng chỉ cần có 990 triệu đồng để sở hữu căn hộ cao cấp Vinhomes Golden River và được VietinBank miễn phí trả nợ trước hạn trong thời gian ưu đãi lãi suất. Hơn thế, VietinBank tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn trong thời gian tối đa lên đến 20 năm, giúp khách hàng có kế hoạch trả nợ linh hoạt, phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.

Xem đại gia Vingroup trồng dưa sạch siêu ngon trong nhà kính

(Kiến Thức) - Đại gia Vingroup trồng dưa sạch trong nhà kính như thế nào? 10 loại dưa siêu ngon sắp ra mắt có gì đặc biệt? Hãy theo dõi thông tin được bật mí dưới đây.

Xem dai gia Vingroup trong dua sach sieu ngon trong nha kinh
 Hiện tại, rất nhiều người đang ngóng chờ để mua được các loại dưa sạch do Đại gia Vingroup trồng trong nhà kính chuẩn bị ra mắt lần đầu tiên ở nước ta. Ảnh: Vineco.

Ngoài đất vàng Lê Duẩn, “sức khỏe” những dự án khác của Kinh Đô ra sao?

(Kiến Thức) - Dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng mảng bất động sản của Công ty CP KIDO (HOSE: KDC) (trước kia là Kinh Đô) lại khá mờ nhạt. Không ít các dự án có sự tham gia của KDC bị trễ tiến độ, phải chuyển nhượng hoặc đang "trùm mền".

Vụ việc Thanh tra Chính phủ phanh phui vụ mua đất công giá rẻ tại dự án Lavenue Crown đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Lavenue Crown vốn được kỳ vọng là biểu tượng mới của thành phố nhưng đến nay, dự án này vẫn dang dở, khiến khu đất vàng chỉ là bãi giữ xe, gây xót xa trong dư luận. 

Vụ đất vàng cho thuê rẻ mạt: ông Nguyễn Thành Tài có trách nhiệm. Nguồn: Tuổi trẻ.

Trong vụ việc này, Công ty KIDO (trước kia là Kinh Đô) được biết đến với vai trò đang là cổ đông chiếm tới 50% cổ phần dự án, sau khi được 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương chuyển nhượng phần góp vốn từ năm 2010.

Công ty TNHH Đầu tư KIDO được thành lập năm 2002. Năm 2005, KDC niêm yết trên HOSE. Hoạt động chính của KDC là bán buôn thực phẩm và mua bán nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, từ năm 2006, KDC đã thể hiện tham vọng lấn sân vào lĩnh vực bất động sản. Song, có vẻ như bước tiến này chưa được thành công như kỳ vọng, khi tên tuổi doanh nghiệp này gắn với hai dự án dang dở, phải chuyển nhượng cho đơn vị khác.

Dự án Tân An Phước

Thông tin trên VietnamBiz cho biết, KDC có văn phòng và nhà máy tại khu đất có tổng diện tích 49,420 m2 tại phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức. Khu đất này được UBND TPHCM giao cho Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô vào năm 2004 dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất của khu đất này cho KDC với giá chuyển nhượng bằng số tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước.

Năm 2006, KDC có kế hoạch xây dựng dự án tại khu đất này thành khu nhà ở cao tầng. Các căn hộ trong dự án này, một phần dành ưu tiên cho cán bộ, nhân viên của Công ty Kinh Đô (nay là Mondelez Kinh Đô) có nhu cầu về nhà ở, một phần làm quỹ tái định cư cho các dự án do KDC làm chủ đầu tư tại TPHCM, số còn lại sẽ đưa vào kinh doanh thu hồi vốn. Vốn đầu tư dự kiến cho dự án này tại thời điểm đó là 1,071 tỷ đồng.

Đến 2009, KDC đã đánh giá lại lô đất tại địa chỉ 6/134 QL13 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, góp vốn vào Công ty Tân An Phước để phát triển dự án. Tại thời điểm đó, KDC cho biết đã hoàn tất việc tháo dỡ nhà xưởng, giải phóng mặt bằng, đồng thời gấp rút hoàn tất hồ sơ thiết kế và các bước để chuẩn bị khởi công trong quý 3/2010.

Tuy nhiên, đến khi KDC đã chuyển nhượng xong dự án này thì Tân An Phước vẫn là bãi đất gần như trống không (trừ khu văn phòng cũ ở một góc đường), cỏ mọc cao quá đầu người.

Ngoai dat vang Le Duan, “suc khoe” nhung du an khac cua Kinh Do ra sao?
 Cổng vào dự án tại địa chỉ tại 6/134 QL13 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức (Hình ảnh ngày 15/11/2017). Ảnh: Vietnambiz.

Sau nhiều năm "lay lắt", đến tháng 11/2017, Hội đồng quản trị KDC đã họp và ra quyết định chuyển nhượng 80% vốn góp tại Công ty TNHH Tân An Phước cho các đối tác. Thương vụ này giúp KDC thu về 400 tỷ đồng, tính theo giá trị sổ sách trên báo cáo tài chính quý III. 2017 của KDC.

Như vậy, sau 12 năm với bao lần khởi công hụt, KDC đã chính thức từ bỏ dự án tại khu đất số 6/134, Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức.

SJC Tower

Tham vọng của KDC ở mảng bất động sản còn thể hiện ở việc góp vốn làm dự án Cao ốc văn phòng SJC– Lê Lợi (SJC Tower). Dự án này nằm tại khu tứ giác 4 mặt tiền đường Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rộng 4.000m2 với tổng mức đầu tư hơn 100 triệu USD. Tòa nhà này được thiết kế với 6 tầng hầm và 54 tầng nổi. Chủ đầu tư dự án SJC Tower là Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương.

Tuy nhiên, tháng 7/2017, KDC cũng phải chuyển nhượng 50% vốn góp tại đây cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) để thu về 425 tỷ đồng. Đây bị coi là một thương vụ sai lầm của KDC.

Bên cạnh đó, KDC còn góp vốn vào CTCP Địa ốc Kinh Đô (đã đổi tên thành CTCP Địa ốc KIDO, KIDO Land). Ông Trần Kim Thành – Chủ tịch HĐQT KDC và ông Trần Lệ Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT KDC lần lượt là Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT của KIDO Land. Theo thông tin trên website, Địa ốc Kinh Đô có dự án Cộng Hòa Garden tọa lạc tại số 20 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM với quy mô 3ha gồm 5 block cao từ 13 – 15 tầng tổng diện tích sàn xây dựng hơn 130.000m2.