Tân binh sàn HOSE NO1 kinh doanh như thế nào?

Ngày 28/11 là ngày đầu tiên mã NO1 của CTCP Tập đoàn 911 chào sàn HoSE. Trong ngày giao dịch đầu tiên, NO1 chốt phiên đạt 10.450 đồng/CP, tăng 4,5% so với mốc tham chiếu, thanh khoản đạt 681.600 đơn vị.

Theo tìm hiểu, NO1 tiền thân là CTCP Thiết bị Nền móng 911, ra đời vào ngày 22/3/2011. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

Vốn điều lệ tại thời điểm NO1 thành lập là 3 tỷ đồng, tương đương 300.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trải qua 5 lần tăng vốn (từ tháng 12/2016 – tháng 6/2021), công ty tăng mạnh vốn từ 3 tỷ đồng lên 240 tỷ đồng. Trong đó, lần cuối tăng vốn gần nhất vào tháng 6/2021, NO1 đã thực hiện chào bán lần đầu ra công chúng 5,5 triệu cổ phiếu, giá phát hành 10.000 đồng/CP.  

Tính đến tháng 9/2022, cơ cấu cổ đông chỉ gồm 2 cá nhân nắm trên 5% vốn công ty gồm: Ông Lưu Đình Tuấn (20,83%) – Chủ tịch HĐQT công ty, ông Bùi Việt Bắc (7,5%). Tuy vậy, về cơ bản gia đình Chủ tịch HĐQT là nhóm cổ đông lớn nhất tại NO1 khi nắm tổng cộng 30,36% vốn công ty. Theo đó, ngoài ông Tuấn, đó là các cá nhân: Bà Nguyễn Thị Thơm (2,5%) – em vợ, Lê Xuân Hoàng (3,12%) – chồng bà Thơm, Nguyễn Thị Thơ (0,9%) – em gái bà Thơm, Nguyễn Văn Chinh (3,01%) – em rể bà Thơm.

Số cổ phần mà gia đình ông Lưu Đình Tuấn sở hữu có thể cao hơn nhiều so với trên giấy tờ. Theo đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của NO1 (tổ chức vào tháng 6/2022) ghi nhận cơ cấu cổ đông công ty khá cô đặc khi chỉ 31 cổ đông tham gia, đại diện hơn 19,5 triệu cổ phần (tương đương 81,4% tổng số cổ phần NO1).

Co phieu tan binh san HOSE NO1 kinh doanh nhu the nao?
Trụ sở Tập đoàn 911. Ảnh: 911.

Ông Lưu Đình Tuấn SN 1979, gốc Thanh Hóa. Trong giai đoạn tháng 7/2001 – tháng 12/2010, ông nắm các vị trí Cán bộ kỹ thuật, Phó phòng kinh doanh, Giám đốc kinh doanh tại Công ty TNHH Lexim; đến tháng 3/2011- nay, ông làm Tổng giám đốc rồi sau đó là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911.

Sự chi phối của nhà Chủ tịch HĐQT còn được thể hiện qua loạt các giao dịch với NO1.

Trong năm 2020, NO1 chi 30 tỷ đồng mua bất động sản đầu tư từ Chủ tịch HĐQT Lưu Đình Tuấn. Đó là một căn hộ nằm tại khu Đô thị mới Việt Hưng, phường Giang Biên, TP. Hà Nội. Công ty cho biết đây là bất động sản đầu tư chờ tăng giá.

Ngoài ra, NO1 trong năm này còn có giao dịch bán hàng 17,4 tỷ đồng cho CTCP Thiết bị 365 (ông Lê Xuân Hoàng – chồng bà Thơm là Giám đốc) và 2,7 tỷ đồng CTCP Thiết bị XD Hoàng An Phát (Bà Nguyễn Thị Thơ – em gái bà Thơm là Giám đốc). Bên cạnh đó, công ty cũng mua hàng từ Công ty TNHH Thiết bị Minh Anh (em trai Chủ tịch HĐQT, ông Lưu Đình Tú là Giám đốc) 2,4 tỷ đồng.

Năm 2021, NO1 tiếp tục bán hàng cho CTCP Thiết bị 365 tổng giá trị 35,6 tỷ đồng; mua hàng từ Hoàng An Phát 40,8 tỷ đồng; mua hàng từ CTCP Zoom Việt Nam (ông Lê Xuân Hoàng là Giám đốc) 3,5 tỷ đồng.  

NO1 kinh doanh thế nào?

Quy mô tài sản, cũng như doanh thu, lợi nhuận của VMC tính riêng năm 2021 nằm ở mức khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Co phieu tan binh san HOSE NO1 kinh doanh nhu the nao?-Hinh-2

 

Theo đó, có thể thấy, giá trị tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ và doanh thu thuần năm 2021 của Công ty chỉ đứng sau CTCP Vimeco (HNX: VMC). Còn lãi ròng xét theo giá trị tuyệt đổi thì hơn tất cả các doanh nghiệp.

ROE năm 2021 của NO1 đạt 6,6%, thấp hơn GMA (6,9%) và APL (13,5%). Xét về ROA, chỉ số tài chính này của NO1 đạt 3,57%, thấp hơn duy nhất GMA (4,95%).

Tính riêng quý III/2021, doanh thu thuần NO1 đạt 849 tỷ đồng, tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái; lãi sau thuế hơn 26,6 tỷ đồng, gấp 8,4 lần. NO1 giải trình cho biết doanh thu tăng mạnh nhờ vào

Theo giải trình của NO1, doanh thu tăng mạnh nhờ việc ký kết hợp đồng bán 60 máy xúc đào bánh xích của CTCP Đầu tư và Xây dựng TPC để phục vụ Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh - Vinhomes Hạ Long Xanh, do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, với giá trị gần 754 tỷ đồng vào ngày 27/05. Đến ngày 9/8/2022, công ty bàn giao xong số lượng máy xúc đào trên và ghi nhận doanh thu gần 754 tỷ đồng, chiếm 88,83% tổng doanh thu.

Tính chung 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần NO1 đạt gần 1,149 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ; lãi ròng hơn 37 tỷ đồng, gấp 3,6 lần. Tính ra, NO1 đã lần lượt hoàn thành 44% chỉ tiêu doanh thu năm và vượt 68% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản NO1 tính đến ngày 30/9/2022 là 1.133 tỷ đồng (gấp 2,9 lần đầu năm), chủ yếu nhờ vào tiền gửi có kỳ hạn với hơn 635 tỷ đồng (đầu năm không ghi nhận).  

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả tăng gấp 4,6 lần đầu năm, lên hơn 831 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là do kỳ này phát sinh phải trả người bán ngắn hạn với đối tác Xuzhou Construction machinery group im & ex (694 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và DV Hiếu Mai (11,9 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xây dựng Phương Bắc (10,7 tỷ đồng)….

Chứng khoán ngày 29/11: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 29/11.

Khuyến nghị mua SAB với giá mục tiêu 219.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Giảm giá mục tiêu đi 6% nhưng giữ nguyên khuyến nghị MUA đối với Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB).

EVN có thể lỗ gần 65.000 tỷ đồng năm 2022

(Vietnamdaily) - Theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm, thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.

Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn về năng lượng. Mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn, nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu điện tăng trưởng cao và đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế cả nước.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự tạo đáy?

(Vietnamdaily) - BSC nhận định VN-Index đang có nhiều cơ hội để vượt ngưỡng 1.000 điểm để bước tiếp ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.050 điểm trong một vài tuần tới.

Đóng cửa phiên 28/11, VN-Index tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm, HNX-Index tăng 7,29 điểm (3,71%) lên 204,06 điểm, UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (2,37%) đạt 70,03 điểm.

Phiên này là một phiên tăng có sự ủng hộ của nhiều yếu tố khi dòng tiền lan tỏa đều đã kéo VN-Index vượt qua mốc tâm lý 1.000 điểm. Như vậy sau 3 tuần kể từ khi rớt khỏi mốc này phiên 4/11 (đóng cửa tại mức 997,x điểm), VN-Index đã được kéo trở lại cao điểm này sau 2 phiên bứt phá kể từ cuối tuần trước. 

Thị trường về cơ bản hồi phục khá đúng dự báo của các công ty chứng khoán khi đã vượt được cả MA20 và mốc tâm lý 1.000 điểm trong cùng ngày. Do đó, VN-Index để ngỏ kỳ vọng đã tạo đáy và có thể sẽ test lại mốc 1.000 điểm trong một vài phiên tới.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC đưa ra một số chỉ tiêu nhận diện quá trình hình thành đáy của VN-Index trong thị trường giá giảm, trong đó có dấu hiệu của chỉ số định giá P/E. Từ việc quan sát diễn biến P/E một số thị trường chứng khoán khác khi tạo đáy, BSC thực hiện liên hệ với Việt Nam.