Cổ phiếu Sacombank “lên đỉnh” từ khi sáp nhập với SouthernBank

Sau hơn một năm rưỡi sáp nhập giữa Sacombank và SouthernBank (tháng 10/2015), lần đầu tiên cổ phiếu STB của Sacombank trở về mệnh giá thời điểm trước sáp nhập.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 9.6, cổ phiếu STB đã tăng thêm 400 đồng/CP, lên mức 14.200 đồng/CP (tăng 2,9%) so với phiên giao dịch ngày hôm trước; số lượng cổ phiếu STB khớp lệnh cũng đạt gần 6 triệu cổ phiếu. Đáng chú ý, đây là mức giá “đỉnh” nhất của cổ phiếu STB kể từ khi chính thức sát nhập với Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank).
Co phieu Sacombank “len dinh” tu khi sap nhap voi SouthernBank
 Cổ phiếu Sacombank trở về mức trên 14.000 đồng/CP sau hơn một năm rưỡi sát nhập với SouthernBank (Ảnh: IT)
Còn nhớ, thời điểm khi Sacombank chính thức ký biên bản sáp nhập với SouthernBank (tháng 10.2015), mệnh giá cổ phiếu STB quay đầu giảm mạnh từ vùng giá 16.000 -.18.000 đồng/CP xuống mức dưới 14.000 đồng/CP. Từ đây, STB liên tục giảm “không phanh” xuống mức 10.000 đồng/CP, thậm chí có thời điểm giảm xuống dưới mệnh giá, chỉ còn 7.400 đồng/CP sau khi hàng loạt những vấn đề về nợ xấu của Sacombank được công bố.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, cổ phiếu STB của Sacombank bật tăng trở lại. Nguyên nhân khiến cổ phiếu STB tăng mạnh đến từ đề án tái cơ cấu nhà băng này được công bố với những “ưu ái” về cơ chế xử lý nợ xấu đến từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; đặc biệt là yếu tố về nhân sự cấp cao có khả năng về tham gia bộ máy điều hành Sacombank khiến cổ phiếu STB có nhiều phiên tăng mạnh.
Cụ thể, mới đây nhất là thông tin nhiều khả năng ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Him Lam, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lienviet PostBank) sẽ về tham gia vào HĐQT Sacombank (ứng viên cho chức Chủ tịch HĐQT), đã khiến cổ phiếu STB tăng từ mức giá 12.400 đồng/CP lên mức 14.200 đồng/CP (4 phiên tăng, trong đó có 1 phiên tăng trần).
Tỷ lệ giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu STB cũng tăng mạnh so với thời gian trước đó với tỷ lệ trung bình vào khoảng 6 triệu đơn vị/phiên.
Ngoài Sacombank, trong phiên giao dịch hôm nay, đồng loạt các mã cổ phiếu ngân hàng khác như: EIB, ACB, VCB, BID, CTG, MBB… cũng là tâm điểm chú ý của thị trường khi có phiên tăng giá mạnh. Trong đó, nổi bật là mã EIB của Eximbank có thời điểm đã tăng kịch trần. Đến cuối phiên sáng, EIB đã tăng tới 12.400 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 800 nghìn đơn vị, tăng mạnh so với nhiều phiên trước khi EIB chỉ giao dịch khớp lệnh từ vài chục nghìn đến khoảng 300 - 400 nghìn cổ phiếu mỗi phiên.
Theo đánh giá của một chuyên gia phân tích đến từ Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), dòng tiền đang đổ mạnh vào các cổ phiếu ngân hàng khiến nhóm cổ phiếu này tăng giá mạnh thời gian gần đây. Có thể kể đến đà tăng mạnh của các mã như: STB của Sacombank tăng khoảng 20% trong vòng 1 tháng; ACB tăng 55% trong vòng 6 tháng; MBB của Ngân hàng Quân đội tăng 45% trong vòng 3 tháng; VIB cũng tăng khoảng 20%...
“Đáng lưu ý là khối lượng giao dịch khớp lệnh trong các phiên gần đây của các mã cổ phiếu ngân hàng cũng tăng mạnh, chẳng hạn trong phiên giao dịch ngày 7.6 vừa qua, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đã có hơn 9,7 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá hơn 250 tỷ đồng, gấp khoảng gần 10 lần so với các phiên trước đó. Tương tự, STB của Sacombank cũng có phiên giao dịch ấn tượng ngày 6.6 với gần 13,5 triệu cổ phiếu chuyển nhượng với giá trị gần 180 tỷ đồng, cao gấp hơn 10 lần so với các phiên trước đây...”, chuyên gia này dẫn chứng.

Ai sẽ ngồi “ghế nóng” chủ tịch Sacombank?

Sau hai tuần rộ lên thông tin về nhà đầu tư sẽ “ra - vào” tại Sacombank, tình hình đang trở nên yên ắng. 

Ai se ngoi “ghe nong” chu tich Sacombank?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chậm tái cơ cấu Sacombank? 

Vướng nợ xấu khủng, Sacombank còn thiệt hại tiền tỷ vì sai phạm

(Kiến Thức) - Bên cạnh những thông tin về nợ xấu "khủng" thì không ít lần ngân hàng Sacombank bị thiệt hại tiền tỷ do sai phạm quản lý, gây xôn xao dư luận.

Mới đây, tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng công bố, ba ngân hàng thương mại cổ phần là ACB, MBBank và Vietinbank là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua. Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất. 

Tuy nhiên, không chỉ vướng vụ việc trên khiến khách hàng dừ chừng khi đặt niềm tin vào ngân hàng này, mà theo tìm hiểu của Kiến Thứcngân hàng Sacombank từng "dính" một sai phạm khiến dư luận xôn xao.

Vuong no xau khung, Sacombank con thiet hai tien ty vi sai pham
 Ảnh minh họa: Internet.

 Sacombank thiệt hại hơn 800 tỉ đồng do sai phạm quản lý

Theo thông tin đăng tải trên baohaiquan.vn, tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm 2013 tại TP.HCM vào ngày 25/4, ông Nguyễn Tấn Thành – Trưởng Ban Kiểm soát của Sacombank đã công bố chính thức kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hoạt động của Sacombank. Trong đó, Thanh tra NHNN kết luận Sacombank hoạt động an toàn, lành mạnh, là thương hiệu lớn,có uy tín trên thị trường và trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 một số cán bộ của Sacombank đã có những quyết định kinh doanh trái quy định.