Cổ phiếu HAP tăng trần 10 phiên liên tục, Hapaco nói gì?

(Kiến Thức) - Giá cổ phiếu này tăng hơn 2 lần lên 6.770 đồng/cp khi chốt phiên 21/8. Thanh khoản cổ phiếu cũng nhảy vọt từ khoảng 70.000 cổ phiếu lên hơn 6 triệu cổ phiếu.

CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP) vừa có văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM về việc giá cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp từ ngày 6-19/8.

Theo giải trình, giá cổ phiếu HAP tăng trần 10 phiên liên tiếp do việc cung cầu của thị trường, quyết định mua bán cổ phiếu là do các nhà đầu tư quyết định nằm ngoài tầm kiểm soát của Hapaco. Công ty không có sự tác động đến giá giao dịch trên thị trường.

HAP là 1 trong 3 mã cổ phiếu niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày 20/7/2000 với vốn điều lệ ban đầu ở mức 11 tỷ đồng, hiện tại vốn điều lệ đã tăng lên 556 tỷ đồng.

Trong 20 năm qua, cổ phiếu HAP gần như đi ngang quanh mức 3.000 đồng/cp. Tuy nhiên giá cổ phiếu này tăng hơn 2 lần lên 6.770 đồng/cp khi chốt phiên 21/8. Thanh khoản cổ phiếu cũng nhảy vọt từ khoảng 70.000 cổ phiếu lên hơn 6 triệu cổ phiếu.

Co phieu HAP tang tran 10 phien lien tuc, Hapaco noi gi?
 

Mới đây, HĐQT Hapaco thông qua chương trình họp ĐHĐCĐ bất thường dự kiến vào cuối năm 2020 thực hiện 4 dự án đầu tư phát triển gồm Dự án dây truyền sản xuất giấy tissue, Bệnh viện đa khoa quốc tế Việt - Hàn, Trung tâm thương mại quốc tế, Toà nhà văn phòng cho thuê với quy mô vốn tới 3.299 tỷ đồng.

HĐQT cũng đã phân công từng thành viên cho công tác chuẩn bị đầu tư đón đầu cơ hội trong bối cảnh kinh tế hiện nay và chính sách nới lỏng tiền tệ trên thế giới cũng như Việt Nam. Ngoài ra, mọi hoạt động của Hapaco hiện đang ổn định, tạo lợi nhuận cho cổ đông và trả cổ tức hàng năm đầy đủ cho cổ đông.

Kể từ khi công khai tài chính đến nay, quy mô doanh thu của tập đoàn này chưa bao giờ vượt quá 500 tỷ đồng. Về lợi nhuận, Công ty đạt đỉnh năm 2007 với mức gần 98 tỷ đồng nhưng cũng nhanh chóng lỗ lớn hơn 64 tỷ đồng năm 2008.

Năm 2020, Hapaco đặt kế hoạch tăng sản lượng giấy các loại 5-10%, tổng doanh thu tăng 31% lên 493 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 17% lên gần 30 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận bán niên chỉ mới đạt gần 10 tỷ đồng, giảm phân nửa so với cùng kỳ và thực hiện 33% kế hoạch năm.

Nữ đại gia giàu nứt đố đổ vách “thay chồng như thay áo”

(Kiến Thức) - Trước đây, nữ đại gia Thái Lan từng sở hữu nhiều công ty nhưng hiện bà kiếm tiền chủ yếu bán hàng online và tham gia một số chương trình truyền hình.

Nu dai gia giau nut do do vach “thay chong nhu thay ao”
Nữ đại gia Thái Lan Leena Jungjanya được nhiều biết đến nhiều nhất bởi lịch sử tình trường phong phú. Tính đến đầu năm 2019, Leena Jungjanya đã ly hôn người chồng thứ 14 và vẫn tiếp tục tìm một người chồng trẻ khác. 

Gia đình bà Chu Thị Bình sắp nhận gần 160 tỷ đồng tiền mặt

Với gần 79 triệu cổ phiếu, ông Lê Văn Quang, bà Chu Thị Bình cùng các con sẽ nhận về 158 tỷ đồng tiền mặt trong đợt chia cổ tức 2018 bổ sung của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Lê Văn Quang vừa ký nghị quyết thông qua việc chia thêm cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt. Tỷ lệ chia cổ tức là 20%, tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận chưa phân phối của công ty.

“Bé hạt tiêu” Bến xe Miền Tây mạnh cỡ nào... trả cổ tức tỷ lệ 516%?

(Kiến Thức) - Công ty CP Bến xe Miền Tây đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 516% bằng tiền, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp giữ vị trí dẫn đầu về trả cổ tức cao nhất trên sàn chứng khoán. Việc chi trả chia làm 2 đợt vào cuối tháng 7 và đầu tháng 10/2020.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đại chúng đã công bố lịch chia cổ tức năm 2019 cho cổ đông. Trong đó, Công ty CP Bến xe Miền Tây (mã: WCS) đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 516% bằng tiền, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp giữ vị trí dẫn đầu về trả cổ tức cao nhất trên sàn chứng khoán.
Tổng số tiền Bến xe Miền Tây chi trả cổ tức lần này là 129 tỷ đồng. Việc chi trả chia làm 2 đợt vào cuối tháng 7 và đầu tháng 10/2020. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế 2019 và lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước.